Chỉ số gi của thực phẩm là gì

THỰC PHẨM THEO CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT

THỰC PHẨM THEO CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI [glycemic index] được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu.  Chỉ số đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Glucose [đường] là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh.

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm là gì?

Thực phẩm và đồ uống cung cấp năng lượng cho cơ thể được chia thành ba dạng có chứa carbohydrate, bao gồm: Chất bột, đường và chất xơ. Khi vào trong cơ thể, các chất này sẽ bị thủy phân, chuyển hóa thành đường [glucose] và làm nồng độ đường trong máu.

Chỉ số đường huyết còn được gọi là chỉ số GI của thực phẩm. Đây là một thông số để phân loại các nhóm thực phẩm, đồ uống theo cách nó làm tăng nồng độ đường máu sau khi ăn nhanh hay chậm so với đường glucose.

Chỉ số đường huyết được chia thành 100 mốc, thực phẩm nào có chỉ số này cao, thực phẩm đó sẽ không có lợi với người mắc bệnh tiểu đường, bởi nó khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao đột ngột và làm cho cơ thể bị mệt mỏi.

Trong khi cơ thể, nhất là não sẽ cần duy trì một mức đường huyết ổn định. Chế độ ăn với các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp cơ thể hấp thu đường vào máu từ từ và làm gia tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Điều này không chỉ có lợi cho bệnh đái tháo đường, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sức bền thể lực, giảm cholesterol máu, giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Phân loại chỉ số đường huyết cho thực phẩm:

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm không được đo lường theo vị ngọt hay nhạt của thực phẩm đó, mà người ta dựa vào tốc độ chuyển hóa của các loại thực phẩm đó thành đường sau ăn để đo lường.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp [< 55]

Khi ta ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì đường trong máu tăng lên từ từ, điều độ và giảm xuống chậm sẽ giữ nguồn năng lực ổn định. Thức ăn chỉ số GI thấp như: rau xanh, những loại hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… Đây thuộc nhóm thức ăn các chuyên gia y tế khuyên dung

Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI trung bình [56 – 69]

Tương tự như vậy thực phẩm có chỉ số GI trung bình sẽ giúp hệ tiêu hóa, hấp thu và làm tăng lượng đường máu trung bình. Một số thực phẩm thuộc nhóm vàng như: bột mì nguyên, các loại bột yến mạch, gạo lứt…

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao [> 70]

Nhóm này khi dùng thức ăn tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nhanh làm tăng đường máu rất nhanh do đó ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số glucose của bệnh nhân tiểu đường. Do vậy, đó là nhóm thức ăn người tiểu đường nên tránh như: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy…

Thực phẩm có nhiều mức chỉ số đường

Nhóm này được phân loại theo do cách chế biến hoặc cách cho thêm lượng đường theo tính chất thực phẩm 

Ví dụ :

Ngũ cốc phân loại theo bản chất thực phẩm

Trái cây :

  • Phân loại theo bản chất của loại trái cây như xoài sống có chỉ số đường huyết thấp nhưng khi xoài chín sẽ có chỉ số đường trung bình
  • Phân loại theo cách chế biến : như chuối chín sẽ có chỉ số đường trung bình nhưng khi làm chuối sấy sẽ có chỉ số đường cao

Phân nhóm thực phẩm theo bảng chỉ số đường huyết

Tài liệu tham khảo

//duockienminh.vn/bang-chi-so-duong-huyet

//tieuduong.net/bang-chi-so-duong-huyet-moi-nhat.html

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-ve-chi-so-duong-huyet-thuc-pham/

Chủ Đề