Cô bé nhà bên (có ai ngờ đọc hiểu)

Nhà thơ Giang Nam

Từ câu hỏi “Cô bé nhà bên” là ai, nhà thơ Giang Nam bất ngờ nói ngay: “Đó là vợ tôi”. Thi nhân cho biết xúc cảm “đau xé lòng anh chết nửa con người” xuất phát từ một… tin báo nhầm.

“Cô gái nhà bên là vợ tôi”

Nhà thơ Giang Nam [tên thật Nguyễn Sung] sống trong ngôi nhà trên đường Yersin ngay trung tâm thành phố biển Nha Trang, rào cao cổng kín, có giàn hoa giấy phủ dày.

Tôi bấm chuông, cô giúp việc bảo cụ có nhà, rồi ra dấu chỉ cụ ông đang ngồi đọc báo trên thềm hiên. Nhưng vừa nghe giới thiệu khách là nhà báo, cụ huơ tay, lắc đầu dứt khoát rằng cụ sẽ không nói bất cứ điều gì, rằng có quá nhiều chuyện tế nhị cụ đã lên tiếng nhiều lần trước đây rồi, giờ thì không nói lời nào nữa…

Thì ra, vị nguyên lãnh đạo có uy tín của tỉnh Khánh Hòa này thường được báo chí tìm đến phỏng vấn những khi chính quyền tỉnh nhà gặp “chuyện lình xình”. Không ít lần người ta lợi dụng gán vào cụ những điều mà cụ không hề nói và không nói như thế…

Tôi cố gắng phân bua rằng chỉ muốn được tỏ tường bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam. Cụ mới hồi tâm chế trà, mời khách ngồi ghế, từng mạch chuyện chậm rãi lần hồi. “Cô gái nhà bên à?”, cụ hỏi tôi rồi đột ngột vào nhà, thắp nén nhang lên bàn thờ và thỉnh di ảnh cụ bà xuống ôm vào lòng.

“Đây, bà ấy đây, là vợ tôi, mất đã sáu năm rồi”. Cụ giới thiệu người vợ mình tên là Phạm Thị Chiều, nhỏ hơn mình hai tuổi, quê ở Cửa Bé [phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang]. Đôi mắt nhìn về xa xăm, dòng ký ức oanh liệt và tình yêu lãng mạn một thời khói lửa chiến tranh quay về trong lão nhà thơ. Cụ tâm sự mình hoạt động cách mạng năm 1946, rồi gặp cô Chiều xinh đẹp nhất ở Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa hồi ấy đóng tại vùng núi giáp ranh Khánh Hòa, Phú Yên. “Ánh mắt nhìn và nụ cười khúc khích của cô ấy kể từ đó xâm chiếm lấy tôi” – nhà thơ kể về tình ý buổi đầu.

Năm 1954, Giang Nam xin không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động địa phương. Họ ước hẹn cưới nhau sau khi hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Nam – Bắc theo Hiệp định Genève. Cụ kể: “Tuy nhiên, tổng tuyển cử đã không diễn ra. Do đó năm 1956, chúng tôi cưới nhau tại Lạc An [thuộc thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa giờ].

Đám cưới đơn sơ, chỉ có ít bánh kẹo và nước trà nhưng vô cùng hạnh phúc và vui vẻ với đồng đội. Cưới hôm trước thì hôm sau Chiều về lại Vĩnh Trường ở Nha Trang để hoạt động hợp pháp, còn tôi quay về căn cứ Đá Bàn [Ninh Hòa] tiếp tục kháng chiến…”.

Thơ chảy ra tâm trạng mất tất cả!

Sau thời gian công tác bí mật tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, Giang Nam được tổ chức đưa ra hoạt động hợp pháp với tên giả Nguyễn Sớm, làm thuê cho một xưởng cưa ở phía nam cầu Hà Ra [TP Nha Trang]. Dù chỉ cách nhà vợ vài cây số nhưng hai vợ chồng không thể gặp nhau.

Khoảng 1957-1958, một kẻ phản bội chỉ điểm cơ sở cách mạng, cả Giang Nam lẫn vợ phải vào Nam tiếp tục hoạt động. Duyên phận đưa đẩy họ đoàn tụ tại Đồng Nai. “Chúng tôi thuê căn nhà lá nhỏ trong một xóm lao động nghèo ở Biên Hòa để ở.

Hằng ngày vợ tôi đi bán bánh bò ngoài chợ, còn tôi làm thuê cho một tư sản thầu khoán người Việt”. Người con gái đầu lòng của tình yêu ra đời. Thế rồi, hạnh phúc chẳng tày gang, Giang Nam được lệnh rút về căn cứ Hòn Dù [Khánh Hòa] hoạt động. Ít tháng sau ông bàng hoàng trước hung tin vợ con bị bắt và thủ tiêu.

