Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ hữu hiệu của chính phủ khi nền khi tế diễn biến bất thường không theo những dự báo trước đó. Vậy chính sách tiền tệ. Vậy chính sách tiền tệ là gì? Có những mô hình và chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

  • Chính sách tiền tệ là gì?
  • Phân loại chính sách tiền tệ
    • 1. Chính sách tiền tệ mở rộng hay nới lỏng là gì?
    • 2. Chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp là gì?
  • 3 Công cụ Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là gì?
    • 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại
    • 2. Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương
    • 3. Lãi suất chiết khấu
  • 4 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ
    • 1. Tính cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính
    • 2. Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
    • 3. Chính sách ngoại hối
    • 4. Đô la hóa trên thị trường tài chính
  • 5 Vai trò chủa chính sách tiền tệ kinh tế vĩ mô
    • 1. Tăng trưởng kinh tế
    • 2. Kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp
    • 3. Ổn định giá cả trên thị trường
    • 4. Ổn định lãi suất
    • 5. Ổn định thị trường ngoại hối và tài chính
  • Hạn chế của của chính sách tiền tệ
  • So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
  • Chính sách tiền tệ Việt Nam 2022
  • Một số câu hỏi liên quan đến chính sách tiền tệ
  • Tóm lại về chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ (tiếng anh: Monetaty Policy) là chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ của chính phủ và đây được xem là công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, tài chính của một quốc gia.

– Mục đích của chính sách tiền tệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát giá cả, tỷ lệ thất nghiệp.

– Đơn vị thực hiện: ngân hàng trung ương hoặc cục dự trữ tiền tệ.

Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ gì? Nguồn: Kinh Tế Học Đơn Giản

Phân loại chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại là: mở rộng và thắt chặt. Chi tiết như sau:

1. Chính sách tiền tệ mở rộng hay nới lỏng là gì?

Chính sách tiền tệ mở rộng là khi ngân hàng Trung ương bơm tiền vào thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường làm cho lãi suất giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng lượng hàng hóa, dẫn đến việc thúc đẩy đầu tư tài chính và mở rộng sản xuất kinh doanh.

3 cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng:

– Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

– Hạ lãi suất chết khấu đối với ngân hàng thương mại.

– Mua chứng khoán.

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ mở rộng

2. Chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp là gì?

Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ngược lại với mở rộng là động thái của ngân hàng Trung ương giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường, kéo theo lãi suất ngân hàng tăng lên, từ đó thu hẹp nhu cầu chi tiêu và giá hàng hóa giảm xuống.

Chính sách tiền tệ thắt chặt được chính phủ sử dụng khi nền kinh tế có sự phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng và dùng để chống lạm phát.

3 cách ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp:

– Tăng mức tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.

– Tăng mức chiết khấu, kiểm soát hoạt động tín dụng.

– Bán chứng khoán.

Dựa vào tình hình kinh tế của một quốc gia đang tăng trưởng quá mức hay chậm chạp; lạm phát cao hay trong tầm kiểm soát; tỷ lệ thất nghiệp; tín dụng tốt hay xấu; tín thanh khoản của thị trường thế nào…thì chính phủ sẽ lựa chọn sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp.

Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ thu hẹp

3 Công cụ Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là gì?

 Để thực hiện tốt chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương thường sử dụng 3 công cụ sau đây:

– Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại.

– Nghiệp vụ thị trường mở.

– Lãi suất chiết khấu.

Chính sách tiền tệ la gì

3 công cụ chính sách tiền tệ

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ lượng tiền phải dự trữ so với tổng số tiền ngân hàng thương mại huy động được. Tỷ lệ dự trữ sẽ được ngân hàng trung ương hoặc cục dự trữ yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh, để chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả cao nhất.

Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên thì nguồn cung tiền trong thị trường giảm à lãi suất ngân hàng tăng lên.

Ví dụ: Ngân hàng thương mại đang có 100 đồng cho vay, với tỷ lệ dự trữ 20%, tương đương cho vay tối đa là 80 đồng và phải dự trữ 20 đồng. Để giảm bớt lượng tiền trong thị trường thì lúc này, ngân hàng trung ương yêu cầu đẩy tỷ lệ dự trữ lên 30% thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay tối đa 70 đồng và phải dự trữ lại 30 đồng.

Chính sách tiền tệ la gì

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ hữu hiệu để đảm bảo hiệu quả chính sách tiền tệ

2. Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương

Nghiệp vụ thị trường mở nghĩa là ngân hàng trung ương mua hoặc bán các chứng khoán trên thị trường mở. Động thái này của ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại. Từ đó, các ngân hàng thương mại sẽ thu hẹp hoặc mở rộng khả năng cung ứng tín dụng dẫn đến tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong thị trường.

Ví dụ: Ngân hàng Trung ương in thêm 100 đồng và dùng 100 đồng này để mua các trái phiếu chính phủ trên thị trường tự do. Đồng nghĩa, các ngân hàng thương mại, tư nhân mất đi lượng chứng khoán được mua bởi 100 đồng đó và nhận về 100 đồng tiền mặt. Điều đó dẫn đến nguồn cung tiền mặt trong thị thường sẽ tăng lên; và khi gân hàng trung ương bán ra 100 đồng trái phiếu chính phủ thì ngược lại.

3. Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất do ngân hàng Trung ương quyết định dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng điểm nhất định và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Khi lãi suất chiết khấu cao ==> ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với nguy cơ ít tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng ==> tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt ==> Nguồn cung tiền trên thị trường giảm.

Chính sách tiền tệ la gì

4 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ

Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ đó là:

– Tính cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính.

– Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

– Chính sách ngoại hối.

– Tình trạng đô la hóa trên thị trường tài chính.

Chính sách tiền tệ la gì

4 Yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ

1. Tính cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính

Một thị trường tài chính ít cạnh tranh, thị phần tập trung ở một số ngân hàng lớn thì khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ gặp nhiều hạn chế. Sự phát triển của các thị trường khác như: chứng khoán, bảo hiểm, hàng hóa phái sinh…sẽ làm giảm sức ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên rất nhiều.

2. Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

Chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng tài chính cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp theo 3 cách sau:

– Thứ nhất, chính sách tiền tệ tác động đến hành vi tiêu dùng, đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận vốn.

– Thứ 2, chính sách tiền tệ tác động đến giá tài sản như bất động sản, cổ phiếu, nhà xưởng sản xuất…phụ thuộc vào cơ cấu và danh mục đầu tư tài chính doanh nghiệp.

– Thứ 3, thói quen tiêu dùng và đầu tư ở các nước có thói quen dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ so với các nước dựa trên vốn tín dụng.

Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ chỉ hiệu quả khi cá nhân và doanh nghiệp tiếp xúc được với nguồn vốn

3. Chính sách ngoại hối

Trong thị trường tự do về ngoại hối, thì chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại hối bởi khả năng tiền tệ sẽ thay thế tài sản trong nước và quốc tế. Mọi hành động của chính sách tiền tệ sẽ trung hòa qua sự dịch chuyển của dòng vốn trên toàn bộ thị trường.

Khả năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài, sẽ giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào tín dụng trong nước từ đó giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu.

4. Đô la hóa trên thị trường tài chính

Tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến và có tác động rất mạnh mẽ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ trên thị trường đến việc thống kê tổng lượng tiền và xác định các mục sử dụng nguồn tiền sau cho hợp lý nhất. Ngoài ra, tình trạng đô la hóa cả bên chủ nợ và con nợ dẫn đến rủi ro mất cần đối kỳ hạn và chênh lệch giữa đồng tiền quốc nội với đồng đô la.

5 Vai trò chủa chính sách tiền tệ kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế vĩ mô, thì chính sách tiền tệ có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết số lượng tiền lưu thông trong thị trường. Nhờ vào chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tiền tệ của một quốc gia; hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của thị trường và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn.

Chính sách tiền tệ la gì

5 Vai trò chính sách tiền tệ

1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất khi thực hiện chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia. Trong đó, 2 yếu tố chính thể hiện tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thể hiện qua 2 yếu tố đó là Lãi suất và Số cầu tổng quát vì 2 chỉ số này là tác nhân lớn nhất ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư sản xuất, tác động lên tổng sản lượng quốc gia.

Chính sách tiền tệ la gì

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu

Tăng trưởng kinh tế (tiếng anh Economic Growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Để hiểu hơn bạn có thể xem bài viết: Tăng trưởng kinh tế là gì?

2. Kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp

Khi áp dụng chính sách tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra hoặc giảm bớt việc làm. Nghĩa là, để giảm tỷ lệ thất nhiệp thì nền kinh tế phải chấp nhận tỉ lệ làm phát nhất định.

3. Ổn định giá cả trên thị trường

Ổn định giá cả trên thị trường giúp cho nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế bền vững nhất vì đã loại trừ được yếu tố biến động của giá cả. Cân bằng giữa lượng tiền và lượng hàng sẽ giúp giá cả ổn định từ đó tạo ra môi trường đầu tư ít biến động hơn, thu hút được vốn đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất đem đến nguồn lợi cho thị trường.

Chính sách tiền tệ la gì

Ổn định cung cầu toàn thị trường

Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng. Tham khảo ngay bài viết: Quy luật cung cầu là gì?

4. Ổn định lãi suất

Khi lãi suất chính (hay còn gọi lài lãi suất cơ bản) ổn định thì lãi suất tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng sẽ ít biến động hơn. Nhờ vào đó, các quỹ cho vay, đầu tư được tạo lập từ các nguồn tiền gửi trong xã hội sẽ có hệ thống lãi suất linh hoạt hơn phù hợp với biến động của thị trường.

5. Ổn định thị trường ngoại hối và tài chính

Chính sách tiền tệ có vai trò rất lớn trong việc ổn định thị trường tài chính, để chính phủ có những quyết định chính xác hơn trong việc thúc đẩy tặng trưởng kinh tế.

Thị trường ngoại hối ổn định, sẽ góp phần củng cố niềm tin của các công ty nước ngoài bởi chính sách tỷ giá là điều kiện đầu tiên để các các tổ chức này quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó.

Hạn chế của của chính sách tiền tệ

Hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ thấp khi tư nhân không nhạy cảm với lãi suất từ ngân hàng thương mại. Khi lãi suất được đẩy cao thì đồng nghĩa chi phí đầu vào (cụ thể là vốn) sẽ tăng lên, kéo theo sự tăng giá của hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp vô hình chung đẩy lạm phát tăng lên.

Chính sách tiền tệ sẽ thưc sự kém hiệu quả nếu chính phủ KHÔNG thực hiện đúng cam kết kiểm soát việc in tiền mặt. Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, trước áp lực phải bù đắp được ngân sách thường sẽ in thêm tiền. Điều đó lại đi ngược với chính mục đích ban đầu của chính sách tiền tệ thắt chặt.

Chính sách tiền tệ la gì

Tại thời điểm Covid xuất hiện nhiều nhà đầu tư F0 ở lĩnh vực Bất động sản và chứng khoán

Việc chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho lãi suất xuống mức quá thấp, dẫn đến tình trạng các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và giữ dòng tiền hoặc đầu tư vào các kênh ngắn hạn có rủi ro cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng thương mại mà nó còn có thể tạo ra bong bóng cho toàn thị trường.

So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Chỉ tiêu so sánh Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa
Giống nhau Đều là chính sách/công cụ được thực hiện để ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
Khác nhau
Khái niệm Là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Là công cụ nhằm sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế) để tác động đến nền kinh tế.
Người tạo chính sách Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Là công cụ chỉ có chính phủ mới có quyền và chức năng thực hiện
Mục tiêu Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Công cụ thực hiện chính sách Lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở… Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ

Chính sách tài khóa là một công cụ để Chính phủ tác động đến nền kinh tế quốc gia thông qua thuế và chi tiêu công. Đặc biệt là trong những thời điểm lạm phát quá cao hay có tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kỳ vọng thì chính sách tài khóa được xem như là công cụ ngắn hạn để cải thiện tình hình. Xem thêm: chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tiền tệ la gì

Chính sách tiền tệ Việt Nam 2022

Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 như sau:

“1. Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ.

Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu.

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”

Nguồn: https://www.sbv.gov.vn/

Một số câu hỏi liên quan đến chính sách tiền tệ

1. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thu hẹp là làm giảm sản lượng bằng cách

Chính sách tiền tệ thắt chặt là động thái của ngân hàng Trung ương giảm bớt nguồn cung tiền trên thị trường làm cho lãi suất ngân hàng tăng lên,  thu hẹp nhu cầu chi tiêu,  giá hàng hóa giảm xuống.

2. Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do ngân hàng trung ương thực hiện để?

Ngân hàng Trung ương bơm tiền vào thị trường mở rộng nguồn cung tiền hơn mức bình thường, làm hạ lãi suất giảm xuống, từ đó tăng nhu cầu chi tiêu, tạo nhiều việc làm hơn để đáp ứng lượng hàng hóa dẫn đến thúc đẩy đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

3. Chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện bằng cách nào?

3 cách để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng:

  • Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
  • Hạ lãi suất chết khấu đối với ngân hàng thương mại.
  • Mua chứng khoán.

4. Chính sách giảm lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương là một dạng của chính sách tài khóa mở rộng

Khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chiết khấu cho ngân hàng Thương mại sẽ kéo theo lãi suất vay của thị trường hạ, làm tăng nhu cầu vay vốn của thị trường. Đó là một trong những cách ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

5. Trong chính sách tiền tệ có mấy công cụ để điều tiết nền kinh tế?

Trong chính sách tiền tệ có 3 công cụ để điều tiết kinh tế đó là:

– Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại.

– Nghiệp vụ thị trường mở.

– Lãi suất chiết khấu.

6. Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì?

Chính sách tiền tệ là chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Việc kinh tế có tăng trưởng hay giảm sút phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ của chính phủ

Tóm lại về chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ của hoạt động ngoại hối và tín dụng để ổn định tiền tệ. Bao gồm 2 loại chính đó là chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt để kiểm soát nguồn tiền của toàn bộ thị trường bằng việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại, lãi suất chiết khấu, mua và bán chứng khoán của thị trường tự do. Với mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp.