Chỉ số ct trong covid là gì

Theo chỉ định của Bộ Y tế, những đối tượng là F0 có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính sau 10 ngày điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế hoặc có tải lượng virus thấp sẽ được cách ly tại nhà và tiếp tục theo dõi y tế theo quy định. Vậy tải lượng virus Corona là gì? Đâu là những giải pháp tốt nhất để giảm thiểu sự lây nhiễm của virus ra ngoài cộng đồng? Hãy cùng Dr. Khoa tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này

Tải lượng virus là gì?

Tải lượng virus là gì? Đó là số lượng vật liệu di truyền của virus tính trên 1 đơn vị thể tích máu trên cơ thể người. Đơn vị thường được tính cho tải lượng này là ml. Xét nghiệm đo tải lượng virus sẽ giúp cho bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng nhiễm bệnh từ virus lây nhiễm hiện tại của bệnh nhân. Từ đó các bác sĩ có các phương hướng điều trị của thuốc kháng virus như thế nào. 

Hiện nay, xét nghiệm tải lượng virus ngày càng cần thiết và quan trọng hơn đặc biệt là phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR do sự xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt của SARS-CoV-2… Người được xét nghiệm sẽ được lấy mẫu từ dịch tỵ hầu của vùng mũi họng. Kết quả sau đó sẽ đưa vào hệ thống phòng lab có trang bị hệ thống thiết bị xét nghiệm hiện đại. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả số liệu tải lượng virus từ quá trình xét nghiệm để đưa ra các chẩn đoán về tình trạng nhiễm virus và mức độ tấn công của chúng hiện tại trên cơ thể người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu chỉ số tải lượng virus trong cơ thể tăng có nghĩa là số lượng virus đang tăng lên lên rất nhiều trong cơ thể người bệnh. Ngược lại, chỉ số tải lượng virus giảm sẽ cho ra kết quả là virus đã không thể xâm nhập được vào cơ thể bệnh nhân hờ hệ miễn dịch tốt hoặc nhờ hiệu quả của thuốc kháng virus.

Nếu không phát hiện ra chỉ số tải lượng virus Corona thì đồng nghĩa rằng bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh nên tải lượng virus sẽ không còn hoặc chỉ số tải lượng này nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp xét nghiệm kỹ thuật RT – PCR. Điều này cũng cho thấy số lượng virus trong cơ thể người bệnh còn rất ít và yếu đi rất nhiều. Khả năng lây nhiễm bệnh cho người xung quanh sẽ hầu như là không còn.

Xét nghiệm tải lượng virus ngày càng quan trọng hơn đặc biệt là phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR do sự xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt của SARS-CoV-2.

Tải lượng virus Corona là gì?

Xét nghiệm tải lượng virus Corona là phương pháp chẩn đoán sự xuất hiện và mức độ lây nhiễm của số lượng virus SARS-CoV-2 đang có trong người nghi nhiễm. Phương pháp xét nghiệm dành cho người nhiễm COVID-19 để tìm ra tải lượng virus đó là phương pháp kỹ thuật xét nghiệm Realtime RT-PCR.

Tải lượng của virus corona sẽ được thể hiện qua chỉ số CT. Chỉ số CT [cycle threshold] là gì? Đây được gọi là giá trị ngưỡng chu kỳ giúp tìm ra sự xuất hiện của virus Corona trong xét nghiệm RT-PCR cũng như xác định xem người được xét nghiệm có dương tính với COVID-19 hay không. Giá trị CT giúp phản ánh sự tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ nhiễm bệnh COVID-19 trong cơ thể người được xét nghiệm. Trong phương pháp xét nghiệm RT-PCR, các ARN sẽ được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, được chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại.

Giá trị CT của phản ứng với xét nghiệm RT-PCR là số chu kỳ nhằm phát hiện tín hiệu trong mẫu xét nghiệm sẽ vượt tín hiệu nền và được hệ thống ghi nhận lại. Đơn giản hơn đó là giá trị CT sẽ đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện. Nếu cho ra kết quả có số chu kỳ cao hơn mới phát hiện được virus SARS-CoV-2, có nghĩa là virus SARS-CoV-2 không bị phát hiện khi ở mức số chu kỳ thấp hơn.

Đối với người đã bị nhiễm COVID-19, chỉ số CT ban đầu sẽ cao do cơ thể đang ở thời điểm mới khởi phát bệnh. Do đó chỉ số tải lượng virus lúc này còn thấp. Sau đó, khi lượng virus bắt đầu bùng phát và tăng mạnh lên thì chỉ số CT trong cơ thể sẽ giảm dần. Sau một thời gian bị nhiễm bệnh hoặc khi bắt đầu vào giai đoạn điều trị, hệ miễn dịch trong cơ thể người nhiễm được tăng sức đề kháng, giúp cơ thể “đánh bại” dần lượng virus. Từ đó tải lượng virus sẽ giảm xuống và chỉ số CT sẽ lại tăng cao hơn.

Trường hợp đối tượng là F0 nhưng lại có chỉ số tải lượng virus Corona thấp [giá trị CT> 30] có thể được cách ly tại nhà và tiếp tục theo dõi, điều trị y tế theo chỉ định. Giá trị CT>30 là con số cho thấy người nhiễm COVID-19 đã có chỉ số tải lượng virus corona thấp và khó  có khả năng gây lây nhiễm cho người xung quanh. Nếu chỉ số CT tiếp tục tăng đến hơn 33 thì khả năng lây nhiễm sẽ gần như không còn. Tuy nhiên tốc độ đào thải virus ở mỗi người bệnh sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể hoặc mức đáp ứng của các loại thuốc điều trị. Do vậy người bị nhiễm bệnh được cách ly tại nhà vẫn phải được theo dõi đến ngày thứ 14 thì tiến hành xét nghiệm lại. Nếu sau đủ 21 ngày xét nghiệm lại vẫn cho ra kết quả âm tính thì họ sẽ được trở về nhịp sống thường ngày.

Tải lượng virus SARS-CoV-2 có dễ gây lây bệnh cho người khác không?

Tải lượng virus SARS-CoV-2 tìm thấy trong cơ thể người bị nhiễm sẽ xác định rằng người đó sẽ có khả năng gây lây nhiễm bệnh cho người khác. Thông thường, tải lượng virus này sẽ đạt đỉnh của khả năng lây nhiễm ở thời điểm một tuần đầu sau khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau họng, mất vị giác.

Khi người bệnh có các triệu chứng như ho, sổ mũi, các giọt bắn và dịch tiết chứa virus sẽ phát tán ra môi trường bên ngoài. Các dịch tiết này rất dễ lây lan cho người khác, đặc biệt là nhóm người sinh hoạt trong gia đình, nơi công sở, công ty, nhà máy, xí nghiệp, v.v. 

Hơn nữa, virus cũng sẽ có phát tán ra cộng đồng khi người bệnh di chuyển đến các địa điểm sinh hoạt công cộng có tiếp xúc vào các thang máy, tay nắm cửa. Virus sẽ bám vào các bề mặt vật thể này và nguy cơ lây nhiễm cho người tiếp xúc vào là rất cao nếu không rửa tay và sát khuẩn kỹ.

Theo một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia y tế Hàn Quốc, những người nhiễm bệnh chủng Delta mới của COVID-19 sẽ mang tải lượng virus cao hơn gấp 300 lần so với những biến thể khác. Tải lượng lớn từ chủng này sẽ kéo theo khả năng lây nhiễm cao hơn rất nhiều.

Tình trạng bệnh có nặng hơn khi tải lượng virus Corona tăng cao không?

Mức độ nghiêm trọng, nặng hay nhẹ từ các triệu chứng khi nhiễm COVID-19 sẽ thường dựa vào tải lượng virus xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, nếu không can thiệp và điều trị y tế kịp thời, tình trạng bệnh của người nhiễm có tải lượng virus Corona cao sẽ có nguy cơ có chuyển biến xấu. Căn bệnh SARS và MERS trước đây trên thế giới là ví dụ điển hình cho ta thấy thấy những người có tải trọng virus cao hơn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Hiện nay Bộ Y tế cũng đã có những ghi nhận về nhiều trường hợp mắc COVID-19 có chỉ số tải lượng virus Corona trong cơ thể cao và đã xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như: khó thở, tím tái, suy hô hấp, v.v. Vì thế, khi bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện, đội ngũ Y bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm tải lượng virus Corona để chẩn đoán nguy cơ họ cần hỗ trợ sử dụng thở máy hoặc tiên lượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu tải lượng cao.

Ngược lại, khi tải lượng virus có dấu hiệu giảm xuống, bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh và được điều trị hồi sức. Tuy nhiên, sức tấn công của virus còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh có bệnh nền hay có tiền sử bệnh nào khác hay không.

Mức độ nghiêm trọng  khi nhiễm COVID-19 sẽ thường dựa vào kết quả chẩn đoán xét nghiệm tải lượng virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Khi tải lượng virus cao có khẳng định bạn bị bệnh tiến triển nặng không?

Để có kết quả chính xác về vấn đề này, người bệnh cần được xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR để đo tải lượng virus Corona. Phương pháp xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả để đội ngũ Y bác sĩ nắm được thông số tải lượng virus Corona đang ở trong cơ thể đạt mức cao hay thấp. Thông thường, chỉ số tải lượng virus sẽ cao đối với các bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh sau 5-6 ngày kể từ khi nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh Sars-CoV-2 có thể đạt tới 14 ngày thậm chí là 21 ngày. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cũng đã ghi nhận khá nhiều trường F0 nhưng không có triệu chứng. Đối tượng thường là người đã được tiêm ngừa vắc xin. Vì thế phần lớn họ không có triệu chứng, hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ khi nhiễm bệnh.

Hiện tượng người bị nhiễm bệnh nhưng không triệu chứng vì tải lượng virus trong cơ thể họ thấp do có sức đề kháng mạnh hoặc có sự can thiệp của vắc-xin giúp ức chế không cho virus không xâm nhập với số lượng lớn. Vì vậy các virus sẽ xâm nhập ít nên hầu như không có triệu chứng nào xuất hiện. Tuy nhiên, tình trạng này khá nguy hiểm, do hiện tượng “người lành mang bệnh” bởi lẽ bản thân họ sẽ không biết rằng họ đã mang bệnh vì không có triệu chứng. Từ đó nguy cơ mang bệnh lây lan ra ngoài môi trường xung quanh sẽ khá cao. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là tuân thủ nguyên tắc 5K.

Tải lượng virus của cơ thể tăng cao khi nào?

Đối với người đang nhiễm COVID-19, tải lượng virus sẽ thay đổi và cập nhật dưới dạng đồ thị Parabol. Giá trị CT trong xét nghiệm Realtime RT-PCR ngay tại thời điểm khởi phát, COVID-19 sẽ cao và tải lượng virus thấp. Sau vài ngày [5 – 7 ngày] khi các triệu chứng bệnh xuất hiện, virus tiếp tục tăng lên nhanh nên chỉ số CT sẽ giảm dần. Vào giai đoạn gần khỏi bệnh thì tải lượng virus Corona sẽ giảm đáng kể nhờ cơ thể kích hoạt sức đề kháng và tác động của thuốc kháng virus giúp ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus.

Những đối tượng dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc người nhiễm virus có tải lượng virus cao

Những đối tượng dễ bị lây nhiễm thường sẽ có các nhóm sau:

  • Đối tượng F1 thuộc nhóm người thân chung sống, người chăm sóc người bệnh F0 có nguy cơ bị lây nhiễm từ tải lượng virus cao hơn so với những người khác khi tiếp xúc gần với bệnh nhân. Điều này xảy ra khi quá nhiều tải lượng virus Corona xâm nhập vào cơ thể nên F1 sẽ có đối diện nguy cơ rất cao mắc COVID-19 trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi tiếp xúc F0 có những triệu chứng bệnh. 
  • Các bác sĩ, và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19 thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc từng giờ, từng phút với virus.
  • Những người có nguy cơ cao do yêu cầu công việc tiếp xúc gần như: lễ tân, nhân viên siêu thị, giao hàng do bệnh truyền nhiễm do virus SARS-CoV-2 dễ bùng phát trong các môi trường có nhiệt độ thấp [

Chủ Đề