Cách pha dịch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ sinh non nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch để đưa các chất dinh dưỡng vào nuôi dưỡng cơ thể, thay cho việc nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa trong trường hợp chưa thể ăn bằng đường miệng.

Ở trẻ sinh non, nhu cầu các chất cao [cal, protein, G, L, Vit, khoáng]. Nuôi dưỡng trẻ sinh non có nhiều khó khăn: Dạ dày nằm ngang hay có luồng trào ngược thực quảnr- Phản xạ bú nuốt kém - Thiếu men tiêu hóa tại ruột- Niêm mạc ruột , hệ miễn dịch tại ruột [IgA] kém phát triển nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dễ bị tổn thương- Dự trữ colagen tại gan kém nên dễ bị tăng hay giảm đường huyết. Cùng lúc trẻ đẻ non hay suy hô hấp, bệnh màng trong vì vậy thật khó nuôi bằng đường miệng, chậm tăng cân

Dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh được chỉ định trong trường hợp:

  • Trẻ mắc phải bệnh lý khác khi không thể dung nạp năng lượng tối thiểu 60 Kcal/kg/ngày qua đường miệng trong thời gian 3 ngày [nếu cân nặng ≤ 1800g] hoặc 5 ngày [nếu cân nặng > 1800g].
  • Sơ sinh cực non [< 1000g], suy hô hấp nặng, săn sóc tiền phẫu và hậu phẫu các dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa [hở thành bụng, thoát vị cuống rốn, teo thực quản bẩm sinh...], viêm ruột hoại tử,...

Dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp trẻ sinh cực non

Trung bình 120-130 KCal/kg/ngày, trong 1-2 ngày đầu sau đẻ nhu cầu có thể thấp hơn. Trên thực tế, nếu không đủ thành phần dinh dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh thì không thể đáp ứng đủ số calo theo nhu cầu trên. Mức tối thiểu bắt đầu: 50 kcal/kg/ngày tăng dần để đạt 100-120 kcal/kg/ ngày [trẻ đủ tháng], 110-140 kcal/kg/ngày [trẻ thiếu tháng].

Trong trường hợp sơ sinh mắc bệnh mãn tính: 150 kcal/ kg/ ngày.

Tỷ lệ thích hợp: G:L:P = 5:5:1

1 g glucose →4 kcal, 1g lipid → 9 kcal, 1g acid amin → 4 kcal

2.2. Nhu cầu dịch, điện giải

  • Số lượng dịch truyền phụ thuộc vào trọng lượng và ngày tuổi của sơ sinh [Tính theo kg thể trọng trong 1 ngày].
  • Số lượng trên thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, nhưng không qúa 200ml/kg/24 giờ.
  • Tăng 10-30% tổng lượng dịch khi trẻ nôn nhiều, ỉa chảy nặng hoặc chiếu đèn.
  • Giảm 10-30% lượng dịch nếu trẻ khi đẻ bị phù, suy tim, viêm phổi...; liều tối đa 120ml/kg/ngày.
  • Thời gian truyền nhỏ giọt chậm 3-6 giọt/phút. Nên chia lượng dịch ra làm 2 phần để phân bố dịch truyền trong cả ngày đêm nhằm tránh tình trạng hạ đường huyết.

2.3. Nhu cầu protein

Bắt đầu truyền protein lúc 1 ngày tuổi

  • Bắt đầu cho lúc 1 ngày tuổi
  • Nồng độ truyền thích hợp: 1g% đối với trẻ đủ tháng, 0,5 g% đối với non tháng, không được vượt quá 2,5 g%
  • Khởi đầu: 0,5-1 g/kg/ngày
  • Tăng dần 0,5-1 g/kg/ngày đến liều: 2,5-3 g/kg/ngày, trên liều này có thể gây toan chuyển hóa, tăng BUN, Amoniac/máu
  • Đối với bệnh nhân suy thận, AA giới hạn tối đa ở mức 1,5g/kg/ngày cho đến khi BUN trở về bình thường.
  • Tránh dùng AA tạo năng lượng, lượng calories có nguồn gốc không phải là protein phải đủ để AA tổng hợp protein:
  • Chỉ định khi nuôi ăn tĩnh mạch > 2 tuần.
  • Sắt: 2- 4mg/kg/ngày sau 6 tuần.
  • Vitamin A: giảm nguy cơ bệnh phổi mạn, cực nhẹ cân- cho từ sau 72 giờ tuổi. Liều: 5000UI/ lần, 3 lần/tuần tiêm bắp X 4 tuần, hoặc 1000 Ul/lần uống cách nhật [nếu dung nạp được] X 4 tuần.

Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh trong đó 23 năm làm tại khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Hải Phòng [ có kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh tại phòng mổ/phòng đẻ + nuôi dưỡng trẻ sinh non muộn [ 34 tuần - 37 tuần], 02 năm làm tại Phòng khám yêu cầu bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Hiện bác sĩ Thanh đang làm việc tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

1. CHỈ ĐỊNH:

Sơ sinh cực non < 28 tuần, < 1500g.

Suy hô hấp nặng, viêm ruột hoại tử, co giật chưa ổn , hạ áp cần dùng vận mạch > 24 giờ [liều ≥ 5 µg/kg/phút], < 6 giờ sau thay máu, ngạt nặng trong 48-72 giờ đầu...

Các bệnh lý khác khi không thể dung nạp thức ăn qua đường miệng để đạt 50 kcal/kg/ngày

NHỮNG ĐTỂM CẰN I ƯIT Ỷ:

Trẻ thiếu tháng cần đạt tăng cân nặng >18g/kg/ngày, vòng đầu 0.9 cm/tuần.

Nuôi ăn tĩnh mạch ngoại biên, nồng độ glucose tối đa < 12.5 % [tối thiểu 5 %], nồng độ acid amine ≤ 2%.

Chọn đường tĩnh mạch trung tâm cho trẻ cần nuôi ăn đường tmh mạch > 2 tuần, nồng độ glucose ≥ 12.5 % [tối đa 25 %].

Lipid truyền đường riêng liên tục trong 20- 24 giờ, thay bơm tiêm mỗi 12 giờ. Sau 6- 8 giờ truyền Lipid, nếu triglycerid máu >200mg/dl cần giảm liều lipid. Trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hay đang nhiễm trùng thường không dung nạp liều tối đa của lipid. Trẻ vàng da: lipid < 3 g/kg/ ngày [tránh cạnh tranh gắn kết albumin].

2. NHU CẦU CÁC CHẤT:

2.1. Nhu cầu năng lượng:

Mức tối thiểu bắt đầu: 50 kcal/kg/ngày tăng dần để đạt 100-120 kcal/kg/ ngày [trẻ đủ tháng], 110-140 kcal/kg/ngày [ứẻ thiếu tháng]. Nếu nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần mức năng lượng đạt ít hơn: 70- 90 kcal/ kg/ngày.

Bệnh mãn tính: 150 kcal/ kg/ ngày.

Tỷ lệ thích hợp: G:L:P = 5:5:1

1 g glucose →4 kcal, 1g lipid → 9 kcal, 1 g acid amin → 4 kcal

Nhu cầu

Khởi đầu

Bậc tăng

Năng lượng

50 kcal/kg/ngày

Tăng dần

[Đạt 80- 120 kcal/ kg/ ngày]

Glucose

4- 6 mg/kg/phút

1-2 mg/kg/ngày [Tối đa 20 mg/kg/ ngày Duy trì đường huyết 120- 150 mg/dl]

Acid amin

1.5 g/kg/ngày [đủ tháng]

2.5 g/kg/ngày [thiếu tháng]

Từ N1

1g/kg/ngày

[Tối đa: 3.5 g/kg/ngày

Trẻ < 1000g : 4g/kg/ ngày.

Suy thận : 1.5 g/kg/ ngày]

Lipid

0.5 g/kg/ngày

0.5- lg/kg/ngày

[dd 20%]

Từ N1

[Đạt 4g/kg/ngày Giữ Triglicerid 2 tuần.

Sắt: 2- 4mg/kg/ngày sau 6 tuần.

Vitamin A: giảm nguy cơ bệnh phổi mạn- cực nhẹ cân cho từ sau 72 giờ tuổi. Liều: 5000 UI/ lần, 3 lần/tuần tiêm bắp X 4 tuần, hoặc 1000 Ul/lần uống cách nhật [nếu dung nạp được] X 4 tuần.

2.5. Cách tính:

2.5.1. Nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần:

Tính nhu cầu dịch hàng ngày.

Tính dịch pha thuốc.

Tính thể tích lipid.

Tính lượng protein.

Tính nhu cầu điện giải.

Thủi nồng độ, tốc độ glucose.

Tính lượng kcal/kg/ngày.

Tính lượng dịch cần truyền = Nhu cầu dịch/ngày [gồm Glucose, Protein, Điện giải] - [Dịch pha thuốc + Thể tích lipid].

2.5.2. Nuôi ăn tĩnh mạch một phần:

Chỉ định:

Chuyển tiếp từ nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần sang nuôi ăn qua đường miệng.

Nuôi ăn đường miệng không cung cấp đủ năng lượng.

Tính dịch nuôi ăn tĩnh mạch: Tính lượng dịch như nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần, trừ thêm lượng sữa/ngày và cân đối lại các chất điện giải, protein...

3. NGƯNG NUÔI ĂN TĨNH MẠCH:

Ngưng lipid khi lượng sữa đạt 90 ml/kg/ngày.

Ngưng điện giải khi lượng sữa đạt 100 ml/kg/ngày.

Ngưng nuôi ăn tĩnh mạch khi lượng sữa đạt 100- 120 ml/ kg/ngày.

4. THEO DÕI:

Cân nặng, phù, mất nước, dịch xuất nhập, đường huyết: mỗi ngày khi đang còn nuôi ăn đường tĩnh mạch.

Vòng đầu, chiều dài: mỗi tuần.

Ion đồ: 1- 2 lần/tuần.

Khí máu.

Phân tích tế bào máu.

Chức năng gan, đạm máu, triglycerid, cholesterol....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị - Bệnh viện Nhi Đồng I, 2013.

2. Phác đồ điều trị - Bệnh viện Nhi Đồng II, 2013.

3. Dinh dưỡng toàn diện cho trẻ sinh non, nhẹ cân - Hội Nhi khoa Việt Nam

2012.

4. Tricia Lacy Gomella , M. Douglas Cunningham, Fabien G. Eyal - Lange, Neonatology seven edition 2013, Pg 89- 99, 123- 129, 445.

Video liên quan

Chủ Đề