Chi bồi dưỡng cho công nhân hach toán thế nào năm 2024

Chi phí tiền lương như thế nào là hợp lý? Quy định về Chi phí tiền lương hợp lý và không hợp lý; Các khoản phụ cấp theo lương, phúc lợi.. cho người lao động theo quy định.

Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (đã cập nhật theo Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định về Thuế TNDN:

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: ... 2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

\=> Tức là:

Các bạn phải có chi trả thực tế và phải có phiếu chi lương (có chữ ký của người lao động)

-----------

  1. Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

\=> Tức là: Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động PHẢI ĐƯỢC GHI CỤ THỂ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG và MỨC HƯỞNG tại 1 trong các hồ sơ trên.

- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

\=> Tức là:

Phải có đầy đủ hoá đơn tiền học phí, phiếu thu, chi ...(Nhớ là trong quy chế lương thưởng hoặc hợp đồng lao động phải nói rõ việc này nhé)

- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các

chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

-------

  1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

\=> Tức là:

Đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN thì phải chi trả rồi. VD: Các bạn hạch toán tiền lương, tiền công, phụ cấp của năm 2021 rồi. Nhưng đến 31/3/2022 (Khi nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNDN) mà vẫn chưa chi trả thì sẽ bị loại.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau

Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2021, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2022 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2021 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2022) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2022 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.

----------

  1. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

\=> Tức là

chi phí tiền lương, tiền công của Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) => KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ. - Và thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.=> KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ.

-----------

2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

\=> Tức là:

Nếu chi bằng hiện vật phải có hoá đơn, chứng từ thì sẽ được trừ toàn bộ - Nếu chi bằng tiền sẽ không được vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

--------------