Cầu thị trường về sản phẩm du lịch là gì

Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng được sử dụng rộng rãi trong ngành du lịch. Vậy sản phẩm du lịch là gì? Những thành phần cơ bản của một sản phẩm du lịch như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch tất cả các loại hàng hóa. Trong đó, sản phẩm du lịch được tạo ratừ các yếu tố tự nhiên xã hội, sử dụng các nguồn lực như nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một vùng hoặc một quốc gia.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình [hàng hoá] và những yếu tố vô hình [dịch vụ] để cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hoá.

Sản phẩm du lịch tiếng Anh là gì?

Sản phẩm du lịch tiếng Anh gọi là Tourism Product.

Các yếu tố cấu thành sản phầm du lịch là gì?

Sau khi tìm hiểu sản phẩm du lịch là gì? Các yếu tố tạo nên một sản phẩm du lịch bao gồm:

– Dịch vụ vận tải: là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch, bao gồm các phương tiện vận tải đưa đón khách như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, thuyền…

– Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm du khách nhằm phục vụ du khách bao gồm lều trại, nhà hàng, khách sạn, ăn uống,…

– Các dịch vụ tham quan du lịch: Bao gồm các tuyến điểm tham quan, điểm du lịch, di tích, công viên, hội chợ, danh lam thắng cảnh,…

– Hàng hóa bày bán: Bao gồm hàng tiêu dùng, hàng lưu niệm…

– Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa, …

Các sản phẩm du lịch phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch mua sắm, du lịch sáng tạo…

Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm du lịch là gì nhé. Một sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm, thuộc tính sau:

Tính vô hình của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch không tồn tại ở dạng vật chất nên khách du lịch không thể sờ và thử trước khi mua. Vì vậy, khách du lịch chỉ có thể xác định, đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên các yếu tố như điểm đến, người phục vụ, dịch vụ, thông tin cung cấp…

Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ

Quá trình tiêu dùng sản phẩm diễn ra đồng thời với quy trình phục vụ, dịch vụ. Sản phẩm chỉ cho phép thực hiện quyền sử dụng dựa trên kinh nghiệp, trải nghiệm nhưng không thực hiện quyền sở hữu hoặc chuyển giao.

Tính không đồng nhất

Do sự tồn tại vô hình nên chất lượng của sản phẩm thường không đồng nhất. Vì vậy, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được chất lượng của dịch vụ và rất khó đo lường chính xác giá trị của dịch vụ.

Tính dễ hư hỏng và không dự trữ, bảo quản được

Để chào bán các sản phẩm du lịch, các công ty du lịch sẽ chuẩn bị trước các dịch vụ như: phòng ăn uống, lưu trú, vận chuyển… Các dịch vụ này không thể lưu lại được và sẽ mất đi nếu không được sử dụng được.

Các nguyên tắc cấu thành một sản phẩm du lịch chất lượng

Để có một sản phẩm du lịch chất lượng, những nguyên tắc phải tuân thủ của sản phẩm du lịch là gì?

Một sản phẩm du lịch chất lượng cao phải đáp ứng các nguyên tắc bắt buộc, các yêu cầu như sau:

Phù hợp với nhu cầu khách du lịch

Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong khi điều này thường xuyên thay đổi nên để tạo ra lợi nhuận thì các công ty cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách. Để làm được điều đó thì bắt buộc phải có một chiến lược nghiên cứu sản phẩm, về khách hàng, về thị trường…

Mang lại lợi ích về kinh tế

Mục đích cuối cùng của việc cung cấp các sản phẩm du lịch là thu lợi nhuận. Vì vậy, các công ty du lịch cần suy nghĩ, phải xem xét các chiến lược đầu tư và tạo ra các dịch vụ hấp dẫn, cân bằng, dung hòa giữa yếu tố lợi nhuận với bảo tồn thiên nhiên.