“Hôm ấy, anh phó bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa gọi tôi gặp riêng và thông tin rằng vợ và đứa con gái 10 tháng tuổi của tôi bị bắt bỏ tù năm trước đó tại Sài Gòn, sau bị chúng thủ tiêu, không tìm thấy xác. Bàng hoàng, đau xót tận cùng và cảm xúc mãnh liệt, tôi viết Quê hương trong tâm trạng mất hết cả rồi! Viết dưới ánh đèn dầu tại căn cứ của Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới chân núi Hòn Dù” – nhà thơ hồi tưởng. Bài thơ Quê hương sau khi chuyển ra Hà Nội đã được đăng và trao giải nhì cuộc thi thơ của Tạp chí Văn Nghệ năm 1961…

Nhà thơ Giang Nam và vợ – bà Phạm Thị Chiều

Người vợ và… nhiều cô du kích

Đã ngoài 90 tuổi, nhà thơ Giang Nam vẫn khỏe, đi lại chắc chắn mà không cần chống gậy như lẽ thường tình. Cụ rất minh mẫn và có trí nhớ tuyệt vời, trò chuyện hóm hỉnh. Dưới mái hiên nhà, bên chén trà và câu chuyện không thôi giữa ký ức và thực tại xen lẫn, cụ kể chuyện cũ gia đình, chuyện thời trẻ thơ ở quê, tháng năm kháng chiến…

Cuối năm 1961, khi đang ở căn cứ tại Củ Chi [TP.HCM], cụ bất ngờ biết vợ con vẫn còn, đã về quê tại Nha Trang sinh sống an toàn. Tòa án binh không đủ cơ sở buộc tội bà là vợ cộng sản nên trả tự do ngay tại tòa. “Cái tin sai tạo ra sự bất ngờ người yêu thương sống lại” – Giang Nam kể cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt và làm tiếp một mạch hai bài thơ: Ngày mai đi đón em và Con còn sống.

Chuyện đang liền mạch, nhà thơ Giang Nam bỗng tạm dừng để ngâm nga bằng giọng tràn đầy cảm xúc: “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường… Cô bé nhà bên [có ai ngờ]/ Cũng vào du kích/ Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích/ Mắt đen tròn [thương thương quá đi thôi]… Hôm nay nhận được tin em/ Không tin được dù đó là sự thật/ Giặc bắn em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích em ơi!”…

Tôi thắc mắc nội dung bài thơ hầu như rất ít ăn nhập với nhân vật thật là người vợ, vì lời thơ không hề có bóng dáng thấp thoáng của vợ con, của hôn nhân, mà chỉ là cảm hứng từ tình cảm trai gái thoáng qua, yêu trộm nhớ thầm, sau mới gặp hung tin…

Nhà thơ cười hóm hỉnh: “Chất liệu để xây dựng hình ảnh cô du kích trong bài thơ phần lớn lấy từ nguyên mẫu người vợ tôi nhưng không phải nguyên mẫu hoàn toàn”. Cụ kể thêm ở đó còn có hình ảnh, câu chuyện của nhiều cô du kích khác mà mình từng gặp, từng công tác chung trên đường chiến đấu. “Thời điểm ấy, nếu viết hẳn là vợ mình thì lộ quá. Mà may nếu tôi viết hẳn nhà tôi thì có khi lại có chuyện lớn” – nhà thơ cười lớn.

Sau ngày thống nhất 30.4.1975, Giang Nam mới được đoàn tụ với vợ con ở TP Nha Trang. Trải qua chiến cuộc khốc liệt, đôi lứa tưởng đã vĩnh viễn chia lìa, nay được về bên nhau và sống hạnh phúc đến cuối đời.

Trước chúng tôi cũng có người đến hỏi “Cô bé nhà bên là ai?”. Và mai này chắc vẫn còn người thắc mắc khi ngâm nga bài thơ tràn đầy cảm xúc yêu thương, bi tráng. Chính những câu hỏi ấy đã làm Quê hương sống mãi trong lòng người…

_____________________

Cám ơn em

“Đâu bàn tay mềm trong tay anh chai sạn

Đâu nụ cười và nước mắt ướt vai anh

Có phải em từ phía mùa xuân đến

Nâng từng bước anh đi vượt gian khổ, thác ghềnh

Cám ơn em và cám ơn mùa xuân

Đã dành cho anh những gì đẹp nhất

Nhớ lời dặn của em: “Hãy yêu mùa xuân như buổi đầu ta gặp”

Anh thấy mình trẻ lại tuổi đôi mươi”.

[Trích bài thơ Cám ơn em, cám ơn mùa xuân – Giang Nam viết tiễn biệt người vợ Phạm Thị Chiều bị bệnh qua đời hôm 15.8.2013].

THÁI LỘC – DUY THANH

Báo Tuổi Trẻ Online 2019

Theo nguồn://vanvn.vn/di-tim-co-be-nha-ben/

Chào bạn ! Mình chưa đc hiểu lắm về yêu cầu đề bài mà bạn hỏi. 

3 bài thơ này  lần lượt là : a, Quê hương - Giang Nam, b, Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải , c, Từ ấy - Tố Hữu. 

Biện pháp tu từ :

a. Sử dụng thành phần phụ chú ngữ [thành phần bổ sung, mở rộng thông tin] để nhấn mạnh hoặc ghi lại ấn tượng cảm xúc đặc biệt của nhà thơ [Có ai ngờ]

b. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : tiếng hót  [âm thanh] - giọt long lanh [hình khối]. Nói về những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên đã đc nhà thơ nắm bắt để thấy sức sống sinh sôi, tràn đầy của thiên nhiên, đất  trời

c. Biện pháp ẩn dụ "Mặt trời chân lý" - Lý tưởng của ĐCS, nhà thơ nhận được sự giác ngộ lý tưởng giữa lúc "bâng khuân đứng giữa 2 dòng nước, chọn 1 dòng hay để nước trôi đi" nên thấy lý tưởng vô cùng chói sáng, rưc rỡ và tác động to lớn tới tâm tưởng người thanh niên như ánh mặt trời xua màn đêm tăm tối, mở khoảng trời tươi đẹp

CHúc em học tốt !

`#``I``r``i``s`

`1`. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

`2`. Thể thơ được sử dụng: Tự do.

`3`. Anh lính trong đoạn trên gặp cô bé ở tình huống: 

`->` Gặp lúc ra chiến trường, anh mới ngạc nhiên vì cô bé hàng xóm lại là một thành viên đội du kích.

`4`. Cái cười "khúc khích" của cô bé trong đoạn thơ mang lại nhiều cảm xúc .

`->` Em có đồng tình.

`->` Vì em thấy được nụ cười của cô bé tựa như một sự cổ vũ, động viên anh lính hãy cố gắng hết sức mình vì quê hương, cũng như cho ta thấy sự viên mãn về tình yêu đất nước của cô bé khi tham gia du kích chống giặc.

[1]

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12



I. Đọc hiểu văn bản [3đ]:


Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:


Cô bé nhà bên - [có ai ngờ!]Cũng vào du kích


Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích


Mắt đen trịn [thương thương q đi thơi!]Giữa cuộc hành qn khơng nói được một lờiĐơn vị đi qua, tơi ngối đầu nhìn lại…


Mưa đầy trời nhưng lịng tơi ấm mãi…”


[Trích “Q hương” - Giang Nam]


Câu 1 [0,5đ]: Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.


Câu 2 [1đ]: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêutác dụng.


Câu 3 [1,5đ]: Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chốnggiặc ngoại xâm của dân tộc ta?


II. Làm văn [7đ]:


Câu 1[2đ]: ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc''trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.


Câu 2 [5đ]: Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3.


Đáp án Đề thi giữa học kì I năm 2020 mơn Văn 12



I. Đọc hiểu văn bản [3đ]:Câu 1 [0,5đ]:


Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những ngườiđồng đội trong thời chiến.

[2]

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen [có ai ngờ!],[thương thương q đi thơi!] nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêumến của tác giả dành cho cơ hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.


Câu 3 [1,5đ]:


Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà ngườichiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước cóchiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.


II. Làm văn [7đ]:Câu 1 [2đ]:


Dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận vềniềm vui và hạnh phúc”


1. Mở bài


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận
về niềm vui và hạnh phúc”. [Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc giántiếp cho bài làm văn của mình].


2. Thân bài


a. Giải thích


Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhấtvới những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sựtôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.


b. Phân tích


Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúngta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đaucủa họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.


Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khácvà cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

[3]

c. Chứng minh


Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minhchứng cho bài làm văn của mình.


Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.


d. Phản biện


Trong xã hội vẫn có khơng ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân
mình mà khơng cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vơ cảm mặc kệnỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.


3. Kết bài


Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽnhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.


Câu 2:


Dàn ý Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3


1. Mở bài


Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ thứ 3 của bài thơ.


2. Thân bài


“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tócQn xanh màu mắt giữ oai hùm.”


Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây vàrụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màuxanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.


“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vữngtinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.

[4]

“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng,gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình.


Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫnln nhớ về q nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Banngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.


“Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”


Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.


Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời cịn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra đi,hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.


“Áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”


Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chôn cấtnhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự tônvinh.


Sự ra đi đó làm cả núi sơng, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thểhiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.


→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tơn vinh. Họ mang vẻđẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.


3. Kết bài


Khái quát lại vấn đề nghi luận.




---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Soạn văn 12 ngắn gọn


Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12Phân tích tác phẩm lớp 12

Video liên quan

Chủ Đề