Cách tính điểm xếp hạng tín dụng

9 Tháng 11 2021 · 7 phút đọc

Xếp hạng tín dụng cá nhân là gì? Tại sao cần có xếp hạng tín dụng cá nhân? Xếp hạng tín dụng cá nhân có ý nghĩa như thế nào? Xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu về xếp hạng tín dụng trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Xếp hạng tín dụng nhằm đánh giá khả năng chi trả nợ của tổ chức và cá nhân

Xếp hạng tín dụng cá nhân là gì?

Xếp hạng tín dụng cá nhân là ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ của người vay nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

Tại sao cần phải xếp hạng tín dụng cá nhân?

Mục đích của việc xếp hạng tín dụng cá nhân về cơ bản là đánh giá khả năng trả nợ của cá nhân, tổ chức đang có nợ. Việc đánh giá tín dụng cao hay thấp không chỉ liên quan đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay mà còn ảnh hưởng đến bản thân người đi vay.

Đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng, cần thiết phải có một công cụ đánh giá chính xác tình hình tín dụng của cá nhân, tổ chức để đề phòng xảy ra tình trạng nợ xấu [nợ khó đòi]. Cùng với đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể căn cứ vào thước đo đó để thể hiện thiện chí trả nợ của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, cá nhân để có thể nhận được mức cho vay lớn hơn.

Tổ chức xếp hạng tín dụng cá nhân Việt Nam CIC

CIC [Credit Information Center] – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá và xếp hạng tín dụng cá nhân tại Việt Nam. Nhiệm vụ của CIC bao gồm thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức, phục vụ cho các hoạt động cần thiết tiếp theo của ngân hàng và tổ chức tín dụng.

CIC là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và có đầy đủ thông tin về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Do đó, CIC có đủ điều kiện, thông tin cũng như cơ sở để đánh giá và chấm điểm tín dụng và đưa ra một bảng xếp hạng tín dụng một cách chính xác nhất. Bảng xếp hạng tín dụng của CIC cũng được các ngân hàng, tổ chức tín dụng tin tưởng, sử dụng nhiều trong quá trình xem xét cho vay vốn.

Những tiêu chí của CIC liên quan tới xếp hạng tín dụng cá nhân là gì?

Xếp hạng tín dụng của CIC cung cấp những thông tin về số tiền đã và đang vay, mục đích vay, ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, thời gian trả nợ, quá trình trả nợ, tài sản thế chấp, nhóm nợ… Đây là những thông tin cần thiết nhằm phục vụ các hoạt động chuyên môn của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Từ các thông tin trên, CIC sẽ phân loại tín dụng cá nhân theo từng nhóm nợ xấu.

Các tiêu chí trong bảng xếp hạng tín dụng của CIC 

Khách hàng được xếp hạng tín dụng cá nhân theo mức độ rủi ro từ A đến E

Xếp hạng tín dụng là công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Thông qua xếp hạng tín dụng của CIC, ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân và mức độ nợ xấu. Mức độ nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến điểm xếp hạng tín dụng của bản thân. Vì vậy, khả năng được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng của của mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Ngân hàng, tổ chức tín dụng căn cứ vào xếp hạng tín dụng được xếp hạng để cân nhắc việc tiếp tục cho vay.

Các cá nhân đều cố gắng hạn chế tối thiểu mức nợ xấu của mình để cải thiện điểm xếp hạng tín dụng. Đây là biện pháp giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng khi thực hiện cho vay, đồng thời cung cấp dịch vụ tín dụng phù hợp với mục đích của từng người vay vốn.

Như vậy, xếp hạng tín dụng cũng là căn cứ để cá nhân biết được khả năng tín dụng của bản thân và lựa chọn hình thức vay phù hợp. Cá nhân cũng có thể cải thiện điểm xếp hạng tín dụng để nâng cao khả năng được vay vốn với hạn mức cao và lãi suất hấp dẫn.

Các kênh kiểm tra xếp hạng tín dụng cá nhân

Cá nhân có hai phương thức kiểm tra xếp hạng tín dụng, đó là kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra online. Việc kiểm tra xếp hạng tín dụng cá nhân có thể được thực hiện trực tiếp, có mất phí ở CIC hoặc tại ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cá nhân có khoản vay.

Ngoài ra, cá nhân có thể kiểm tra xếp hạng tín dụng online thông qua trang web của CIC [thực hiện miễn phí] hoặc qua ứng dụng trên điện thoại. Chỉ cần tải ứng dụng iCIC [dành cho hệ điều hành IOS] hoặc CIC credit connect [dành cho hệ điều hành Android]. Sau đó nhập thông tin của cá nhân [họ và tên, CCCD, số điện thoại] cùng một vài bước đơn giản là bạn có thể kiểm tra xếp hạng tín dụng cá nhân tại bất cứ đâu. Đối với việc kiểm tra xếp hạng cá nhân thông qua ứng dụng điện thoại, phí thực hiện là 30.000đ/lần.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin mà DNSE đã cung cấp về xếp hạng tín dụng. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết khác về lĩnh vực đầu tư, tài chính trên website DNSE nhé!

 Vừa qua NHNN đã xây dựng và thực hiện lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư Quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [sau đây gọi là Dự thảo Thông tư] thay thế cho Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008. Theo đó, TCTD được xếp theo 5 hạng căn cứ dựa trên kết quả đánh giá theo hệ thống tiêu chí xếp hạng CAMELS.

Những điểm chính của Dự thảo Thông tư 

Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh: Dự thảo Thông tư được xây dựng nhằm thay thế Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 của NHNN về Quy định xếp loại NHTMCP [Quyết định 06]. Theo đó, đối tượng điều chỉnh được mở rộng ra với các TCTD, bao gồm cả ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay vì chỉ NHTMCP như Quyết định 06. 

Xếp hạng các TCTD theo 5 hạng [trước đây là 4]: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp hạng vào Hạng A [Tốt], Hạng B [Khá], Hạng C [Trung bình], Hạng D [Yếu] hoặc Hạng E [Yếu Kém] căn cứ vào mức điểm xếp hạng được tính toán theo hệ thống tiêu chí quy định tại Dự thảo Thông tư. 

Hệ thống tiêu chí xếp hạng gồm 6 tiêu chí theo CAMELS, bao gồm: Vốn [Captital], Chất lượng tài sản [Asset Quality], Quản trị điều hành [Management], Kết quả hoạt động kinh doanh [Earnings], Khả năng thanh khoản [Liquidity] và Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường [Sensitivity to market risk]. Đây cũng là hệ thống xếp hạng được nhiều cơ quan quản lý trên thế giới sử dụng trong đánh giá sức khỏe tài chính và sự lành mạnh của ngân hàng 

Trong đó mỗi tiêu chí bao gồm nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính. Nhóm chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng trên cơ sở các số liệu phản ánh hoạt động của TCTD. Nhóm chỉ tiêu định tính đo lường mức độ tuân thủ các quy định theo pháp luật hiện hành. 

Thay đổi phương pháp tính điểm và xếp hạng: Việc tính điểm dựa trên giá trị các ngưỡng tính điểm, trọng số từng chỉ tiêu và trọng số từng nhóm chỉ tiêu được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của nhóm chỉ tiêu/chỉ tiêu đối với mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng và yêu cầu của công tác giám sát. Do vậy các ngưỡng tính điểm và trọng số chi tiết theo từng nhóm đồng hạng sẽ được NHNN công bố trong từng thời kỳ.

Theo Dự thảo Thông tư, trong giai đoạn hiện nay nhóm tiêu chí có trọng số cao nhất là Chất lượng tài sản [25%] bám sát mục tiêu trọng tâm của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 là vấn đề xử lý nợ xấu, sau đó đến Vốn [20%], Kết quả hoạt động kinh doanh [20%], Khả năng thanh khoản [20%] và Quản trị điều hành [10%], Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường có trọng số thấp nhất chỉ chiếm 5%.

Thay đổi quy trình xếp hạng và khẳng định không công bố kết quả xếp hạng: Dự thảo Thông tư quy định NHNN [Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng] thực hiện việc xếp hạng TCTD và trình Thống đốc phê duyệt kết quả, thay vì để các NHTMCP tự đánh giá xếp loại và gửi kết quả xếp loại cho NHNN chi nhánh như Quyết định 06 trước đây. Nội dung này nhằm khắc phục bất cập của Quyết định cũ so với Luật NHNN quy định NHNN thực hiện xếp hạng TCTD [tại Khoản 3 điều 58 Luật NHNN 2010].