Thể hiện tính đặc sắc về văn hóa

Mỗi một vùng miền đều có những giá trị văn hóa có đặc trưng riêng. Khi khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch, cần thể hiện được tính độc đáo, đặc thù, riêng biệt của điểm đến.

Khai thác tổng thể và tuân thủ nguyên tắc bảo tồn

Nguyên tắc bảo tồn khi khai thác, sử dụng một sản phẩm du lịch cần chú trọng đến việc khai thác, sử dụng các giá trị xung quanh, chẳng hạn như ẩm thực, tập quán, phong tục,.

Bất cứ ai muốn phát triển sản phẩm du lịch bền vững thì bắt buộc đều phải tuân thủ nguyên tắc bảo tồn. Bởi vì nếu giá trị mất đi sẽ mất thời gian để phục hồi hoặc không thể phục hồi.

Với những chia sẻ trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ sản phẩm du lịch là gì. Nhờ vào đây, chúng ta có thể phát triển ra sản phẩm du lịch theo sự sáng tạo của riêng mình. Đồng thời mang đến những giá trị trải nghiệm hấp dẫn cho khách du lịch.

Đối với mỗi người thì du lịch như là một món quà tinh thần không thể thiếu sau khi đã trải qua thời gian làm việc vất vả hay đơn giản tự thưởng cho bản thân sau khi đã đạt được một thành quả nhất định,… Nhưng chắc hảm hầu hết mọi người chỉ biết đến thuật ngữ “du lịch” mà chưa biết đến thuật ngữ “sản phẩm du lịch”. Vì lý do đó tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về sản phẩm du lịch làm kho tàng kiến thức cho những ai đang cố tìm hiểu về thuật ngữ này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Sản phẩm du lịch là gì?

1.1. Du lịch là gì

Sản phẩm du lịch khi chưa tìm hiểu thì ta có thể hiểu đây là bất cứ cái gì được tạo ra hoặc liên quan đến lĩnh vực du lịch; Chính vì vậy trước khi đi tìm hiểu cụm từ “Sản phẩm du lịch” ta cần hiểu du lịch là gì để có cái nhìn tổng quát, những kiến thức cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích “Sản phẩm du lịch”

Thuật ngữ du lịch là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, vì nó quá quen thuộc nên có nhiều người có cách hiểu khác nhau về du lịch theo ngành nghề, theo góc nhìn kinh tế, góc nhìn xã hội, góc nhìn pháp lý hay đơn giản là góc nhìn bình dị trong hoạt động thường ngày. Điều này xuất phát từ vai trò, vị trí của mỗi người nên vẫn còn nhiều sự khác biệt như trong quan niệm của người đi du lịch và người làm du lịch,…Nhìn chung lại ta có thể hiểu du lịch theo cách hiểu sau:

 “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống” [Theo International Union of Official Travel Organization].

1.2. Sản phẩm du lịch là gì?

Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hoặc một ý tưởng.

Dưới góc độ pháp lý theo khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2007 thi sản phẩm du lịch được giải thích như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan”. Tuy nhiên, khái niệm này chưa được coi là hoàn hảo và vẫn còn nhiều thiếu sót.

Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới [UNWTO] đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”

Từ những định nghĩa trên về cơ bản ta có thể hiểu một cách cụ thể và đơn giản thì Sản phẩm du lịch là một dịch vụ cung cấp các loại hàng hóa cho khách du lịch. Trong đó, sản phẩm được tạo nên có sự khai thác của yếu tố tự nhiên xã hội và việc sử dụng nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một vùng hay một quốc gia.

Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm:

– Dịch vụ vận chuyển: Đây là các phương tiện phục vụ, hỗ trợ cho các hoạt động du lịch trong việc vận chuyển hàng hàng hóa, khách du lịch đến các địa điểm du lịch hay các là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch bao gồm các phương tiện như: Máy bay, xe ô tô các loại, xe máy, xe đạp, tàu thuyền,…

– Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính tạo nên sản phẩm du lịch nhằm phục vụ du khách trong các hoạt động ăn uống, cắm trại tại các khu sinh thái, địa điểm du lịch nổi tiếng; các dịch vụ này bao gồm lều trại, nhà hàng, khách sạn…

– Các dịch vụ tham quan: Đây là các dịch vụ giúp các du khách có thể chiêu ngưỡng vẻ đẹp tại các địa điểm du lịch dịch vụ này có thể có người hướng dẫn hoặc không tùy theo nhu cầu của du khách; các dịch vụ này bao gồm các tuyến điểm tham quan, khu di tích, công viên, hội chợ, cảnh quan…

– Hàng hóa được bày bán: Đây là những hàng hóa được bán tại các địa điểm du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu, tâm lý của khách hàng trong mua bán. Bao gồm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm,…

– Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa…

Các sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch miền quê, du lịch mua sắm, du lịch sáng tạo…

2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch bao gồm bởi nhiều thành phần: dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm, dịch vụ vận chuyển, khách sạn, dịch vụ combo du lịch trọn gói, dịch vụ dẫn tour,…Vì thế, đặc điểm của sản phẩm du lịch cũng có nhiều yếu tố đặc trưng của riêng ngành nghề.

Thứ nhất, tính vô hình

Sản phẩm du lịch không hiện hữu một cách tự nhiên cũng không tồn tại ở dạng vật chất. mà nó được tạo ra bởi con người và vì thế bạn không thể cầm, sờ hay nắm nó để kiểm tra được chất lượng nếu như chưa bỏ tiền ra mua.

Khách du lịch chỉ có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm du lịch thông qua các thông tin trên truyền thông, các hướng dẫn viên, người dân địa phương trước khi họ đặt niềm tin vào một đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch chuyên nghiệp.

Hầu hết những khách du lịch đi đến đâu họ đều đã tìm hiểu trước sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền ấy nên sẽ không quá khó để tìm được địa điểm cung cấp sản phẩm du lịch chất lượng.

Thứ hai, tính không tách rời

Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ thể hiện ở việc quá trình sản xuất phục vụ và quá trình tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng một lúc. Có những sản phẩm dịch vụ chỉ có giá trị ngay tại thời điểm được sản xuất và có những sản phẩm bắt buộc phải được phục vụ tại chỗ mới giữ nguyên vẹn được giá trị. Mọi thứ đều diễn ra trong cùng một không gian và tại cùng một thời điểm.

Cùng một không gian: Sản phẩm du lịch phải được khách du lịch đến tận nơi để tiêu dùng, sử dụng chứ không thể tiến hành vận chuyển đến một địa điểm khác có khách. Vì đặc trưng này, sản phẩm du lịch không thể tách rời với nguồn gốc tạo ra sản phẩm.

Cùng một thời điểm: Thời gian tiêu dùng của khách hàng sẽ chi phối thời gian hoạt động của các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu hay xe khách. Hoạt động phục vụ khách của các sản phẩm du lịch này diễn ra một cách liên tục, đồng thời cùng với lịch trình của khách hàng, không có ngày nghỉ, giờ nghỉ quy định.

Thứ ba, tính không đồng nhất

Do sản phẩm du lịch được sản xuất, tạo ra bằng nhiều cách khác nhau; đồng thời nguyên liệu, người tạo ra cũng khác nhau cho nên sản phẩm du lịch được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau vì thế mà chất lượng sản phẩm không đồng nhất.

Chúng ta cũng không thể dựa vào bất kì yếu tố nào để đánh giá đồng bộ chất lượng sản phẩm du lịch được ngoại trừ việc tiêu thụ, sử dụng, cảm nhận nó trực tiếp. Cảm nhận của người dùng được coi là review chính xác nhất cho chất lượng dịch vụ.

