Cách gọi hồn người sống

Gọi hồn người chết sau 49 ngày

Câu hỏi “có nên gọi hồn người đã khuất” liên tục được đặt ra, nhất khi có rất nhiều gia đình Việt Nam thực hiện việc gọi hồn người đã khuất để nói chuyện, ghi âm về cho gia đình, con cháu nghe, nhất là việc gọi hồn người chết sau 49 ngày

Bạn có tin rằng trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi chết người chết vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình? Bạn có tin vào việc gọi hồn người chết sau 49 ngày? Wikichiase sẽ cùng quý vị đi giải đáp vấn đề đó.

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, chết không phải là hết nên mới có cái gọi là linh hồn.

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là Psyche, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể [Essence]. Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí [Logos], tình cảm [Thymos] và ái dục [Eros]. Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa [xem De Anima – Về linh hồn].

Theo Phật giáo Linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt. Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm [chủng tử – bija] được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

Gọi hồn là việc kêu gọi linh hồn của một người đã chết quay trở về để nói chuyện với người đang sống. Người ta tin rằng một số người có khả năng đặc biệt có thể giao lưu được với người ở thế giới tâm linh mà ta vẫn thường gọi là thầy cúng hoặc người có khả năng ngoại cảm [nhà ngoại cảm].

Khái niệm gọi hồn được hiểu như sau: Nhà ngoại cảm sẽ “làm phép” để linh hồn người đã chết có thể nhập vào thể xác của một người còn sống. Qua đó người bình thường có thể giao lưu, nói chuyện được với linh hồn của người đã chết. Thể xác đó có thể là chính nhà ngoại cảm nhưng cũng có thể là người nhà của người đã chết.

Cho dù là nhập vào ai thì sau khi hồn nhập vào, người đó giống như biến thành người đã chết kia, có thể nói đủ thứ chuyện mà chỉ những người trong gia đình mới biết, thậm chí giọng điệu, phong cách cũng giống y hệt người chết. Tuy nhiên, một số người cẩn thận cho rằng để cho hồn nhập vào người nhà mình đáng tin hơn là nhập vào ông thầy cúng.

Sau 49 ngày người chết đi về đâu

Theo quan điểm Phật giáo, âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. 49 ngày được coi là quãng thời gian quan trọng của người đã khuất, trong khoảng thời gian này, họ rất đau khổ và quyến luyến với trần gian. 

Nhiều người cho rằng trong khoảng thời gian 49 ngày người mất vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được những suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình. Và sau 49 ngày mất đa số người mất sẽ được đầu thai thành những kiếp khác nhau.

Tuy nhiên theo kinh Phật thì với những hạng người cực ác hay cực thiện thì không trải qua quãng thời gian 49 ngày mà lập tức sanh về cảnh giới. Ví dụ như hạng người cực ác mang nghiệp địa ngục thì khi chết liền sanh về địa ngục, còn người cực thiện lúc sống tạo nhiều phước lành thì khi chết liền được sanh về cõi trời để hưởng phước và nếu may mắn được Phật A Di Đà tiếp dẫn thì khi mất liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Với những hạng người thông thường lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì khi chết phải trải qua 49 ngày để phân định nghiệp sau đó sẽ đi đầu thai.

Trong thế giới tâm linh nếu người chết muốn đầu thai được thành người trở lại thì trong hiện kiếp người đó cần thực hiện ngũ giới và tam quy một cách trọn vẹn. Khi còn sống người đó phải sống không tà đạo, không sát sinh, nói dối, trộm cướp và không dùng những chất kích thích, gây nghiện.

Riêng những người không tin nhân quả tội phước báo ứng và không có thiện hữu trí thức đi cùng hay chẳng có tâm sám hối khi làm những việc ác báo thì chắc chắn khi thần thức lìa khỏi xác phàm ma vương, quỷ sứ sẽ đến nghênh tiếp về chốn Diêm Đài để trị tội và xét xử.

Lúc còn sống nếu như con người có ý muốn tái sinh trở lại làm người thì với cái nhân ấy nó sẽ dẫn dắt thần thức của mình nghiêng về hướng đó để chọn nghiệp và đầu thai. Nếu trong quá khứ người ấy có tâm luyến ái với kẻ nào nhiều thì chính cái nhân thần thức ấy sẽ ngã về hướng đó. Nó đi tìm cho đến khi nào gặp được giống như ý của nó muốn mà thôi. Thời gian từ khi mất cho đến 49 ngày là thời gian quyết định để tâm thức đi đầu thai.

Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra là nếu sau 49 ngày giả sử người chết chưa đầu thai có nên gọi hồn hay không? Câu trả lời là không.

Bởi lẽ sau khi chết, con người ta quên sạch quá khứ. Thứ hai là người chết tự nhiên hoang mang hay lưu luyến thân xác cũ và người thân, đáng lẽ nên đi đầu thai để có cuộc sống mới thì lại cứ vất vưởng lang thang, cộng thêm việc người thân gọi hồn người đã mất làm níu kéo lại càng chậm trễ việc đầu thai. Thay vì gọi hồn thì hãy cầu mong người người chết sớm được đầu thai và đầu thai vào cõi tốt thì hơn.

Theo Phật giáo, người chết rồi quan trọng nhất là được sớm đầu thai để bắt đầu cuộc sống khác. Cõi âm chỉ như một trạm dừng nghỉ tạm thời trước khi chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, không ai ở đấy mãi, nên không nên chú trọng đến nó quá. Có người đầu thai ngay khi vừa chết, còn không thì nội trong 49 ngày sẽ đầu thai, có những trường hợp sẽ lâu hơn, mà nhiều khi lâu hơn là do người trần níu kéo. 

Lên cõi trời thì không gọi hồn được, vào địa ngục, người, súc sinh cũng không gọi hồn được. Chỉ có tái sinh lên cõi thần hoặc vào cõi ngạ quỷ mới gọi hồn được, thông thường gọi hồn được thì hồn ấy thường là ngạ quỷ, vì các cô đồng thì chưa đủ sức để triệu những vị thần về được.

Tái sinh vào cõi ngạ quỷ, hồn có thể về, nhưng có khẳng định được hồn ấy là bố mẹ, là thân nhân của mình không thì chưa biết, có khi là ngạ quỷ khác về, nhưng tự xưng là người thân nhà mình, họ cũng biết hết mọi chuyện nhà mình.

Nếu gọi hồn chỉ để hỏi người chết có thiếu gì không, có ước nguyện gì không sẽ là không có ích gì vì sau khi đầu thai họ đã quên sạch rồi, còn nếu đang ở ngạ quỷ mà chúng ta càng khơi gợi thêm lòng tham đắm trong họ thì không biết bao giờ mới được giải thoát khỏi ngạ quỷ.

Người chết càng hoang mang hay lưu luyến thân xác cũ và người thân, đáng lẽ nên đi đầu thai để có cuộc sống mới thì lại cứ vất vưởng lang thang, cộng thêm việc người thân gọi hồn làm níu kéo lại càng chậm trễ việc đầu thai.

Thành ra gọi hồn lúc này không những không có lợi mà còn có hại. Thay vì gọi hồn thì hãy cầu mong người thân sớm được đầu thai và đầu thai vào cõi tốt hơn.

Chính vì lẽ này nên nhà Phật cấm không cho gọi hồn, hãy để người chết được yên. Cho nên muốn tốt cho người đã mất thì tốt nhất là làm các việc tốt tạo phước, tích phúc tích đức, trì Kinh, niệm Phật, sám hối cho vong hồn người mất. 

Vậy gọi hồn không những không có lợi mà còn có hại cả cho người sống lẫn người chết. Trừ những trường hợp hết sức đặc biệt [chết oan không đầu thai được] thì không nên gọi hồn. Nếu tin vào việc gọi hồn [sau 49 ngày] thì cũng là phủ định việc người thân của mình được đầu thai một kiếp sống mới tốt đẹp hơn. 

Về việc đầu thai tái sinh của người đã mất thì theo giáo lý Nhân quả – Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện… trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sinh của họ. Vì mỗi người đều phải ‘thừa tự’ nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta.

Để người mất nhanh được đầu thai, người trần quan niệm rằng, gia đình có người mất nên tạo phước bằng cách ăn chay, niệm Phật, làm đám ma chay, tụng kinh [đặc biệt là kinh Địa Tạng]… sau đó hồi hướng cho người chết thì người chết sẽ được thêm nhiều phước lành mà được sanh về cõi lành. Thời gian này tang chủ cũng nên làm nhiều điều thiện và tuyệt đối không được sát sinh, vì sát sinh sẽ làm cho người chết thêm mang tội và phải giải trình vì các vong hồn của con vật mà ta sát sinh sẽ kiện tụng ở dưới đó làm cho họ bị chậm quá trình đầu thai.

Tóm lại, khi người thân mất đi, trách nhiệm của mỗi Phật tử, người thân trong gia đình là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong hương linh siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân. 

Tín là tốt nhưng không nên mê quá khiến bản thân lầm đường lạc lối. Nhất là ngày nay, càng nhiều người đi gọi hồn để hỏi thăm ông bà sống “dưới đó có tốt không”, rồi chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện tương lai… nhưng thực ra thật thì ít, giả thì nhiều, tạo thêm cơ hội cho những kẻ trục lợi giả làm ông đồng bà cốt kiếm tiền. Mỗi người Phật tử cần có chính kiến trong những sự việc tương tự để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.

Cõi trần là cõi tạm, sống chết vô thường, chúng ta hãy coi cái chết là một điều hiển nhiên của cuộc sống; không nên gọi hồn người chết sau 49 ngày hãy để người đã mất được an nghỉ, siêu thoát. đó là cách tốt nhất cho người đã khuất và cả chúng ta. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể xoa dịu đi phần nào nỗi đau của những ai đang chịu mất mát vì mất đi người mà mình yêu thương.

Xem thêm:

Linh hồn người chết trong 49 ngày như thế nào? Sau 49 ngày người chết đi về đâu?

Video liên quan

Chủ Đề