Điểm khác biệt quan trọng thứ hai so với Quyết định 06 là khẳng định xếp hạng của từng TCTD chỉ được thông báo cho đơn vị đó và không công khai cho bên thứ ba.

Quy định về xếp hạng các TCTD thay đổi theo hướng phù hợp hơn

Theo đánh giá của LPB Research, các thay đổi và phương pháp xếp hạng NHTM như quy định tại Dự thảo Thông tư nhìn chung phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành và chuẩn mực quốc tế. Riêng quy định không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng các TCTD dù gặp phải một số ý kiến trái chiều, tuy nhiên quan điểm này sẽ được NHNN giữ vững do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, mục đích chấm điểm ngân hàng là để phục vụ công tác quản lý và xử lý những ngân hàng yếu kém, trong khi việc công bố thông tin có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ đổ vỡ của các đơn vị yếu kém. Khi thông tin xếp hạng được công bố, những ngân hàng được xếp hạng yếu và yếu kém có nguy cơ bị rút tiền hàng loạt, mất thanh khoản và đối diện với sự sụp đổ nhanh chóng. Các ngân hàng nhỏ và tầm trung cũng sẽ gặp khó khăn hơn vì khách hàng sẽ chỉ gửi tiền và vay vốn ở các ngân hàng xếp hạng tốt.

Thứ hai, trong bối cảnh cấu trúc tài chính tại Việt Nam đang chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, những bất ổn của hệ thống ngân hàng đến từ công bố thông tin sẽ dẫn đến xáo trộn trong vận hành, cung ứng vốn cho nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ thực hiện quyết liệt.

Thứ ba, trong giai đoạn tiền đề cho triển khai Basel II như hiện nay thì cải thiện sức khỏe của hệ thống tài chính là mục tiêu được ưu tiên hơn, yêu cầu về công bố thông tin có thể được tạm hoãn để đảm bảo tính ổn định.

Tuy nhiên trong dài hạn, công bố kết quả xếp hạng riêng lẻ có thể dẫn đến những hệ lụy đến từ thông tin bất cân xứng, đồng thời là rào cản trong cải thiện vấn đề về minh bạch hóa thông tin thị trường. Khi cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam đi vào ổn định và được cải thiện theo hướng phát triển thị trường vốn, giảm gánh nặng lên hệ thống ngân hàng thì NHNN có thể sẽ phải cân nhắc điều chỉnh quy định công bố kết quả xếp hạng. Đây là xu hướng không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi triển khai Basel II với yêu cầu bắt buộc về minh bạch thông tin [trụ cột III]. Trên thế giới, hiện ECB cũng đã thực hiện công bố xếp hạng ngân hàng.

 

Các ngân hàng sẽ phải làm gì

NHNN xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng nhằm mục đích chính là phục vụ công tác quản lý của NHNN, bao gồm giám sát trong lĩnh vực ngân hàng, cảnh báo sớm và kịp thời phát hiện các TCTD yếu kém để có biện pháp ngăn chặn phù hợp. Do phục vụ yêu cầu của NHNN, từ phía các TCTD sẽ không có phản ứng quá mạnh mẽ đối với quy định này mà sẽ theo hướng “tuân thủ” là chính.

Việc xếp loại ngân hàng cũng là cơ sở để NHNN quyết định ứng xử với các TCTD như chính sách ưu đãi, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao/thấp theo từng nhóm, sau này có thể là căn cứ để xác định mức phí bảo hiểm tiền gửi,... Theo đó, từ phía các ngân hàng nhỏ và tầm trung sẽ cố gắng cải thiện các chỉ tiêu để được xếp vào nhóm trên [A, B], trong khi đó các ngân hàng lớn sẽ cố gắng trụ hạng để không bị rớt nhóm. Tuy nhiên, giữa các chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu có thể xảy ra xung đột [như nâng cao yêu cầu về vốn thì tác động xấu đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận,...] nên thay vì chạy theo “thành tích”, mỗi TCTD sẽ phải cân nhắc ưu tiên đẩy mạnh những chỉ tiêu trọng yếu dựa trên việc cân đối theo những mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng thời kỳ.

Nguồn: LPB Research tổng hợp 

Video liên quan

Chủ Đề