Chọc lét nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "chọc lét", trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ chọc lét, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ chọc lét trong bộ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Anh

1. Vì thế cá heo có thể gây ồn và chọc lét lẫn nhau mặc dù ở khoảng cách xa.

So dolphins can buzz and tickle each other at a distance.

2. Khẩu hiệu của trường là Draco dormiens nunquam titillandus, theo tiếng Latin có nghĩa là "Đừng bao giờ chọc lét một con rồng đang ngủ".

He repeats the Hogwarts motto: "Draco dormiens nunquam titillandus", Latin for "Never tickle a sleeping dragon".

Ý nghĩa của từ Thọc lét là gì:

Thọc lét nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Thọc lét Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Thọc lét mình


0

  0


[Phương ngữ] cù vào người cho cười thọc lét cho cười Đồng nghĩa: chọc léc, thọc léc



>

Chúng ta ít nhiều đã từng thử qua việc bị cù lét hoặc cù lét người khác. Cảm giác mà nó đem lại rất khó tả nhưng lại khiến cho người khác thấy vui vẻ. Đây cũng là hành động được rất nhiều người lớn sử dụng khi trêu đùa với các em bé. Vậy cù lét có gây nguy hiểm cho trẻ em không? Hãy cùng The Coth tìm hiểu về hành động này qua bài viết dưới đây nhé! Cù lét hay thọc lét, chọc lét là 1 hình thức đùa giỡn rất phổ biến. Nó khiến cho người bị cù lét phải phát ra tiếng cười và cơ thể thì uốn éo. Người cù lét sẽ động vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của đối phương [nách, eo, cổ, lòng bàn chân] để khiến họ nhột và phát ra tiếng cười. Các vùng này có nhiều dây thần kinh phân bố nên cảm giác tiếp xúc sẽ nhạy bén hơn. Cảm giác khi bị chọc lét rất khó tả, đôi lúc nó còn xen lẫn khó chịu lẫn đau đớn. Song miệng thì cứ cười mãi không thôi, mọi người gọi đó là "nhột" hoặc “buồn”. Nhột là một phản xạ tự nhiên, phản ánh quá trình tiến hóa của loài người. Trong khi máu buồn là 1 phản xạ tự vệ nhằm đáp trả những tác động từ bên ngoài. Não chúng ta sẽ có những phản ứng khác nhau với việc cù lét. Khi bất ngờ bị người khác cù lét mà không kịp phòng thủ thì sẽ rất nhột và buồn cười. Còn khi tự mình cù lét thì tính bất ngờ không còn, não đã dự định được trước khả năng nhột và thậm chí còn chỉ huy vị trí cù. Vậy nên tự mình thọc lét sẽ không gây khó chịu và buồn cười như người khác làm. Nhà thần kinh học David J. Linden người Mỹ cũng cho biết nhột hay "máu buồn" là do hoàn cảnh bên ngoài tác động và không liên quan đến di truyền. Thêm vào đó, khi vui con người sẽ dễ nhột hơn là khi buồn. Chẳng hạn khi đang xem phim hài, não bộ hưng phấn thì cù nhẹ cũng có thể gây cười. Ngược lại, nếu đang ở trong 1 hoàn cảnh khó khăn, não nề hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì cù lét sẽ khó tạo cảm giác nhột hơn. Tiếng cười khi bị cù lét xuất phát từ bởi các tác động dữ dội đến dây thần kinh. Nó không hề tự nhiên và chủ động. Thậm chí, đây còn được dùng như một hình thức tra tấn trong lịch sử. Vì vậy, cần phải hiểu rằng ngoài miệng trẻ cười nhưng không có nghĩa là trẻ thích thú. Việc bị ai đó cù lét sẽ khiến trẻ hoàn toàn bị động, buộc phải phát ra tiếng cười. Trò đùa càng lâu, trẻ càng cười nhiều và thở gấp vì mệt. Nếu phụ huynh không hiểu mà cứ cố tiếp tục sẽ gây khó thở cho trẻ. Việc phản kháng trong vô vọng có thể gây ra nỗi đau về tinh thần suốt đời.

Cù lét có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ Những chấn thương về tâm lý này về lâu dài còn có thể khiến cho họ không muốn ở gần người khác. Và luôn cảm thấy không an toàn ngay cả khi ngủ gần một người đáng tin cậy, họ luôn đề phòng bất cứ lúc nào với những cử chỉ đụng chạm thông thường. Theo tiến sĩ Richard Alexander [Mỹ], thọc lét chính là một hình thức thống trị. Chúng khiến cho người khác phải phát ra tiếng cười như một cách thể hiện sự phục tùng. Thực tế, thọc lét chính là 1 hình thức tra tấn quý tộc vào thời nhà Hán ở Trung Quốc. Bởi nó không để lại bất kỳ dấu vết gì trên người nạn nhân. Ở Nhật Bản, hình thức này cũng đã từng được áp dụng với một cái tên đặc biệt "kusuguri zeme".
Cù lét là 1 hình thức tra tấn có thật Giáo sư Vernon R. Wiehe tại Mỹ đã từng làm 1 cuộc nghiên cứu với 150 đối tượng. Họ đều là những người từng bị gia đình bạo hành trong thời thơ ấu. Nhiều người trong đó đã cho rằng thọc lét là một kiểu lạm dụng thể chất. Và nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thọc lét thậm chí còn có thể gây ra các phản ứng sinh lý cực đoan như nôn mửa và khó thở. Khác với cách cưng nựng, yêu thương thông thường. Một đứa trẻ bỗng dưng bị cù lét sẽ phát ra tiếng cười không thể kiểm soát. Trẻ em cũng biết mệt và khó chịu khi phải cười và uốn éo cơ thể liên tục. Song, trẻ lại còn quá nhỏ để có thể nói ra. Một số trẻ thậm chí còn bị sặc hoặc khó thở khi bị cù lét quá lâu.
Trẻ cười nhưng không có nghĩa là trẻ vui. Và trẻ cũng không thể bảo cha mẹ dừng lại Nhiều phụ huynh cho rằng, việc nhột hay buồn cười vì bị thọc lét đối với trẻ là rất bình thường. Họ chỉ đùa chút vậy thôi và không phải đứa trẻ nào cũng ghét bị thọc lét.
Không phải đứa trẻ nào cũng thích bị cù lét Song Eric Morley - bác sĩ nhi khoa tại Memorial Care Medical Group ở California lại giải thích rằng trẻ sơ sinh thường bắt đầu cười vào khoảng 4 tháng tuổi. Tiếng cười do bị cù lét có thể đến khoảng 6 tháng tuổi, song chúng chỉ cảm thấy nhột và cười theo người trước mặt. Phản ứng của một mỗi đứa trẻ sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và mức độ phát triển thể chất. Khi các giác quan nhạy bén, trẻ có thể thích hoặc không thích cảm giác nhột, tuỳ vào hoàn cảnh hoặc tâm trạng của các bé [vui, buồn, đói, mệt…]. Trên đây, The Coth đã cùng bạn tìm hiểu cù lét là gì và liệu nó có nguy hiểm đến trẻ nhỏ không. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức thật hữu ích.
Xem thêm: Nụ cười là gì? Ý nghĩa và lợi ích của nụ cười mà bạn nên biết

TheCoth - Top sản phẩm bán chạy

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

-20%

Kích thướt: S M L XL 2XL

TheCoth - Top sản phẩm bán chạy

Kích thướt: M L XL 2XL

Kích thướt: M L XL 2XL

Kích thướt: M L XL 2XL

Kích thướt: M L XL 2XL

Kích thướt: M L XL 2XL

Kích thướt: M L XL 2XL

Video liên quan

Chủ Đề