Cách xài tã vải

Hiện nay, đa số các bà mẹ đều lựa chọn bỉm vải khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đối với nhiều bà mẹ trẻ hiện nay vẫn còn đang bỡ ngỡ về cách sử dụng bỉm vải. Vậy nên qua bài viết dưới đây, cùng với Vnshop tìm hiểu thêm về loại bỉm này.

Cấu tạo của bỉm vải

Theo truyền thống, các loại tã vải đều có thiết kế quấn chéo, thì ngày nay các loại bỉm, tã vải được thiết kế hiện đại hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng khắt khe hơn của nhiều bà mẹ.

Bỉm vải được thiết kế gồm với 2 phần chính là vỏ bỉm và miếng lót tã:

Vỏ 

Bộ phận này được làm từ chất liệu vải PUL, là một loại vải chuyên dụng dùng cho y khoa, có kết cấu thoáng mát, độ bền cao. Hơn nữa, trên vỏ bỉm thông thường còn được thiết kế với khoá bấm giúp điều chỉnh kích cỡ của bỉm sao cho phù hợp với bé.

Bên trong của vỏ bỉm được thiết kế với một lớp vải có công dụng như một chiếc máng với khả năng chống tràn thông minh. Do vì da của trẻ sẽ tiếp xúc trực tiếp vào mặt trong nên nó được thiết kế với chất liệu vải Suede mềm mại, có khả năng thấm hút tốt giúp cho bé luôn được khô thoáng.

Ngoài ra, ở giữa hai lớp này còn được thiết kế với khe thoáng vừa vặn để luồn miếng lót rất tiện lợi cho cha mẹ dễ dàng thay thế.

Miếng lót

Bộ phận này thông thường được thiết kế tách rời hoàn toàn với vỏ bỉm để giúp cho việc giặt bỉm trở nên dễ dàng hơn. Phía hai đầu của miếng lót còn được thiết kế với cúc bấm để có thể cố định được liên kết giữa miếng lót và vỏ tã.

Miếng lót thường được làm bằng chất liệu Microfiber, than tre hoạt tính hoặc xơ tre tự nhiên… tuy nhiên mỗi hãng sản xuất thì sẽ sử dụng chất liệu khác nhau, nhưng chúng vẫn đảm bảo được khả năng thấm hút và thậm chỉ còn có khả năng chống vi khuẩn.

Với thiết kế tách rời hai bộ phận, không chỉ hỗ trợ tốt trong việc giặt giũ, vệ sinh mà nó còn giúp cho việc dễ dàng thay mới khi một trong hai bộ phận này bị hỏng, có vấn đề.

Bỉm vải loại nào tốt ? Tìm hiểu và lựa chọn bỉm vải

Trước khi mua, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về các loại bỉm vải đang được bày bán trên thị trường hiện nay. Việc tìm hiểu kỹ các thông số như kích thước, thiết kế, màu sắc, chất liệu, giá thành sẽ giúp cho các mẹ có thể chủ động hơn khi đi tìm mua bỉm vải phù hợp cho bé yêu tại các nhà phân phối hoặc các đại lý bán lẻ,… cũng như tránh được tình trạng mua phải các loại bỉm vải kém chất lượng, giá đắt. Khi tìm hiểu các mẹ có thể tham khảo thêm ở trên mạng hoặc dựa theo ý kiến của các bà mẹ khác có thêm nhiều đánh giá về các hãng và cách sử dụng bỉm vải cho bé yêu.

Các mẹ có thể tham khảo thêm về cách lựa chọn bỉm qua bài viết: Tất tần tật các cách lựa chọn bỉm cho trẻ em dành cho các mẹ

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý mỗi bé đều có những đặc điểm sinh lý khác nhau, vì thế không phải loại bỉm vải này tốt cho bé khác mà nó cũng tốt cho bé nhà bạn. Vậy nên mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và nên tham khác các thương hiệu nổi tiếng, có tên tuổi, uy tín cũng như kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Mách nhỏ các mẹ về cách sử dụng bỉm vải đúng cách

Trước hết, sau khi mua bỉm vải về các mẹ nên giặt sạch cả vỏ và miếng lót trước khi sử dụng. Trong lần giặt đầu tiên, mẹ chỉ cần ngâm trong nước từ 5 đến 10 phút, vắt nước, phơi khô và dùng, không nhất thiết phải sử dụng bột giặt vì ở lần giặt đầu tiên chỉ có mục đích làm loại bỏ bụi bẩn bám trên bỉm và miếng lót trong quá trình sản xuất và bày bán. Mẹ có thể giặt bằng máy, nhưng tốt nhất nên giặt bằng tay để tránh tạo nhiều nếp nhăn trên bỉm khiến cho bé khi mặc cảm thấy khó chịu, gây khó khăn trong việc di chuyển và đổi tư thế.

