Cách bảo quản nào sau đây dễ làm thức ăn bị ôi thiu

  • Các loại rau, củ, quả nên bảo quản trong tủ lạnh: táo, mơ, bông cải xanh, mận, dưa chuột, cải bixen, dưa vàng, súp lơ, rau diếp. Tham khảo thêm cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh tươi lâu.

  • Các loại rau, củ, quả nên bảo quản bên ngoài: đào, bơ, quả xuân đào, chuối, dưa hấu [chưa bổ], cà chua. 

  • Các loại rau, củ, quả nên để ở nơi ít ánh sáng và thoáng mát: khoai tây, hành tây, tỏi. Nếu đặt trong tủ thì nên để riêng với nhau để chúng không bị hấp thụ mùi lẫn nhau. 

Cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu, đặc biệt là các thực phẩm nhanh hỏng như các sản phẩm từ sữa, các loại trái cây mềm, nên đặt trước tủ lạnh hoặc trên quầy bếp để bạn dễ quan sát và lấy chúng hơn. Đồng thời hãy vứt ngay những lon đồ hộp sắp hết hạn nhưng không dùng kịp đi nhé.

Nghĩa là nếu bạn đang muốn ăn một món cần có rau bina, nhưng đáng buồn thay trong tủ lạnh của bạn chỉ còn cải xoăn, cách tốt nhất là hãy đổi món. Nếu như là món bánh trái cây, hãy thử dùng lê thay vì táo, tận dụng những khứa cá còn trong tủ lạnh thay thế cho gà hoặc thịt bò khi làm món tacos. 

Với nước dùng sau khi nấu xong, đổ nước dùng vào khay đá. Sau đó dùng túi zip để bọc khay đá lại và cất vào ngăn đông của tủ lạnh cũng là cách bảo quản rau trong tủ lạnh đúng cách. Khi cần nước sốt, chỉ cần lấy một vài viên đá ra và bắc lên chảo để đun là có thể dùng được ngay. 

Hãy tính toán số lượng cần mua và mua vừa đủ mỗi khi đi chợ là cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu hiệu quả nhất. Như thế thì tình trạng thực phẩm bị hỏng, bị ôi thiu sẽ giảm đáng kể. Nếu quá bận rộn, không thể đi siêu thị thường xuyên, thử chuyển sang “đi chợ” trực tuyến nhé. 

Khi nấu một món nào đấy, hãy cố gắng tận dụng hết mức có thể những nguyên liệu đang có sẵn trong tủ lạnh nhà bạn, nhất là các loại rau, củ, quả vì chúng rất nhanh hỏng.

Cũng là một cách để tận dụng hết nguồn thực phẩm còn sót lại, sử dụng trước khi bạn đi chợ và mua về một kho thực phẩm mới. Ví dụ, ãy thử thưởng thức món pizza đặc biệt với thịt viên và nước sốt. Hay ăn cơm nguội với súp mì ống. Hoặc xào tất cả những nguyên liệu rau, củ còn sót lại với nhau để tạo thành món rau xào thập cẩm, ăn cùng với gà kho sẽ đỡ ngấy hơn. 

  • Chuối: bọc kín quả chuối bằng màng bọc thực phẩm là cách để bảo quản chuối cho lâu bị ôi thiu. Nếu chuối đã quá chín, hãy dùng chúng làm sốt phết bánh mì hoặc xay sinh tố. 

  • Bơ hạt: bơ hạt tự nhiên sau khi được tách rời, cho vào lọ và đổ dầu lên trên. Sau đó lật ngược chiếc lọ lại để dầu tự thấm vào bơ. Tham khảo thêm cách bảo quản rau củ trong ngăn đá tủ lạnh

Thực phẩm thừa còn quá nhiều, tại sao không tìm hiểu những cách skincare từ những nguyên liệu sẵn có đó. Chẳng hạn như hỗn hợp tẩy da chết từ chuối với mật ong. Hoặc sữa chua với hạt cũng là một hỗn hợp tẩy da chết bàn chân hiệu quả.

Trên đây là hướng dẫn cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu đối với các nguyên, vật liệu tươi sống. Còn nếu là thực phẩm đã được chế biến, nấu chín thì nên tham khảo cách bảo quản thực phẩm nấu chín.

Vào mùa hè, nếu bạn dự trữ quá nhiều gạo ở nhà sẽ dễ bị sâu mọt và nhanh hỏng, lúc này bạn hãy lót một ít vôi khô bên dưới thùng đựng gạo để giữ cho gạo được bảo quản lâu ngày mà không bị suy giảm chất lượng.

Nếu thịt lợn bạn mua vào mùa hè không thể ăn được trong ngày hôm đó, bạn có thể bọc vào khăn ẩm sạch ngâm giấm để giữ cho thịt lợn tươi ngon trong vòng ba đến năm ngày.

Không rửa cà tím bằng nước nếu bạn muốn giữ cà tím tươi, vì cà tím có một lớp sáp trên bề mặt có thể bảo vệ cà tím không bị thối rữa và hư hỏng. Cà tím, cà chua và các loại rau khác có thể được bọc trực tiếp trong màng bọc thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh sau khi mua. Khoai tây không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong mùa hè. Vào mùa hè, nếu nhiệt độ quá cao, khoai tây rất dễ mọc mầm, chuyển sang màu xanh và sinh ra chất độc hại. Tốt nhất bạn nên cho khoai vào túi, vắt hết khí để thắt nút rồi cất vào tủ lạnh.

Nếu mua cá sống vào mùa hè, bạn có thể dùng tay nhấc cá lên, thoa dầu thực vật hoặc dầu mè lên mang cá để cá sống lâu hơn một đến hai ngày.

Dầu và chất béo là các tác nhân gây ôi thiu thực phẩm. Dầu mỡ và chất béo sẽ bị oxy hóa gây ra mùi khó chịu, cộng với nhiệt độ, thời gian, độ ẩm môi trường làm cho thực phẩm nhanh chóng bị ôi thiu. Vì thế bảo quản dầu ăn, chất béo chính là cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu gián tiếp nhưng vô cùng hữu hiệu. 

Dầu có thể giữ được trong bao lâu? Đối với các chai dầu ăn, nếu chưa mở nắp thì có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông sẽ giữ được lâu hơn. Sau khi đã mở nắp thì độ ẩm của dầu đã tăng lên, vì thế không nên bảo quản trong tủ lạnh. Nơi tốt nhất để cất dầu ăn là ở không gian khá khô ráo, thoáng mát. 

Chất béo sẽ bị hỏng nhanh chóng khi tiếp xúc với vi sinh vật hoặc sâu bệnh. Vì thế dầu, chất béo cần được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, đậy nắp kín. Tốt hơn là đặt trong  thùng nhựa dày, sạch, khô hoặc can kim loại. 

Ngoài ra, nếu nghi ngờ bị nhiễm vi sinh vật, hãy ngừng sử dụng. Bởi khi dầu bị nhiễm khuẩn sẽ không có biểu hiện rõ ràng, nếu vẫn cố ăn sẽ dễ gây bệnh cho cơ thể. Hoặc khi phát hiện có sự xuất hiện của “loài gặm nhấm” như chuột thì cũng nên bỏ ngay hoặc tận dụng dầu ăn cho những mục đích khác không phải là nấu ăn như làm nến.  

Như đã đề cập thì dầu ăn và chất béo rất dễ oxy hóa, vì thế cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu tốt nhất là ngăn chặn tình trạng oxy hóa của dầu. 

  • Niêm phong túi dầu bằng cách bơm khí nitơ vào hoặc đóng gói chân không để loại trừ không khí.

  • Cất ở nơi khô ráo: trước hết là rót dầu ăn hoặc chất béo vào hộp kín, sau đó cất vào tủ bếp, nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp. 

  • Làm lạnh chúng khi chưa mở: cách này phù hợp với dầu bơ, dầu hạt phỉ, dầu óc chó, dầu mè…vì thời gian sử dụng khá ngắn. Chỉ cần cho vào tủ lạnh hoặc ngăn đông càng tốt. Mỗi lần nấu ăn chỉ cần mang ra trước 1 giờ đồng hồ. 

  • Thêm chất chống oxy hóa dành cho dầu: chỉ một lượng nhỏ khoảng 0.05-1%/1l dầu. Có thể thêm dầu hương thảo vào để tạo hương [khoảng 3 giọt hương thảo/lít dầu]. 

Một trong những cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu gián tiếp đó là nhận biết tình trạng sử dụng của dầu ăn. Khi dầu già đi, màu sắc và độ trong sẽ bị thay đổi, đây là dấu hiệu để nhận biết rằng dầu sắp bị hỏng thế nhưng vẫn có thể sử dụng được. Còn dầu ôi thiu thì sẽ có mùi khó chịu. Chỉ nên sử dụng cho các mục đích khác ngoài nấu ăn đối với dầu đã ôi thiu. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu. Đừng quên chia sẻ những cách này cho các chị em phụ nữ khác nhé. Và đón đọc thêm những bài viết mẹo vặt hữu ích khác trên website của Cleanipedia nha. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Vì vào mùa hè nhiệt độ sẽ thường tăng cao, điều này tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa, phân hủy thực phẩm nhanh hơn những mùa khác. Ngoài ra, nhiệt độ nóng ẩm vào mùa hè cũng làm cho lượng vi khuẩn gây thối thực phẩm cũng phát triển nhanh hơn.

Để bảo quản được thức ăn lâu hơn vào mùa hè, bạn cần chỉnh nhiệt độ của tủ mát dưới 5 độ C và nhiệt độ của tủ đông là -18 độ C.

Bạn không nên bảo quản thức ăn bằng cách nhồi nhét các thực phẩm sát nhau quá nhiều vì lúc này thực phẩm sẽ không đủ độ lạnh để bảo quản thực phẩm và thực phẩm sẽ rất nhanh chóng bị hỏng. Nên để một chút khoảng cách giữa các loại thực phẩm để hơi lạnh của tủ lạnh có thể điều hòa được cho toàn bộ thực phẩm bạn đang dự trữ một cách tốt nhất.

Xuất bản lần đầu 6 tháng 8 năm 2021

Cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu vào mùa hè

Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc vào mùa hè là ăn phải những thức ăn bị biến chất, ôi thiu,... Bởi vậy, để bảo quản thực phẩm an toàn, bạn nên lưu ý những mẹo đơn giản sau đây để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Bảo quản thực phẩm tết được dài ngày

Cách nhận biết gạo chứa hoá chất bảo quản

Thời hạn bảo quản của các loại thịt bạn nên biết

Vi khuẩn trong thức ăn nhân lên nhanh hơn trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Phần lớn nhà bếp tại các gia đình không được thiết kế cho việc bảo quản an toàn một lượng lớn thực phẩm. Hơn nữa, việc nấu nướng và ăn uống ngoài trời, trong những buổi cắm trại cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, khi mà tủ lạnh và chỗ rửa tay không có sẵn.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, tình trạng này nghiêm trọng hơn ở trẻ em, người già và những người có thể trạng kém. Đừng để ngộ độc thực phẩm phá hỏng mùa hè của bạn và gia đình bằng cách làm theo những bước bảo quản thực phẩm tươi ngon và an toàn này nhé!

1. Chỉnh lại nhiệt độ bảo quản

Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5 độ C và ngăn đá từ - 15 đến - 18 độ C, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô. Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5 độ C hoặc thấp hơn để tươi lâu.

2. Nhanh chóng bảo quản sau khi mua

Đồ ăn đông lạnh hoặc đồ ăn nóng sau khi mua nên được nhanh chóng đưa về nhà trong các hộp bảo quản.

3. Giữ nóng thức ăn

Nếu bạn không muốn thức ăn bị nguội ngay thì nên giữ chúng ở 60 độ C hoặc cao hơn. Làm nóng đều đến lúc bốc hơi [trên 75 độ C] hoặc sôi.

4. Đừng chờ thức ăn nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh

Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi, hãy cất chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Trước hết hãy làm lạnh nhanh bằng cách nhúng hộp đựng thức ăn vào trong nước lạnh hoặc đá. Chia thức ăn thành các phần nhỏ, cất vào các hộp nông để chúng được làm lành nhanh hơn.

5. Để riêng thực phẩm sống và chín

Vi khuẩn trong thịt sống xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc. Hãy để thịt sống ở dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác. Không dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, nếu muốn dùng chung, hãy rửa thật sạch giữa các lần dùng. Rửa kĩ tay sau khi động vào thịt sống.

6. Rã đông thực phẩm

Trừ khi thức ăn được sản xuất để nấu ngay khi vẫn còn đông đá [xem hướng dẫn in trên bao bì], còn lại hãy đảm bảo rằng thực phẩm được rã đông đều cả trong lẫn ngoài, đều các mặt trước khi mang đi nấu.

7. Đừng chất đầy tủ lạnh

Bên trong tủ lạnh, cần có những khoảng trống để lưu thông khí, tạo hiểu quả khi làm lạnh. Một mẹo nhỏ để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh khi bạn dự trữ thực phẩm cho nhiều người là cất nước uống trong các thùng giữ lạnh và để dành phần trống trong tủ lạnh để đựng thức ăn.

8. Bảo quản đồ ăn thừa một cách an toàn

Hãy bảo quản đồ ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh và ăn chúng trong vòng 3-5 ngày. Nếu bạn không định ăn chúng trong vòng 3-5 ngày, hãy cất chúng trong ngăn đá.

9. Biết khi nào nên bỏ

Đừng ăn thức ăn đã để ra ngoài tủ lạnh quá 4 tiếng - đặc biệt là các loại thịt, hải sản, cơm và mỳ ống đã nấu chín.

10. Tránh đưa thức ăn cho người khác nếu bạn thấy không khỏe

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng kèm sốt, sốt, vàng da, hoặc nhiễm khuẩn da, hãy tránh gắp, đưa hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề