Cơ quan thanh tra nhà nước trong lĩnh vực đất đai

Ngày 06/7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn văn Thông báo Kết luận có tại bản đính kèm:

Tài liệu đính kèm:

19/06/2020 Từ viết tắt Đọc bài viết

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về đất đai

Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai có xu hướng giảm so với giai đoạn trước [từ 2009 đến năm 2013] nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại [trên 60%].

Page Content

Số đơn khiếu nại so với giai đoạn trước giảm 38%; số vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước giảm 58%. Nội dung chủ yếu khiếu nại về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ đã qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp, cho thuê, cho mượn…

Gần đây phát sinh một số khiếu nại liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi tài sản công, cải tạo chung cư cũ, quy hoạch đất ở nhưng không thành đơn vị ở.

Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 phê duyệt đề án “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020”, theo đó mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các địa phương phải tổ chức thanh tra theo từng chuyên đề và giao rõ số lượng các đối tượng phải thực hiện thanh tra cho từng đơn vị; năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai; trong đó yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại, hạn chế, sai phạm và chấn chỉnh lại việc thi hành Luật đất đai ở địa phương. Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản yêu cầu thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chuyên đề hoặc theo vụ việc như: Kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất các dự án có sử dụng nhiều quỹ đất....; kiểm tra các dự án du lịch, nghỉ dưỡng có loại hình condotel, oficetel...; các dự án có vi phạm được dư luận, báo chí phản ánh... Trong giai đoạn từ năm 2015-2018, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành hơn 2.300 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362 ha đất. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra trách nhiệm trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2014, thực hiện thanh tra trách nhiệm đối với 07 Ủy ban nhân dân tỉnh và 14 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm 2015, thực hiện thanh tra trách nhiệm đối với 06 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 09 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm 2016, thực hiện thanh tra trách nhiệm đối với 06 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 31 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm 2017, thực hiện thanh tra trách nhiệm đối với 07 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 22 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm 2018, thực hiện thanh tra trách nhiệm đối với 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 03 Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm 2019,thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 05 tỉnh.

Trong năm 2019, thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn 05 tỉnh, gồm: Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kèm hiệu quả tại 02 tỉnh, gồm: Bình Thuận, Khánh Hoà, các địa phương còn lại được điều chỉnh kế hoạch sang năm 2020 và đang tiếp tục triển khai. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra do Tổng cục ban hành tại các tỉnh, thành phố, gồm: Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai và thành phố Cần Thơ. Tham gia Đoàn thanh tra Chính phủ tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Đối với tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh thông qua đường dây nóng, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang duy trì tốt công tác tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp về những hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất thông qua đường dây nóng. Đến nay, Bộ đã tiếp nhận 4.291[Bao gồm cả qua đơn thư, đường dây nóng, email và qua báo chí] ý kiến qua đường dây nóng phản ánh tình hình sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai. Trong đó, đã ban hành 1.552 văn bản chuyển địa phương yêu cầu xem xét, xử lý, đồng thời hàng năm thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, xác minh đơn tại các tỉnh có nhiều vụ việc và ban hành 307 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Ngoài ra, cả nước đã có 62/63 địa phương thiết lập và công bố đường dây nóng.

CTTĐT

Tăng cường năng lực cơ quan thanh tra trong lĩnh vực đất đai

[ĐCSVN] – Cần đào tạo, xây dựng bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực về đất đai đủ mạnh để làm tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách, quản lý đất đai. Tăng cường năng lực của cơ quan thanh tra trong lĩnh vực đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm về đất đai...

Ảnh minh họa. Nguồn: TL

Đó là kiến nghị của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội [LĐTB&XH] về định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013.

Theo Bộ LĐTB&XH, sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, Bộ đã tổ chức quán triệt nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ qua hình thức tập huấn, tuyên truyền và lồng ghép vào chương trình công tác hàng năm của Bộ. Đặc biệt là các quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất…

Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, thi hành Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác cải cách hành chính về đất đai đã được coi trọng, giảm tối đa các thủ tục; công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính được đẩy mạnh, tạo lập và củng cố hồ sơ quản lý, trở thành tài liệu xác định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đất đai trở thành nguồn vốn không thể thiếu trong phát triển kinh tế; nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý đất đai của Nhà nước được phân cấp quản lý; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được khẳng định và được Nhà nước tạo thuận lợi trong việc sử dụng đất phát triển kinh tế; đã xác định rõ hơn về sở hữu toàn dân đối với đất đai và khẳng định Nhà nước là người đại diện quyền sở hữu, tình trạng vi phạm Luật Đất đai, chuyển nhượng ngầm, sốt ảo về nhà đất, chuyển mục đích trái phép đã được xử lý bằng pháp luật; các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai đã được giải quyết kịp thời góp phần ổn định chính trị - xã hội.

Bộ máy quản lý đất đai các cấp từng bước được hoàn thiện và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn; nhận thức của đại bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với công tác quản lý và sử dụng đất được nâng lên và tự giác thực hiện, do đó đã thu được những kết quả nhất định.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, vấn đề quản lý đất đai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chế độ sử dụng các loại đất chưa phát huy được hiệu quả theo quy hoạch sử dụng đất, tình trạng lãng phí đất đai tuy không phổ biến nhưng còn diễn ra. Ở một số nơi, các loại đất đưa vào sử dụng hiệu quả chưa cao, người sử dụng đất còn lợi dụng việc giao đất, cho thuê đất để chuyển nhượng ngầm, giảm quá nhiều diện tích đất nông nghiệp và trồng lúa dẫn đến tình trạng nông dân mất ruộng, không có việc làm và đây cũng là một trong những nguyên nhân của các tệ nạn xã hội…

Để tháo gỡ những bất cập, Bộ LĐTB&XH đề xuất, kiến nghị về định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về đất đai như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường công khai, minh bạch về đất đai, đảm bảo với Hiến pháp năm 2013 về đất đai, quyền công dân.

Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức quán triệt nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ qua hình thức tập huấn, tuyên truyền và lồng ghép vào chương trình công tác hàng năm của Bộ. Đặc biệt là các quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất.

Đồng thời, đảm bảo điều chỉnh đúng, phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng đất; đảm bảo thống nhất với các luật khác như Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Quản lý tài sản công, Luật Đầu tư...

Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sửa đổi, cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người sử dụng đất nông nghiệp có thể chuyển đổi linh hoạt cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình phụ trợ trên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với từng loại đất nông nghiệp phù hợp với từng vùng, miền.

Đặc biệt, cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể là đào tạo, xây dựng bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực về đất đai đủ mạnh để làm tốt nhiệm vụ xây dựng chính sách, quản lý đất đai. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tăng cường năng lực của cơ quan thanh tra trong lĩnh vực đất đai. Xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm về đất đai.

Mặt khác, sớm hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, quản lý đất đai công khai, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường Giang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Kiện toàn đội ngũ công chức của các Tòa án
  • Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Đổi mới linh hoạt phương thức tiếp xúc cử tri
  • Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới
  • Tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng VKSND tối cao
  • Mỗi TAND phải tổ chức ít nhất 3 phiên tòa trực tuyến trở lên
  • Bộ Công an đề xuất 6 trường hợp phải thu hồi nhà công vụ

Video liên quan

Chủ Đề