Khi mặc bỉm, mẹ cần thực hiện các thao tác sau:

  • Các mẹ lồng miếng lót vào khe giữa hai lớp của quần bỉm. Tuyệt đối, không đặt miếng lót lên trên vì chỉ có lớp trong cùng của quần bỉm mới có chức năng chống thấm ngược, cấu tạo nhanh khô, cho bé cảm giác luôn khô thoáng và dễ chịu.
  • Tiếp đó, mẹ dùng tay vuốt cho bề mặt trong của quần tã và lót phẳng phiu. Chú ý, lồng miếng lót sao cho miếng lót nằm chính giữa của vỏ quần, không lệch về phía mông hoặc phía trước quá.
  • Nếu miếng lót lệch về phía mông quá thì khi bé nằm sấp và tè phần trước ít lót dễ bị tràn ra ngoài. Còn lệch về phía trước quá, khi bé nằm ngửa và tè cũng dễ bị tràn da ngoài.

Hơn nữa mẹ nên lưu ý, khi mặc bỉm vải cho bé phải cài nút của bỉm sao cho vừa, ôm khít với hông, mông và đùi của bé, không nên để sát quá hoặc rộng quá để tránh tình trạng tràn bỉm khi bé nằm nghiêng.

Vào ban ngày, mẹ chỉ nên lồng một miếng lót giúp cho bé có thể thoải mái vận động. Vào ban đêm, để cẩn thận thì mẹ nên thay giữa đêm 1 – 2h sáng thì chỉ dùng một miếng lót cho con thoải mái là tốt nhất. Và cả đêm, nếu con không ăn uống gì, khoảng 4 – 5h sáng mẹ không cần đóng bỉm cho bé. Vì thời điểm khoảng 4h sáng trở đi bé không tè dầm nữa. Tuy nhiên, nếu mẹ nào không thể thay giữa đêm được thì mẹ có thể sử dụng hai miếng lót cùng một lúc để bé có thể ngủ ngon giấc và mẹ cũng không phải thức dậy nhiều.

Trong trường hợp bé tè, trong khoảng thời gian 1 – 5 giờ sáng đến 3 giờ chiều mẹ nên thay bỉm cho bé một lần. Khi thay bỉm cho bé, mẹ không nên thay cả vỏ và miếng lót cùng lúc mà theo trình tự thay hai lần lót thì thay vỏ một lần. Do vỏ bỉm không có chất khử mùi, nên sẽ để lại mùi nước tiểu trong quá trình mắc và điều này có thể dẫn đến tình trạng bé bị hăm ngứa, nổi mẩn.

Trong trường hợp bé đi nặng, khi thay bỉm cho bé, đầu tiên mẹ nên gạt chất bẩn vào bồn cầu, sau đó dùng vòi nước xối qua cho sạch chất cặn còn bám dính trên bề mặt bỉm. Hơn nữa, bề mặt trong của bỉm có thiết kế chống bám dính, rất tiện lợi khi giặt nên mẹ sẽ không phải quá lo lắng.

Sau đó, mẹ rút miếng lót bên trong ra khỏi vỏ quần, ngâm cả miếng lót và quần với bột giặt khoảng 10 – 15 phút rồi giặt. Giặt xong thì phơi như quần áo bình thường, nên phơi phẳng bằng kẹp sẽ nhanh khô hơn. Khi bỉm đã khô gấp lại sử dụng cho lần tiếp theo. Mẹ cần thay bỉm đúng giờ sẽ đảm bảo vệ sinh cho bé, giặt bỉm vải đúng cách sẽ phát huy hiệu quả thấm hút và tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý là tuyệt đối không được sử dụng chất tẩy trắng như: Javen, nước xả vải,… và cũng nên chỉ sử dụng một lượng nhỏ bột giặt vì nếu sử dụng nhiều sẽ có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích tới các mẹ về cách sử dụng bỉm vải hợp lý, đúng cách cho bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho việc chăm sóc bé yêu của bạn trở nên tiện lợi, an toàn hơn. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại các mẹ ở các bài viết tiếp theo.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã, như tã giấy, tã quần đến tã vải, hay miếng lót sơ sinh. Tùy theo loại tã mà cách quấn cũng khác nhau. Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh chỉ đơn giản là tháo miếng dán 2 bên, nhưng thay tã vải sẽ cần nhiều thao tác hơn.

Đầu tiên, cần rửa tay dưới vòi nước và lau khô tay, hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn và khăn giấy ướt dành cho trẻ em.

Chọn một nơi kín gió, sạch sẽ để thay tã cho bé sơ sinh. Nếu bạn không có bàn thay tã cho bé sơ sinh chuyên dụng, hãy đặt một chiếc chăn hoặc khăn trên sàn hoặc giường.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết:

  • Một chiếc tã vải sạch
  • Một chiếc quần mới nếu quần cũ đã bẩn bên ngoài
  • Ghim dán tã nhanh và an toàn dành cho tã vải
  • Khăn lau vải, khăn xô hoặc khăn giấy ướt dành cho trẻ em dùng một lần. Nên làm ẩm miếng vải hoặc khăn lau bằng nước ấm và một ít xà phòng lỏng.
  • Khăn hoặc giẻ lau khô

Ba mẹ nên chuẩn bị kem chống phát ban do mặc tã cho trẻ

Các vật dụng tùy chọn khác:

  • Kem chống phát ban do mặc tã dành cho trẻ em. Nên lưu ý chọn loại kem phù hợp với tã vải
  • Một miếng vải lót dùng một lần, giúp hút ẩm và dọn phân dễ dàng hơn, cũng như hạn chế kem bôi thấm vào tã vải. Nếu dùng lại vải lót, nên được giặt riêng với tã bên ngoài.

Lưu ý an toàn: Nếu bạn thay tã cho bé sơ sinh trên một bề mặt cao như bàn thay đồ hoặc giường, hãy nhớ luôn giữ một tay trên người bé. Hầu hết, các bàn thay tã vải chuyên dụng đều có đai đeo để bảo vệ bé. Không lơ là, để bé nằm một mình mà không có bảo vệ dù chỉ một giây. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể lăn khỏi bàn thay tã một cách bất ngờ.

  • Bày chiếc tã sạch ra sẵn và gấp trước nếu cần thiết.
  • Tháo gỡ các nút, nút thắt hoặc miếng dán của chiếc tã cũ.
  • Kéo nửa trước của chiếc tã bẩn xuống. Nếu bé là con trai, nên dùng một miếng vải sạch hoặc chiếc tã khác che dương vật của bé để tránh bị tè vào người bạn.
  • Nếu có phân trong tã, hãy sử dụng nửa trước của tã để lau sơ qua khu vực này.
  • Dùng một tay nắm hai mắt cá chân của bé và nhẹ nhàng nhấc lên. Tay còn lại vừa cuộn nửa sau chiếc tã cũ, vừa lau sơ qua.
  • Làm sạch vùng kín của bé bằng khăn ướt hoặc khăn vải ẩm. Đối với gái, hãy lau từ trước âm hộ ra sau hậu môn để tránh nhiễm trùng vi khuẩn.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ trước khi mặc tã vải mới

  • Nếu có phân, lấy một khăn lau khác và làm sạch vùng mông. Bạn có thể nhấc chân bé hoặc lăn nhẹ nhàng sang một bên, sau đó đổi bên. Đừng quên lau kỹ cả những nếp gấp ngấn trên đùi và mông của bé.
  • Nếu bạn có thời gian, hãy chờ một chút đến khi da bé khô hẳn. Nếu không, lau khô da bé bằng vải sạch và bôi kem chống phát ban nếu cần thiết.
  • Vứt bỏ tã bẩn gọn gàng và đặt sang một bên.
  • Đặt tã sạch bên dưới lưng bé, mặt sau vừa bằng với thắt lưng.
  • Kéo nửa trước của tã lên bụng bé. Đối với trai, hãy điều chỉnh dương vật hướng xuống để bé không tiểu tràn ra ngoài tã.
  • Đối với trẻ sơ sinh, hãy điều chỉnh mặt sau của tã cao hơn mặt trước để tránh vải gây kích ứng cuống rốn. Nhiều loại tã sơ sinh có thiết kế gập xuống ở phía trước để tránh chạm cuống rốn.
  • Phần giữa tã nên được trải rộng thoải mái, nếu mặc quá bó sát khu vực giữa hai chân sẽ làm bé khó chịu.
  • Đóng chặt tã vải bằng cách buộc, gài nút, dán hoặc sử dụng một số ghim nhựa hỗ trợ thích hợp. Chỉ mặc tã vừa khít chứ không chặt đến mức nhăn nhúm tã.
  • Sau khi thay tã vải sạch mới, mẹ có thể mặc thêm cho trẻ một chiếc quần bên ngoài.
  • Đặt bé trở lại nơi an toàn, như trên sàn nhà hoặc trong cũi với một món đồ chơi.
  • Vứt các khăn lau dùng một lần. Xả phân và chất thải dính trên tã vải và quần của bé càng sạch càng tốt trước khi ngâm giặt.
  • Rửa tay kỹ bằng nước và xà phòng, hoặc sử dụng chất khử trùng tay nếu không thuận tiện tới bồn rửa.

Khi sử dụng tã vải, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thay tã cho bé sơ sinh thường xuyên để tránh hăm tã. Thay tã vải càng sớm càng tốt khi bị bẩn là điều đặc biệt quan trọng, vì chứng hăm tã có thể nhanh chóng xuất hiện.
  • Phân biệt phát ban tã thông thường và phát ban do nấm men để điều trị đúng cách.
  • Treo một món đồ chơi hấp dẫn, ví dụ như điện thoại, trước mắt bé nếu bé thường xuyên quấy khóc trong khi thay tã.
  • Dự trữ tã sạch hoặc giặt thường xuyên để không bị cạn kiệt. Trẻ sơ sinh có thể làm ướt khoảng 14 chiếc tã vải mỗi ngày. Nên mua 18 chiếc tã vải cho trẻ sơ sinh nếu bạn giặt hàng ngày. Nếu muốn giặt cách ngày, bạn sẽ cần khoảng 20 - 30 chiếc tã.
  • Nên dùng một lớp lót để giảm mùi hôi và giữ chất thải không bị thấm vào chậu đựng tã bẩn. Một số cha mẹ thường ngâm tã ngay vào chậu nước, nhưng thực tế cách này chẳng những không làm giảm mùi hôi và vết bẩn, mà còn khiến tã dễ mục rách và sinh sôi vi khuẩn nhiều hơn. Tốt nhất là chỉ ngâm tã trong 1 - 2 giờ trước khi giặt.
  • Tạo không khi vui vẻ khi thay tã cho bé sơ sinh bằng cách nói chuyện và hát cho bé nghe, chỉ ra những phần khác nhau trên cơ thể bé và giải thích những gì bạn đang làm. Sau khi lau sạch người bé, hãy hát một vài bài thiếu nhi đơn giản, chơi ú òa hoặc đập tay với bé một chút, và tặng một nụ hôn trước khi kết thúc.

Nên thay tã thường xuyên để tránh cho trẻ bị hăm

Khi ra khỏi nhà, hãy mang theo túi ướt chống thấm nước và giảm mùi hôi để nhét tã bẩn mang về. Bạn có thể mang theo một túi nhỏ, chứa một cái tã sạch và vài cái giẻ lau. Mỗi khi thay tã vải, chỉ cần lấy các vật dụng sạch trong túi khô ra sử dụng và nhét tã bẩn vào túi không thấm nước.

Bạn có thể sử dụng khăn giấy ướt hoặc mang khăn lau đã được làm ẩm trước, cất riêng trong một túi không thấm nước nhỏ và sạch. Bạn cũng có thể mang theo khăn lau khô và một chai xịt nhỏ chứa dung dịch nước và xà phòng nhẹ tự pha chế. Xịt dung dịch lên khăn lau khi cần sử dụng. Đừng quên mang thêm một chiếc quần mới cho bé thay khi cần thiết.

Không thể khẳng định cách thay tã cho trẻ sơ sinh như thế nào mới là đúng hoàn toàn, trên đây chỉ là các bước căn bản được đề xuất cho người mới bắt đầu. Theo thời gian, bạn có thể sửa đổi các bước và tạo ra phương pháp riêng phù hợp với loại tã và thói quen của hai mẹ con. Khi đã thuần thục, người mẹ thậm chí có thể thay tã vải ngay cả trong phòng tối và trong lúc vẫn còn buồn ngủ.

Tã vải đem lại nhiều tiện lợi cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vắc-xin,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Do đó, nếu các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ có thể Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề