Chủ đầu tư tòa nhà 8b lê trực là ai

Thời gian gần đây, trên các internet, các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin rao bán căn hộ dự án 8B Lê Trực của Công ty cổ phần may Lê Trực với tên thương mại là Discovery Central.

Theo thông tin quảng cáo, tòa chung cư Discovery Central nằm liền kề với đường chỉ giới đỏ của Trung Tâm Chính Trị và Hành Chính Ba Đình. Đây là chung cư cuối cùng nằm trong "lõi" quận Ba Đình với tầm view "triệu đô".

Dự án sẽ gồm 17 tầng nổi 4 tầng hầm, trong đó có 5 tầng thương mại, từ tầng 6 tới tầng 17 là 12 tầng căn hộ chung cư cao cấp. Hiện chung cư Discovery Central được rao bán với giá từ 50 triệu/m2 [đối với căn hộ 50 năm] từ 70 triệu/m2 [đối với căn hộ lâu dài], thời điểm dự kiến bàn giao quý III/2021.

Được biết, đây không phải là lần đầu dự án 8B Lê Trực đổi tên. Trước đó, năm 2015 dự án được biết đến với tên 8B Lê Trực – một biểu tượng công trình vi phạm xây dựng của Thủ đô, đến năm 2018, dự án bất ngờ đổi tên thương mại thành 67 Trần Phú – Discovery Complex 2.

Thông tin rao bán căn hộ 8B Lê Trực với tên thương mại chung cư Discovery Central 67 Trần Phú. Ảnh chụp màn hình.

Xác nhận với PV, đại diện Công ty cổ phần may Lê Trực cho biết, phía Công ty đã chính thức thống nhất tên gọi thương mại dự án căn hộ 8B Lê Trực thành chung cư Discovery Central.

Như vậy sau 5 năm, cao ốc 8B Lê Trực “khoác” lên mình một tấm áo mới. Đây được coi là chiến lược của doanh nghiệp để làm mới dự án, tạo tính thanh khoản cho dự án.

Liên quan đến cao ốc sai phép 8B Lê Trực, tháng 12/2020, UBND quận Ba Đình đã bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực cho Công ty cổ phần May Lê Trực hoàn thiện, sau hơn 5 năm đình chỉ xây dựng và cưỡng chế.

Hiện trạng công trình sau khi cưỡng chế còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mặt mái tầng 17 là 58,5 m, so với giấy phép xây dựng vượt 5,5 m; diện tích sàn tăng trên 2.800 m2.

Theo các chuyên gia, việc đổi tên các dự án của doanh nghiệp cũng là điều dễ hiểu, nhất là với những dự án chịu nhiều điều tiếng liên quan đến chậm tiến độ, nợ tiền sử dụng đất, khách hàng kiện cáo trong quá khứ… Do đó, chủ đầu tư có thể thay tên để làm mới bản thân dự án hoặc phù hợp hơn với chiến lược marketing sản phẩm nhằm thay đổi vận mệnh dự án.

“Tuy nhiên, tên dự án chỉ là một thành tố nhỏ quyết định thành công của dự án, chỉ những dự án tốt mới bán được hàng. Do vậy các doanh nghiệp nên lấy hành động để chứng minh thực lực chứ không chỉ dựa vào vận mệnh” vị này nhìn nhận.

Theo ghi nhận của PV, không chỉ dự án 8B Lê Trực việc "thay tên đổi họ" làm mới dự án được nhiều doanh nghiệp áp dụng, trong đó có dự án DLC Complex Nguyễn Tuân nằm tại ngã tư đường Nguyễn Tuân và Ngụy Như Kon Tum [phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân] do liên danh Công ty TNHH đầu tư Bất động sản DLC và Công ty CP đầu tư và tư vấn An Việt làm chủ đầu tư.

Dự án DLC Complex Nguyễn Tuân đổi tên thành dự án Harmony Square 199 Nguyễn Tuân.

Năm 2019, dự án được rầm rộ rao bán với tên gọi DLC Complex Nguyễn Tuân với quy mô 32 tầng nổi + 04 tầng hầm để xe. Tuy nhiên đến năm 2020 không hiểu lý do gì dự án dừng thi công. Đến đầu năm 2021, dự được chủ đầu tư tái khởi động, thay tên với tên thương mại mới là dự án Harmony Square 199 Nguyễn Tuân...

Đại diện UBND quận Ba Đình [Hà Nội] vừa bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực, phường Điện Biên, cho Công ty cổ phần May Lê Trực, sau hơn 5 năm đình chỉ xây dựng và phong tỏa phục vụ công tác cưỡng chế phần diện tích vi phạm. Toàn bộ chốt bảo vệ của chính quyền tại công trình đã rời đi, hệ thống vận thăng và cẩu tháp phục vụ cưỡng chế cũng đã được tháo dỡ.

Theo đại diện chủ đầu tư, ngay sau khi nhận bàn giao, đơn vị sẽ tập trung thi công các hạng mục còn lại, phấn đấu hoàn thiện các căn hộ và bàn giao cho người mua nhà trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Việc thỏa thuận với người mua căn hộ tại tầng 18, 19 đã bị phá dỡ đã hoàn thành. Cụ thể, với trường hợp mua căn hộ ở tầng 18, chủ đầu tư đưa ra ba phương án: Người mua có thể chọn một căn hộ khác trong quỹ căn hộ chưa bán tại tòa nhà 8B Lê Trực; người mua cũng có thể nhận căn hộ ở dự án khác của chủ đầu tư và chủ đầu tư hoàn tiền mua nhà cho khách hàng. Chủ đầu tư cho biết, về cơ bản khách hàng lựa chọn phương án một và hai. Việc hoàn thiện chỉnh trang cột, dầm tầng 18 sau cưỡng chế, đang được các đơn vị chuyên môn của thành phố phê duyệt phương án. Các hạng mục này được cho phép giữ lại để bảo đảm an toàn cho tòa nhà và chỉ được hoàn thiện thành giàn hoa, bồn cây, không được sử dụng cho mục đích khác.

NGỌC ANH

Tháng 12.2008, ông Nguyễn Thế Thảo khi đó là Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương [đoạn từ Đại sứ quán Thụy Điển đến đường Hùng Vương] tỷ lệ 1/500, lô đất có ký hiệu L30.

Cụ thể, điều chỉnh chức năng khu 8B Lê Trực từ nhà ở chung cư thành trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; diện tích lô đất L30 từ 3.070 m2 lên 3.349 m2; mật độ xây dựng từ 40% lên 60%; tổng diện tích sàn từ 6.140 m2 lên hơn 28.000 m2; tầng cao trung bình từ 5 tầng lên thành 13,4 tầng [gồm cụm công trình nhà ở cao 4 tầng và cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng]. Chiều cao công trình theo ý kiến của Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam tối đa là 70 m.

Tháng 3.2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc. Sau đó, tháng 4.2009, ông Bùi Văn Chiểu, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội lúc bấy giờ, cũng ký duyệt kết quả thẩm định thiết kế cơ sở có nội dung xây dựng công trình cao 17 tầng không kể 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái và 4 tầng hầm, chiều cao từ nền tầng 1 đến đỉnh mái là 69,1 m.

Năm 2010, công trình đã thi công xong cọc khoan nhồi, tường vây, 4 tầng hầm đến mặt đất theo kết cấu có quy mô công trình 4 tầng hầm, 20 tầng nổi với chiều cao công trình là 69,1 m. Nhưng khi công trình đang xây dựng dở dang đã xong 4 tầng hầm thì bị dừng lại trong thời gian nghiên cứu làm quy hoạch chung Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050.

Công trình 8B Lê Trực "sai phạm nghiêm trọng" vẫn ngạo nghễ thách thức hiệu quả quản lý của chính quyền

Ảnh: Lê Quân

Tháng 7.2013, UBND TP.Hà Nội báo cáo Thủ tướng xin cho dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai. Chỉ tiêu xây dựng có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44 m [thấp hơn nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26 m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận tháng 3.2009].

Bộ Xây dựng cũng thống nhất với đề nghị của Hà Nội cho phép tiếp tục dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực theo phương án là thiết kế tòa nhà dạng giật cấp.

Tháng 3.2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ký cấp phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực với các hạng mục, trong đó có trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê, diện tích xây dựng là hơn 1.700 m2; tổng diện tích sàn hơn 29.000 m2 [chưa kể diện tích 4 tầng hầm]; chiều cao công trình 53 m, 18 tầng nổi [bao gồm cả tầng kỹ thuật, tum thang]; 4 tầng hầm.

Tháng 9.2015, dư luận bắt đầu xôn xao về công trình “pháo đài” dòm Lăng Bác. Sau đó, đoàn liên ngành do Thanh tra Hà Nội chủ trì đã vào cuộc làm rõ công trình xây dựng sai phạm.

Cụ thể, từ tầng 8 [phía đường Trần Phú kéo dài] phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Công trình được cấp phép xây dựng cao 53 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m [vượt 16 m, tương đương 5 tầng]. Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép...

Tin liên quan

Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực muốn thực hiện dự án khác, Hà Nội nói sẽ giao 3 Sở xem xét

[NLĐO]- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có kết luận, chỉ đạo tại buổi làm việc với Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần may Lê Trực [chủ đầu tư] về xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực.

  • Quận Ba Đình họp bất thường chi hơn 38 tỉ đồng "xử" tầng 18 nhà 8B Lê Trực

  • CLIP: Cận cảnh phá dỡ tầng 18 tòa nhà 8B Lê Trực

  • 2 bước xử lý tầng 17 và 18 tại công trình 8B Lê Trực

  • CLIP: Cận cảnh lập rào chắn, di chuyển đồ đạc để phá dỡ phần sai phạm toà nhà 8B Lê Trực

UBND TP Hà Nội vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi làm việc với Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần may Lê Trực [chủ đầu tư] về xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực [phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội].

UBND quận Ba Đình dự kiến mất 120 ngày để tháo dỡ phần sai phạm tại tầng 18 tòa nhà 8B Lê Trực - Ảnh: Ngô Nhung

Chủ trì các cuộc làm việc với Công ty May Lê Trực về xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kết luận và chỉ đạo UBND quận Ba Đình và các cơ quan chức năng đã triển khai xử lý vi phạm công trình nhưng bị kéo dài do trước đây chủ đầu tư không hợp tác, tìm mọi biện pháp để trì hoãn nên UBND quận Ba Đình và các cơ quan chức năng thuộc quận Ba Đình đã thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm là đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phương án, giải pháp phá dỡ đã được Sở Xây dựng kiểm tra, cho ý kiến, UBND quận Ba Đình đã phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và lựa chọn đơn vị phá dỡ có năng lực thực hiện theo quy định và đúng thẩm quyền.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã trả lời các kiến nghị, thắc mắc, đề xuất của nhà đầu tư liên quan đến việc cưỡng chế phá dỡ bộ phận công trình vi phạm, cho rằng kiến nghị dừng cưỡng chế phá dỡ là không có cơ sở; việc đề nghị tự khắc phục vi phạm là không có cơ sở xem xét do quá trình đã kéo dài và UBND quận Ba Đình đã quyết định biện pháp cưỡng chế theo quy trình và quy định của pháp luật; việc chủ đầu tư đề nghị cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng; UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên đã thực hiện theo quy trình và quy định của pháp luật.

Chấp nhận với cam kết của chủ đầu tư về việc Công ty cổ phần May Lê Trực có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu [hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công, hồ sơ hoàn công công trình và các tài liệu liên quan khác] và cung cấp danh sách khách hàng mua nhà tại tầng 17 và tầng 18 của công trình cho UBND quận Ba Đình trong tuần từ ngày 25 đến 29-5-2020; ghi nhận việc ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Lê Trực, không xúi giục các hộ dân mua nhà tập trung đông người khiếu kiện

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần May Lê Trực - chủ đầu tư dự án tại số 8B Lê Trực - chấp hành biện pháp cưỡng chế phá dỡ bộ phận công trình vi phạm để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng công trình. Cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực cử cán bộ có chuyên môn để tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND quận Ba Đình và đơn vị phá dỡ để theo dõi, cập nhật quá trình thực hiện. Yêu cầu Công ty cổ phần May Lê Trực hoàn trả số tiền UBND quận Ba Đình đã chi trả để tổ chức cưỡng chế phá dỡ, tháo dỡ giai đoạn 1 và tạm ứng số tiền để tổ chức cưỡng chế phá dỡ, tháo dỡ giai đoạn 2.

Ngoài ra, ông Trần Đức Minh trình bày việc sai phạm và những khó khăn trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. UBND TP Hà Nội cho rằng cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trên địa bàn, UBND TP đều tạo điều kiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. UBND TP ghi nhận những khó khăn vướng mắc của Công ty May Lê Trực về đề nghị giới thiệu địa điểm đất để nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trước mắt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần May Lê Trực chấp hành tốt các quy định về việc khắc phục vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực; việc đề nghị được thực hiện dự án khác, UBND TP sẽ giao các sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường xem xét sau khi Công ty cổ phần May Lê Trực và cá nhân ông Trần Đức Minh chấp hành tốt các cam kết trên. Đồng thời, việc xem xét này không phải là điều kiện ràng buộc với việc chấp hành Quyết định cưỡng chế và các vi phạm khác của Công ty do các đơn vị đang xử lý.

UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 2-6-2020 thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình. Tổ công tác liên ngành có 16 thành viên, gồm lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành và do Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến là Tổ trưởng tổ công tác liên ngành.

Tổ công tác có trách nhiệm tổ chức xử lý phần vi phạm trật tự xây dựng sai với giấy phép được cấp tại công trình 8B Lê Trực theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND thành phố tại Thông báo số 134/TB-VP, ngày 4-5-2020, Thông báo số 396/TB-UBND, ngày 4-5-2020, bảo đảm an toàn trong quá trình tháo dỡ, phá dỡ và an toàn công trình sau xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

B.H.Thanh

Video liên quan

Chủ Đề