Tính mau hỏng và không dự trữ được 

Sản phẩm du lịch bên cạnh nông sản hay các món ăn đặc trưng thì còn bao gồm các hoạt động dịch vụ được cung cấp bởi công ty du lịch như di chuyển, ăn uống, lưu trú,…

Tất cả những sản phẩm dịch vụ đều sử dụng trực tiếp, không được chuyển thể sang dạng khác để lưu trữ và cũng mất đi nếu không được sử dụng ngay.

Không có một công ty lữ hành nào chấp nhận dự trữ phòng khách sạn và các dịch vụ ăn uống để đợi khách đến nếu không có lịch hẹn trước như thế họ sẽ mất đi một khoản thu nhập. Vì thế, sản phẩm du lịch mau hỏng và không dự trữ được.

Tính không chuyển giao sở hữu, sử dụng

Sản phẩm du lịch thuộc quyền sở hữu duy nhất của bạn ngay tại thời điểm bạn mua nó. Không thể sang tên, đổi chủ hay nhượng lại cho bất cứ ai mà giữ nguyên giá trị. Trừ khi với vé máy bay, đối với hạng Eco và Skyboss, có dịch vụ đổi giờ bay, tên hành khách nhưng chi phí đi kèm để đổi cũng không hề rẻ, ngang ngửa với một chiếc vé mới.

Những đặc điểm của sản phẩm du lịch đều gắn liền với những đặc điểm đặc trưng của mỗi loại hình du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung. Những đặc điểm này là bất biến và đúng trong mọi trường hợp.

3. Phân loại sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch ra đời mục đích chung hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng và để quảng bá sản phẩm vùng miền cũng như thúc đẩy du lịch của khu vực nói chung. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp tùy thuộc vào đơn vị kinh doanh và đặc trưng khu vực.

Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm do nhà cung cấp hoặc một đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ tự tạo để đưa ra thị trường nhằm phục vụ trực tiếp người tiêu dùng.

Ví dụ Một khách sạn, ngoài việc cung cấp các dịch vụ nhà ở và ăn uống còn cung cấp thêm dịch vụ cho thuê xe tự lái, trải nghiệm tắm nước nóng, hay nướng thịt ngoài trời,…Nhà cung cấp có thể là chủ khách sạn, có thể là nhà hàng, có thể là hãng xe, cũng có thể là chính người làm tour,… Sản phẩm du lịch đơn lẻ hầu hết phù hợp với giới trẻ, ưa thích trải nghiệm, tự tìm tòi, khám phá.

Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm thỏa mãn một nhóm nhu cầu, thường được tạo ra dưới dạng các combo du lịch trọn gói, các tour du lịch từ các công ty du lịch lữ hành, các đơn vị bán tour, khách sạn. Trong các combo này có đầy đủ các dịch vụ đơn lẻ bao gồm di chuyển, ăn uống, khách sạn, và một vài dịch vụ kết hợp khác tuỳ đơn vị tổ chức.

Ví dụ 

Tour du lịch đi Phú quốc với chỉ 1990k/ 1 người du khách đã có thể trải nghiệm các dịch vụ như câu cá – lặn ngắm san hô trên biển trải nghiệm khung cảnh sinh hoạt của ngư dân biển đảo; tắm biển Bãi Sao một trong những bãi biển đẹp nhất của Phú Quốc, tự do trải nghiệm hoạt động Seawalker – đi bộ dưới đáy biển cùng với công viên bảo tồn san hô lần đầu tiên ra mắt tại Phú Quốc, khám phá Vinworder với vô vàn trò chơi thú vị và vườn thú tự nhiên lớn nhất Việt Nam Vinpearl Safari; tham quan nhà tù Phú Quốc – nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng Cộng sản, và tiến hành các cuộc tra tấn dã man nhất trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,…

Trên đầy là bài viết với nội dung về các vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch được chúng tôi thu thập và tìm hiểu, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn khi đang nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực này để có một chuyến du lịch thành công trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề