Cho kim loại đồng vào ống nghiệm có chứa dụng dịch axit clohidric HCl sẽ có hiện tượng là

Câu hỏi: Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu Magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là:

A.Mẩu Mg tan dần, không có bọt khí thoát ra

B.Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu

C.Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh lam

D.Không xảy ra hiện tượng gì

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu

Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu.

Giải thích:

Khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu :

Mg + 2HCl→ MgCl2+ H2

Dung dịch MgCl2thu được không có màu

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Mg và HCl nhé:

I. Magie [Mg]

1. Khái niệm của Magnesium là gì?

Trong bảng tuần hoàn, Magnesium là nguyên tố có ký hiệu Mg. Magnesium là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong lớp vỏ của Trái Đất. Đây là một kim loại kiềm thổ, vì thế không tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất.

Magnesium được tìm thấy trong hơn 60 khoáng chất, nhưng chỉ có magnesit, bruxit, cacnalit, bột tan và olivin là có giá trị thương mại.

Magnesium là kim loại tương đối cứng, có màu trắng bạc

2. Tính chất vật lý

- Magie là kim loại tương đối cứng, có màu trắng bạc, chất này rất nhẹ chỉ nặng khoảng 2/3 nhôm nếu cùng thể tích.

- Magnesium bị bao phủ lớp màng oxit khi để ngoài không khí. Mg có khối lượng riêng là 1,737 [g/cm3] có nhiệt độ nóng chảy là 648oC và sôi ở1095oC.

- Khi ở dạng bột, kim loại magnesium bị đốt nóng bởi nhiệt độ và bắt lửa khi để vào vùng không khí ẩm và cháy tạo ra ngọn lửa màu trắng. Khi ở dạng dày, Mg thường khó bắt lửa, nhưng khi ở dạng lá mỏng thì nó bắt lửa rất nhanh và rất khó dập.

- Mg không tan trong nước nhưng nước đun sôi thì có thể hòa tan Mg.

3. Tính chất hóa học củamagnesium

Magie là chất khử mạnhnhưng yếu hơn natri và mạnh hơn nhôm. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.

M → M2++ 2e

Tác dụng với phi kim:

Trong không khí, Mg bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng chúng bị cháy trong oxi.

2 Mg + O2→ 2 MgO

Tác dụng với axit

– Với dung dịchaxit clohiđricvàaxit sulfuricloãng:

Mg + H2SO4→ MgSO4+ H2

– Với dung dịchaxít nitric:

+ Khi tác dụng với dung dịch HNO3loãng, kim loại kiềm thổ khử N+5thành N-3.

4Mg + 10 HNO3→ 4 Mg[NO3]2+ NH4NO3+ 3H2O

+ Với dung dịch HNO3đặc hơn, các sản phẩm tạo thành có thể là NO2, NO, …

Tác dụng với nước

– Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng.

Mg + 2H2O → Mg[OH]2+ H2

– Magie có thể cháy trong hơi nước thu được MgO và hidro.

Mg + H2O → MgO + H2

4. Cách điều chế Magnesium

Magnesium được điều chế thông qua điện phân magnesium chloride nóng chảy thông qua đó sẽ thu được các nguồn nước mặn, nước suối khoáng hay nước biển.

II. Axit Clohydric HCl

1. HCl là gì ?

Tên gọi Axit Clohydric [hay Axit Muriatic] được bắt nguồn từ tiếng Pháp [Acide Chlorhydrique] là một axit vô cơ mạnh tạo ra từ sự hòa tan khí hydro clorua trong nước. Axit HCl cũng được tìm thấy trong dịch vị của con người [đây là 1 trong nguyên nhân gây loét dạ dày khi hệ thống dạ dày hoạt động không hiệu quả].

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng chất chỉ thị

- Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ [nhận biết axit]

HCl→ H++ Cl-

b. Tác dụng với kim loại

- Tác dụng với KL [đứng trước H trong dãy Bêkêtôp] tạo muối [với hóa trị thấp của kim loại] và giải phóng khí hidrô [thể hiện tính oxi hóa]

Cu + HCl→ không có phản ứng

c. Tác dụng với oxit bazo và bazo:

- Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl→ NaCl + H2O

d. Tác dụng với muối[theo điều kiện phản ứng trao đổi]

CaCO3+ 2HCl→ CaCl2+ H2O + CO2↑

AgNO3+ HCl→ AgCl↓ + HNO3

[dùng để nhận biết gốc clorua ]

- Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3……

K2Cr2O7+ 14HCl→ 3Cl2+ 2KCl + 2CrCl3+ 7H2O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan [ cường thuỷ] có khả năng hoà tan được Au [ vàng]

3HCl + HNO3→ 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl→ NO + Cl

Au + 3Cl→ AuCl3

3. Điều chế axit HCl

Tổng hợp trực tiếp từ khí Clo và Hydro rồi hấp thụ bằng nước sạch cho ra sản phẩm Acid Hydrocloric. Phương trình:

H2+ Cl2→ 2HCl

Môi trường điều chế HCl được diễn ra trong buồng đốt ở nhiệt độ 2000°C. Để không dư khí Clo người ta cho dư khí Hydro để Clo phản ứng hết.

Đề bài

Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau:

a] MgSO4;                   b] CuCl2;                

c] AgNO3;                    d] HCl.

Cho biết hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Al chỉ đẩy được các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa ra khỏi dung dịch muối.

a] Không phản ứng

b] Dựa vào màu sắc dung dịch thay đổi và kim loại sinh ra có màu gì => Nêu được hiện tượng

c] Tương tự b

d] Có khí bay ra hay không? => Nêu hiện tượng

Lời giải chi tiết

a] Thả nhôm vào dung dịch MgSO4:Không có phản ứng, vì Al hoạt động hóa học kém hơn Mg, không đẩy được magie ra khỏi muối.

b] Thả nhôm vào dung dịch CuCl2: 2Al + 3CuCl2  → 2AlCl3 + 3Cu↓

Hiện tượng: Al tan dần, có chất rắn màu đỏ bám vào lá nhôm, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần. Vì Al hoạt động mạnh hơn Cu, nên đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối, tạo thành Cu [màu đỏ] bám vào là nhôm.

c] Thả nhôm vào dung dịch AgN03 : Al + 3AgN03  → Al[N03]3 + 3Ag↓

Hiện tượng: Al tan dần, có chất rắn màu trắng bám vào lá nhôm. Vì Al hoạt động hóa học mạnh hơn Ag, nên đẩy bạc ra khỏi muối, tạo thành Ag [màu trắng] bám vào lá nhôm.

d] Thả nhôm vào dung dịch HCl: 2Al + 6HCl  → 2AlCl3 + 3H2↑

Hiện tượng: Có khí thoát ra, nhôm bị hòa tan dần. Vì nhôm đứng trước hiđro nên phản ứng với axit HCl, tạo thành muối nhôm clorua, tan và giải phóng khí hiđro.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề