Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:26/07/2019

 Chi nhánh  Thành lập chi nhánh  Tư cách pháp nhân

Chào ban biên tập, tôi có chút thắc mắc mong được giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì Chi nhánh có phải là pháp nhân của công ty? Xin tư vấn giúp tôi.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    "Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

    1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

    2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân....

    5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện."

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."

==> Theo quy định trên thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Trường hợp doanh nghiệp không ủy quyền cho Chi nhánh thực hiện công việc mà Chi nhánh tự ý làm thì người đứng đầu Chi nhánh phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng!


Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân [Điều 84].

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Bình luận:

Đối với các pháp nhân có hoạt động ở phạm vi rộng thì các pháp nhân này thường tiến hành đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi nhánh có quyền ký các hợp động kinh tế nhanh danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh; Còn văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng đó theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện ở đó.

Điểm giống nhau giữa chi nhanh và văn phòng đại diện là: [i] Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân cụ thể; [ii] Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều không có tư cách pháp nhân; [iii] Hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện là nhân danh pháp nhân.

Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là: [i] Chi nhánh của một doanh nghiệp thường được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia [có thể là ranh giới của huyện, tỉnh hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia]; còn văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức. [ii] Chi nhánh được phép thực hiện các công việc và nghiệp vụ như pháp nhân mở chi nhánh; còn văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến pháp nhân mở văn phòng đại diện. Ví dụ: Công ty Dệt May AZ có trụ sở ở TP. Hải Phòng, chuyên cắt may quần áo. Công ty mở chi nhánh tại tỉnh Thái Bình được phép tiến hành hoạt động may quần áo; còn văn phòng đại diện ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không được phép tiến hành các hoạt động sản xuất mà chỉ được phép thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp với tư cách đại diện của doanh nghiệp đó.

- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Việc đăng kí thể hiện sự đồng ý của Nhà nước trước việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, đồng thời, đó cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc quản lý đối với pháp nhân. Việc công bố công khai những thông tin về thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân nhằm giúp các chủ thể khác thuận tiện tra cứu công tin, tránh bị lừa trong quá trình tiến hành các hoạt động với chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân.

- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện là người điều phối mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Đồng thời, người này còn phải chịu trách nhiệm trước pháp nhân trong quá trình hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Do đó, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ được thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

- Các giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện đều nhân danh pháp nhân, do đó, pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự này.

Các doanh nghiệp lớn hiện nay rất quan tâm đến việc mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đăng ký thành lập các chi nhánh phụ thuộc. Bên cạnh những thắc mắc về hồ sơ, quy trình thành lập thì các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc chi nhánh có tư cách pháp nhân không. VPLS Long Việt sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua nội dung dưới đây.

1. Quy định pháp luật về chi nhánh:

Chi nhánh được quy định trong các văn bản pháp luật như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 BLDS 2015: quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân;

Khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được gọi là chi nhánh, nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh được hoạt động trong phạm vi các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh ở các địa phương khác nhau trong và ngoài nước;

Từ các quy định pháp luật khác nhau về chi nhánh cho thấy chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân, được thành lập hợp pháp và có con dấu riêng, không độc lập hoàn toàn về tài sản. Chi nhánh không được tự mình nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật mà phải nhân danh pháp nhân.

2. Đặc điểm của chi nhánh

Tổ chức, hoạt động: Chi nhánh sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh, đại diện theo ủy quyền.

Phạm vi thành lập: Có thể thành lập chi nhánh ở trong nước hoặc nước ngoài. Đối với trường hợp thành lập trong nước thì có thể thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Con dấu: Chi nhánh được phép đăng ký sử dụng con dấu riêng; hình thức, nội dung và số lượng con dấu của chi nhánh là do pháp nhân quyết định và quản lý sử dụng.

Chế độ kế toán – kê khai thuế: Chi nhánh có thể chọn phương pháp kê khai hạch toán thuế độc lập hoặc phụ thuộc với pháp nhân; có thể sử dụng cùng mẫu hóa đơn với pháp nhân hoặc đăng ký sử dụng mẫu hóa đơn mới; thành lập chi nhánh phải kê khai và nộp lệ phí môn bài.

Giao kết hợp đồng kinh doanh: được phép thực hiện giao kết các hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền hoặc phù hợp với nội dung giấy đăng ký thành lập chi nhánh.

3. Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân:

Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện ở điều 174 BLDS năm 2015:

Phải được thành lập hợp pháp: pháp nhân phải được thành lập hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thành lập theo trình tự cho phép thành lập hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành: là một tập thể gồm nhiều người có trụ sở làm việc, quyền hạn nghĩa vụ của cơ quan điều hành được ghi trong quyết định thành lập hoặc điều lệ của pháp nhân.

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân. Khi phát sinh nợ và các nghĩa vụ tài sản thì chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân mà không được lấy tài sản riêng của của các thành viên để thanh toán nghĩa vụ.

Pháp nhân tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập: pháp nhân là chủ thể độc lập có quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật.

4. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Từ việc so sánh, đối chiếu các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân với những đặc điểm và quy định pháp luật về chi nhánh, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi chi nhánh có tư cách pháp nhân không. Một pháp nhân phải hội tụ đầy đủ 4 điều kiện trên, nếu không thì không có tư cách pháp nhân.

Thứ nhất, chi nhánh được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc của công ty nên mọi nguồn vốn, tài sản của chi nhánh là được trích ra từ vốn và tài sản của công ty, thuộc sở hữu của công ty còn chi nhánh chỉ hoạt động, thực hiện chức năng dựa trên số vốn đó chứ không có quyền sở hữu. Nghĩa là chi nhánh không độc lập hoàn toàn về tài sản mà tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân mà nó phụ thuộc do đó chi nhánh không đáp ứng được điều kiện thứ ba của pháp nhân đòi hỏi phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác.

Thứ hai, chi nhánh không có tư cách nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ giao dịch, mà dựa trên sự ủy quyền của pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh không được tự ý ký kết các hợp đồng hay đưa ra quyết định mà không được sự ủy quyền của công ty.

Như vậy, chi nhánh không đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện để trở thành pháp nhân nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng việc thành lập và hoạt động của các chi nhánh cũng thể hiện rất nhiều ưu điểm, chi nhánh có con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng và là điểm giao dịch thuận tiện với các đối tác kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề