Quản lý nhà nước gồm những ngành nào

Học quản lý nhà nước ra làm gì? cơ hội việc làm tốt không?

03/04/2021 14:30

Nghe tới ngành học quản lý nước, có lẽ ngay lập tức nhiều người sẽ cảm thấy tò mò, không biết thi vào thì học những gì, ra trường có thể làm việc ở đâu, trong vai trò nào. Để hiểu đúng và rõ ràng về ngành học quản lý nhà nước, hãy cùng JOBOKO tìm hiểu nhé.

Quản lý nhà nước cung cấp những kiến thức đầy đủ về quy trình hành chính, thủ tục, giấy tờ trong các cơ quan, theo quy định của pháp luật. Bởi vậy mà nhiều người vẫn nói rằng, học ngành quản trị nhà nước là học về thủ tục hành chính nhưng trong các cơ quan nhà nước.

Học ngành quản lý nhà nước ra có những công việc gì?

I. Ngành Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là việc thực thi những quyền lực của nhà nước, hoạt động quản lý được thực hiện dựa trên pháp luật, quy định của nhà nước đã ban hành để đảm bảo sự phát triển xã hội một cách tốt nhất.

Quản lý nhà nước là một chuyên ngành được đào tạo tại các trường đại học. Các bạn khi tham gia học ngành này sẽ được đào tạo tỉ mỉ về các vấn đề như thủ tục hành chính, vấn đề liên quan đến quản lý cũng như hệ thống tư tưởng, chính trị và pháp luật của nhà nước.

Khi theo học ngành Quản lý nhà nước các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành, kiến thức chuyên sâu nói về những hoạt động hành chính, quản lý... Bên cạnh đó các bạn cũng được đào tạo thêm những kỹ năng nghiệp vụ về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

II. Học Quản lý nhà nước ra làm gì?

Sau khi có bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý nhà nước đồng nghĩa với việc bạn có những kiến thức và kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn để đi vào thực tế công việc. Dưới đây là danh sách các việc làm quản lý nhà nước phổ biến, hãy cùng theo dõi nhé:

1. Công chức, viên chức

Với ngành Quản lý nhà nước bạn có thể tham gia công việc công chức, viên chức nhà nước. Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn bạn có thể thi tuyển tại các cơ quan chính quyền nhà nước, ban ngành ở các cấp từ trung ương, địa phương.

2. Nhân viên quản lý hành chính

Bạn cũng có thể làm những nhân viên quản lý hành chính tại các cơ quan nhà nước hay cơ quan tư nhân. Đây là vị trí được nhiều người lựa chọn bởi bạn có thể áp dụng kiến thức quản lý đối với phòng, nhóm hay doanh nghiệp.

3. Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp

Đây là công việc mà hầu hết bạn nào học ngành quản lý nhà nước cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn muốn trở thành một nhà cố vấn hành chính thì đây cũng là công việc được nhiều người đánh giá là có khả năng phát triển tốt và học hỏi được rất nhiều.

4. Cán bộ hành chính văn phòng

Hầu hết doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước nào cũng cần đến cán bộ hành chính. Vì thế việc làm cho ngành quản lý nhà nước là rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn nhiều công việc theo sở thích của bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trở thành các chuyên viên văn phòng hay thư ký tổng hợp, cán bộ văn thư... rất nhiều những chức danh và công việc phù hợp với nhu cầu cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của từng đối tượng.

Quản lý nhà nước với nhiều vị trí tuyển dụng

III. Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước

Với những ngành học như quản lý nhà nước, khi mà đa số mọi người đều lựa chọn đi làm trong các cơ quan hành chính công thì mức thu nhập sẽ hoàn toàn theo quy định của nhà nước, theo từng bậc lương, từng vùng và tăng tùy vào chính sách. Mức lương của bạn về cơ bản là không cao nhưng đổi lại sự ổn định và lâu dài, có thể thăng tiến dần dần.

Đối với các bạn tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước và đi làm hành chính, nhân sự, nhân viên văn phòng... ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì thu nhập sẽ tốt hơn. Cụ thể, mức lương của bạn có thể bắt đầu ở khoảng 5 - 7 triệu/tháng và tăng dần lên 8 - 10 triệu/tháng nếu có kinh nghiệm.

IV. Trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Đối với ngành Quản lý nhà nước có rất nhiều cơ sở đào tạo. Với nhiệm vụ chính là đào tạo nhân tài phục vụ cho nhu cầu nhân sự của bộ máy nhà nước cũng như các cơ quan đoàn thể. Chính vì thế ngành đào tạo Quản lý nhà nước xuất hiện ở khắp các miền với nhiều trường theo danh sách chúng tôi cập nhật dưới đây:

Các trường khu vực miền Bắc:

  • Đại học Nội Vụ.
  • Đại học Văn hóa Hà Nội.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Chính sách và Phát triển.
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Thành Đô.

Các trường khu vực miền Trung:

  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
  • Đại học Vinh.
  • Đại học Quy Nhơn.
  • Đại học Kinh tế [Đại học Đà Nẵng].
  • Đại học Khoa học [Đại học Huế].
  • Đại học Đà Nẵng [tại Kon Tum].

Các trường khu vực miền Nam​:

  • Đại học Trà Vinh.
  • Đại học Thủ Dầu Một.
  • Học viện Cán bộ TP.HCM.

V. Tìm việc ngành quản lý nhà nước ở đâu?

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm mà không biết phải tìm việc ngành quản lý nhà nước ở đâu thì hãy cùng tham khảo ngay những cách tìm việc dễ dàng và đơn giản. Bởi đặc thù về công việc liên quan đến nhà nước chính vì thế việc làm tìm kiếm cũng sẽ trở nên khó hơn, bởi hầu hết những thông tin tuyển dụng của các cơ quan đơn vị thuộc nhà nước sẽ có hình thức tuyển dụng và thi riêng. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo trên các trang web của chính cơ quan nhà nước đó hay thông qua các thông tin đăng tuyển dụng ở báo đài để ứng tuyển khi có cơ hội.

Tuy nhiên cũng có nhiều vị trí với chuyên ngành này tại nhiều cơ quan tư nhân hay các doanh nghiệp được cập nhật cụ thể trên JOBOKO.com. Những việc làm liên quan đến nghiệp vụ quản lý cũng như hành chính văn phòng, cán bộ viên chức đều được cập nhật cụ thể trong danh sách việc làm. Hãy cùng tìm kiếm và tham khảo để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

JOBOKO.com là nơi cung cấp những thông tin việc làm và hỗ trợ đăng tin tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Giúp ứng viên tìm việc dễ dàng và nhà tuyển dụng tìm được ứng viên tiềm năng. Tại đây có rất nhiều thông tin hữu ích về công việc và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, kinh nghiệm tìm việc... các bạn hãy cùng tham khảo trên Blog việc làm của JOBOKO.com nhé.

MỤC LỤC:
I. Ngành Quản lý nhà nước là gì?​
II. Học Quản lý nhà nước ra làm gì?
III. Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước
IV. Trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước
V. Tìm việc ngành quản lý nhà nước ở đâu?

Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên Hành chính

Quản lý nhà nước là một ngành học chưa phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, ngành học này chưa có nhiều người biết đến và theo học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quản lý nhà nước và cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này.

1. Tìm hiểu ngành Quản lý nhà nước

  • Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
  • Ngành Quản lý nhà nước [tiếng Anh là State Management] là một ngành học về những thủ tục hành chính nhà nước, nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị - xã hội.
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư. Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể:
    • Trung thành với Đảng, nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
    • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức;
    • Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả;
    • Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm;
    • Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc;
    • Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới;
    • Hiểu biết xã hội;
    • Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.
Ngành Quản lý nhà nước

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý nhà nước

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý nhà nước trong bảng dưới đây.

Tên học phần

Số Tín chỉ

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

20

1. Triết học Mác - Lênin

2

2. Kinh tế học Mác - Lênin

4

3. Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

2

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

5. Giáo dục thể chất

4

6. Giáo dục quốc phòng

4

II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

140

a- Kiến thức cơ sở

8

7. Chính trị học

2

8. Xã hội học

2

9. Thống kê học

2

10. Khoa học quản lý

2

b- Kiến thức ngành

52

11. Pháp luật

6

12. Quản lý công

2

13. Lịch sử hành chính Việt Nam

2

14. Hành chính so sánh

2

15. Nguyên tắc thủ tục hành chính

2

16. Kỹ năng giao tiếp hành chính

2

17. Kỹ năng soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản

2

18. Tổ chức bộ máy văn phòng

2

19. Văn hóa công sở và Đạo đức công vụ

2

20. Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức

2

21. Thanh tra và giải quyết khiếu nại HC

2

22. Phân tích chính sách

2

23. Quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô

2

24. Quản lý nhà nước về tài chính

2

25. Quản lý nhà nước về thương mại

2

26. Quản lý nhà nước về đầu tư

2

27. Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại

2

28. Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn

2

29. Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

2

30. Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo

2

31. Quản lý nhà nước về VH-GD-Y tế

2

32. Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng

2

33. Quan hệ với các Tổ chức phi chính phủ

2

34. Quản lý dự án

2

c- Kiến thức chuyên ngành [Chọn 2 trong 3 chuyên ngành sau đây]

16

* Chuyên ngành Thư ký, trợ lý hành chính

8

35. Thủ tục hành chính văn phòng

2

36. Nghiệp vụ văn thư

2

37. Nghiệp vụ lưu trữ

2

38. Nghiệp vụ lễ tân

2

* Chuyên ngành tổ chức và nhân sự

8

39. Tổ chức bộ máy quản lý

2

40. Tổ chức lao động

2

41. Định mức lao động

2

42. Kế hoạch hóa lao động

2

* Chuyên ngành tài chính công

8

43. Ngân sách nhà nước

2

44. Kho bạc nhà nước

2

45. Kế toán công

2

46. Kế toán máy

2

III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ

54

47. Kỹ năng sử dụng máy tính

16

48. Ngoại ngữ [Tiếng Anh]

40

đ- Thực tập cuối khóa và luận văn tốt nghiệp

10

Thực tập cuối khóa

4

Luận văn tốt nghiệp

6

Tổng cộng 44/48 môn học

160

Theo Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Quản lý nhà nước 

- Mã ngành: 7310205

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý nhà nước:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng An
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quản lý nhà nước những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 - 26 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

Những trường nào đào tạo ngành Quản lý nhà nước

5. Các trường đào ngành Quản lý nhà nước

Để giúp các thí sinh và phụ huynh dễ dàng lựa chọn một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Quản lý nhà nước theo từng khu vực dưới đây.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn

- Khu vực miền Nam:

  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Trà Vinh

6. Cơ hội việc làm của ngành Quản lý nhà nước

Sinh viên ngành Quản lý nhà nước khi ra trường có đủ trình độ, chuyên môn, phẩm chất để đảm nhận nhiệm vụ công việc của các vị trí:

  • Cán bộ hành chính văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
  • Làm việc ở Bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu;
  • Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư;
  • Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước [ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..], cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;
  • Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang.

7. Mức lương của ngành Quản lý nhà nước

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Quản lý nhà nước. Nếu bạn làm việc tại đơn vị, cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành. Còn nếu bạn làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý nhà nước 

Để theo học ngành Quản lý nhà nước, bạn cần có những tố chất sau:

  • Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng;
  • Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm;
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao trong công việc.

Hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý nhà nước, từ đó có cơ sở để lựa chọn một ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề