Cách nấu dung dịch vệ sinh

Cách nấu dung dịch vệ sinh
Cách nấu dung dịch vệ sinh

Việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không chỉ giúp làm sạch mà còn giúp cân bằng độ pH vùng kín. Bạn có biết cách lựa chọn và cách dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn và tốt cho sức khỏe vùng kín?

Thói quen dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ (hay nước rửa phụ khoa) để có cảm giác sạch sẽ và thoáng mát ở vùng kín nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ nếu bạn dùng sai cách. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin về sản phẩm làm sạch này để tránh các nguy cơ về sức khỏe nhé.

1. Dung dịch vệ sinh phụ nữ là gì?

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm giúp làm sạch vùng kín của phụ nữ. Bạn có thể mua sản phẩm này tại bất kỳ hiệu thuốc hoặc cửa hàng nào mà không cần toa thuốc từ bác sĩ.

Việc sử dụng nước rửa phụ khoa giúp cân bằng độ pH âm đạo, từ đó phòng tình trạng ngứa và nhiễm khuẩn cho khu vực nhạy cảm này. Sản phẩm này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt lactobacillus, một vi khuẩn rất quan trọng cho sức khỏe âm đạo.

2. Cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Nhiều bạn gái băn khoăn không biết có nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không và cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ như thế nào là đúng. Câu trả lời là bạn có thể sử dụng sản phẩm này nếu thấy phù hợp và cách dùng cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn lấy một lượng nhỏ dung dịch ra tay rồi bôi vào mặt ngoài của vùng kín. Sau đó, bạn massage nhẹ nhàng vùng kín rồi rửa lại với nước sạch. Khi đã vệ sinh xong, bạn lau khô vùng kín bằng khăn sạch.

Bạn có thể sử dụng nước rửa phụ khoa mỗi ngày một lần khi tắm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng sản phẩm để vệ sinh âm hộ chứ không nên thụt rửa bên trong âm đạo. Nguyên do là bởi thói quen thụt rửa âm đạo có thể làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi khuẩn ở ‘vùng cấm địa” và gây một số tác hại nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng âm đạo: Việc thụt rửa làm rối loạn độ cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong âm đạo và tạo cơ hội cho hại khuẩn phát triển, từ đó gây nhiễm khuẩn âm đạo và làm tăng nguy cơ sinh non cũng như lạc nội mạc tử cung. Các nghiên cứu cho rằng những phụ nữ không thụt rửa âm đạo ít có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn âm đạo hơn.
  • Viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nghiên cứu đã chỉ ra những phụ nữ thụt rửa âm đạo có nguy có mắc bệnh viêm vùng chậu cao hơn 73%.
  • Biến chứng khi mang thai: Những phụ nữ thụt rửa âm đạo hơn một lần một tuần khó mang thai hơn so với những người không thụt rửa. Ngoài ra, việc thụt rửa âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung lên đến 76% và nguy cơ này tỷ lệ thuận với tần suất thụt rửa của bạn.
  • Ung thư cổ tử cung: Nếu bạn thụt rửa âm đạo 1 lần/tuần thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của bạn cao hơn những người không thụt rửa đấy.

3. Cách chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín

Việc chọn được một sản phẩm nước rửa phụ khoa phù hợp rất quan trọng vì sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vùng kín. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần trong sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ mình muốn mua và ưu tiên những loại sau:

  • Dung dịch không mùi: Tuy nước rửa phụ khoa có mùi thơm tạo cho bạn cảm giác sạch sẽ và tươi mới nhưng thực ra những loại này có chứa nhiều hóa chất độc hại. Những hóa chất này có thể dẫn đến kích ứng da và dị ứng quanh bộ phận sinh dục.
  • Nước rửa phụ khoa có axit lactic: Axit lactic có khả năng làm sạch rất tốt và còn giúp duy trì độ cân bằng của pH âm đạo. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì môi trường axit xung quanh âm đạo mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa glycerine: Glycerine là một chất dưỡng ẩm rất tốt cho làn da, kể cả da vùng kín. Nếu bạn đang gặp tình trạng khô âm đạo, hãy sử dụng sản phẩm có chứa glycerine.
  • Dung dịch có chứa natri lauryl sulphate: Natri lauryl sulphate là một thành phần phổ biến trong dầu gội và xà phòng có khả năng làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn trong âm đạo. Hơn nữa, chất này cũng giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Lưu ý là bạn chỉ nên dùng sản phẩm có chứa natri lauryl sulphate một cách vừa phải vì việc dùng quá nhiều có thể dẫn đến ngứa và nổi mẩn trên da.
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa caprylicglyceride (capric glyceride): Chức năng chính của hợp chất này là bổ sung độ ẩm cho da. Vậy nên, nước rửa phụ khoa có chứa caprylic glyceride (capric glyceride) sẽ giúp bạn giữ được độ ẩm cho âm đạo khá tốt.

4. Dung dịch vệ sinh có thật sự an toàn?

Mặc dù có thể giúp bạn giữ vùng kín sạch sẽ nhưng sản phẩm này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ ảnh hưởng pH âm đạo: Sản phẩm này có tính kiềm trong khi âm đạo có tính axit nên sản phẩm này có thể làm rối loạn độ pH của âm đạo. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nước rửa phụ khoa không kê đơn có thể phá vỡ hệ vi khuẩn trong âm đạo.
  • Mùi hương của nước rửa phụ khoa có thể gây hại: Nhiều sản phẩm vệ sinh đặc chế này có chứa chất tạo mùi cũng có thể gây kích ứng âm đạo. Hóa chất và chất kích thích dùng để tạo mùi có thể làm cho vấn đề ngứa âm đạo hoặc ngứa âm hộ trở nên tồi tệ hơn.
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây viêm âm đạo do vi khuẩn: Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những ai sử dụng dung dịch này quá thường xuyên dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo, ngứa, tiết dịch hay nhiễm trùng nấm men hơn.

5. Bạn có thể thay thế dung dịch vệ sinh?

Nếu không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn có thể thay thế bằng nước ấm, giấm trắng hoặc gel lô hội.

  • Nước ấm: Thói quen rửa âm hộ bằng nước ấm mỗi ngày khi tắm là đã đủ để giúp bạn làm sạch vùng nhạy cảm này. Nước ấm là dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn nhất bạn có thể dùng đấy!
  • Giấm trắng: Bạn hãy pha một muỗng canh giấm trắng đã tiệt trùng với một cốc nước để rửa âm hộ. Sau khi vệ sinh xong, bạn rửa lại vùng kín với nước. Dung dịch này sẽ giúp khử những mùi khó chịu trong âm hộ mà không gây ra tác dụng phụ như nổi mụn hay nổi mẩn đỏ.
  • Gel lô hội: Bạn hãy cắt một nhánh lô hội để lấy phần gel rồi trộn gel này với nước để rửa âm hộ. Sau đó, bạn nhớ xả lại vùng kín với nước ấm. Cách vệ sinh này giúp bạn giảm nhẹ tình trạng ngứa âm hộ và còn có thể se khít và làm hồng cô bé.

Bên cạnh việc làm sạch vùng kín đúng cách, bạn cũng cần duy trì các thói quen như thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày đèn đỏ, mặc đồ lót thoải mái, vệ sinh đồ chơi tình dục đúng cách…

Để cô bé được khỏe mạnh, bạn nên chọn đồ lót cotton vì đây là chất liệu vừa mềm mại lại vừa khô thoáng. Ngoài ra, bạn hãy thay quần lót ngay sau khi tập thể dục ra mồ hôi nhiều và không dùng quần lót khi ngủ nhé.

Thói quen dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp bạn có cảm giác sạch sẽ và thoáng mát, song cũng có thể làm ảnh hưởng độ pH âm đạo và gây viêm nhiễm. Để tận dụng tối đa lợi ích của sản phẩm và tránh các tác dụng phụ, bạn cần chọn dung dịch vệ sinh cẩn thận. Đừng lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ quá kẻo lợi bất cập hại, bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hiện nay vấn đề chăm sóc cô bé đúng cách là vấn đề quan tâm hàng đầu của chị em. Từ lâu trong dân gian, vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đã được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Vậy cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng cách như thế nào, rửa lá trầu không có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>> Đừng bỏ lỡ:

Cách đun lá trầu không để vệ sinh vùng kín vô cùng đơn giản. Rửa sạch lá trầu không, cho thêm nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó, cho thêm một ít muối vào khuấy đều, đổ tiếp ra chậu nhỏ. Để một lát cho nước bớt nóng, bạn ngồi ở vị trí cao cho hơi nước bốc lên vùng kín. Như vậy được xem là cách xông hơi vùng kín đúng cách.

Vậy cách vệ sinh vùng kín phụ nữ bằng lá trầu không có tác dụng gì? Cách xông vùng kín bằng lá trầu không sẽ giúp hơi nước lá trầu thấm sâu vào trong giúp làm giảm mùi hôi và ngăn ngừa nấm, ngứa. Xông lá trầu không khoảng 10 phút. Đợi nước nguội rồi lấy ngay nước này để rửa bên ngoài vùng kín.

Cách nấu dung dịch vệ sinh
Cách làm lá trầu không rửa vùng kín rất đơn giản

Ngoài đun sôi lá trầu để xông vùng kín bạn có thể dùng lá trầu không rửa vùng kín. Bạn dùng một nắm lá trầu không rửa sạch cho vào nồi, đun sôi rồi để nguội. Sau đó, cho thêm một lượng nước vừa phải để làm loãng dung dịch. Và dùng nước đó sử dụng như nước rửa phụ khoa để vệ sinh bên ngoài vùng kín. Kiên trì thực hiện cách rửa vệ sinh bằng lá trầu không này 2-3 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách nấu dung dịch vệ sinh
Cách rửa vệ sinh bằng lá trầu không

Muối biển cũng chứa chất kháng viêm và kháng khuẩn cao. Nên rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm.

Cách sử dụng lá trầu không rửa vùng kín với nước muối biển như sau:

  • Lấy 10 lá trầu không rửa sạch và vò nát vào trong 2 lít nước.
  • Sau đó lọc lấy nước trong và cho vào 2 muỗng cafe muối biển, sau đó hòa tan hỗn hợp này.
  • Rửa vùng kín bằng loại nước này 2-3 lần/ 1 tuần.

Bạn cũng có thể dùng Dung dịch vệ sinh phụ nữ từ lá trầu không, vừa tiết kiệm thời gian, vừa hiệu quả, cân bằng P.H, loại bỏ hoàn toàn mùi hôi, ngứa cùng các vấn đề phụ khoa thông thường.

Hàm lượng tinh chất đậm đặc gấp nhiều lần so với các dung dịch vệ sinh thông thường cùng chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới.

Công nghệ bọc hương 3D tiên tiến vừa đảm bảo sự an toàn tuyệt đối vừa mang đến hương thơm tức thì khi chạm vào da:

🍭 Lollipop ngọt ngào như giỏ trái cây chín mọng, thơm thơ ngây như cục kẹo, ngon ăn mà rất gọi mời.

🍓 Hottie nồng nàn như câu chuyện của một người phụ nữ nhiều trải nghiệm, thơm như một vườn hoa đang mùa nở rộ, thoáng chút thâm trầm từ cây gỗ ngàn năm, làm người ta càng gần càng không muốn rời xa. 

🍀 Hương trầu không nguyên bản làm nổi bật cái thơm đầy tính nữ của bản năng, hoang dại, mà quyến rũ đến tận cùng. 

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Lá trầu không, lá chè xanh cũng có tính sát khuẩn, chống viêm cao. Sự kết hợp của hai loại lá này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phần phụ.

Cách dùng lá trầu không vệ sinh vùng kín với lá chè xanh như sau:

  • Lấy khoảng 10 lá trà xanh và 10 lá trầu không đem rửa sạch, vò nhuyễn và đun cùng 2 lít nước cho ấm. Sau đó lọc lấy nước và bỏ xác.
  • Nhúng khăn lông vào và vắt nhẹ, lau qua vùng kín khoảng 5 phút.
  • Thực hiện 2-3 lần/ 1 tuần.
Cách nấu dung dịch vệ sinh
Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không kết hợp với chè xanh

5.1 Lá trầu không trị ngứa vùng kín 

Lá trầu có tác dụng gì cho vùng kín? Nghiên cứu khoa học cho thấy, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như: methyl eugenol, caryophyllen chavicol, chavibetol, cineol, estragol, carvacrol, allylcatechol, p-cymen, cadinen, tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Từ đó, có thể thấy lá trầu không có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Cách nấu dung dịch vệ sinh
cách chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, nhiều chị em đã tự áp dụng cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không bằng cách xông hơi, lau, rửa vùng kín hoặc kết hợp với nước muối hay lá trà xanh để rửa vùng kín.

5.2 Trị hôi vùng kín bằng lá trầu không

Việc sử dụng lá trầu không rất tốt trong việc chữa mùi hôi vùng kín. Trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm nên trị hôi vùng kín bằng lá trầu không khá hiệu quả. Việc sử dụng lá trầu không để chữa mùi hôi vùng kín sẽ không hiệu quả nếu như chị em không biết kết hợp với chế độ ăn uống và việc giữ gìn vệ sinh vùng kín. 

5.3 Xông lá trầu không giúp chữa nấm candida

Lá trầu không rửa vùng kín có tốt không? Những thành phần trong lá trầu có hoạt chất ức chế các chủng vi khuẩn và các chủng nấm. Đồng thời, chống lại sự phát triển và gây bệnh của nấm, vi khuẩn. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín do các tác nhân này gây ra.

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Tinh dầu trong lá trầu không còn có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Giúp làm lành các vết thương một cách nhanh chóng. Do vậy, có thể chữa các bệnh do viêm nhiễm hiệu quả. Trong đó, chữa viêm nấm candida bằng trầu không cũng không ngoại lệ.

5.4 Chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không 

Dùng lá trầu không để rửa vùng kín là cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng cách, đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Lá trầu có hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm, giúp giảm viêm nhiễm. Vì tương đương như một loại nước sát khuẩn tự nhiên. Nên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị những triệu chứng tại chỗ chứ không điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh.

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Cách vệ sinh bằng lá trầu không không khó để thực hiện. Tuy nhiên nếu bạn có cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không không đúng cách cũng sẽ khiến phản tác dụng. Do vậy cần lưu ý những vấn đề sau đây:

6.1 Cần đảm bảo quá trình chọn lá trầu xông vùng kín

Khi chọn lá trầu không để vệ sinh vùng kín, bạn nên chọn cho thật kỹ lưỡng. Chọn những lá trầu không tươi, không sâu bệnh, không bị phun thuốc trừ sâu hay bị nhiễm hóa chất. Vì nếu phải chọn những loại lá không đảm bảo sẽ gây hại cho vùng kín của bạn.

6.2 Không để nước vệ sinh vùng kín bằng nước trầu không qua đêm

Chỉ nên vệ sinh trong ngày, không được để nước lá trầu không qua ngày hôm sau. Vì nếu bạn sử dụng phần nước cũ ngày hôm nay qua ngày hôm sau sẽ không còn tác dụng nữa.

6.3 Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng cách là chỉ vệ sinh bên ngoài 

Chỉ nên nhẹ nhàng vệ sinh ở bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không được ngâm hay thụt rửa âm đạo bằng nước lá trầu không. Vì nó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây viêm nhiễm.

6.4 Không nên lạm dụng việc vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

Bạn không nên cách vệ sinh bằng lá trầu không, quá nhiều lần trong tuần thường xuyên. Chỉ nên rửa hoặc xông vùng kín 2-3 lần/ tuần, tuyệt đối không nên lạm dụng trong thời gian dài sẽ khiến âm đạo bị khô rát, khó chịu.

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Một tuần 2-3 lần là khoảng thời gian phù hợp nhất, để bạn cách vệ sinh bằng lá trầu không hiệu quả. Nếu muốn nhanh khỏi bệnh, bạn có thể thực hiện hàng ngày. Cùng với việc vệ sinh âm đạo, bằng nước lá trầu không đun để nguội.

Lá trầu có công dụng rất tốt để chăm sóc sau sinh bởi vì nó rất lành tính. Nhờ xông lá trầu không vùng kín sau sinh mà “cô bé” của phụ nữ phục hồi rất nhanh.

Lá trầu có thành phần quan trọng là đường và tinh dầu. Nên có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Việc làm hồng vùng kín bằng lá trầu không không chỉ giúp vùng kín thêm hồng hào, mịn màng mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những cách xông hơi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không ngay tai nhà để thấy sự hiệu quả rõ rệt.

Cách nấu dung dịch vệ sinh
Xông lá trầu không

Lá trầu không rửa vùng kín có tốt không? Lá trầu không có độ ẩm cao, chứa nhiều protein, chất béo, đường, carbohydrate, vitamin… Tinh dầu của lá có màu vàng nhạt, mùi thơm nồng, vị cay nóng. Chính nhờ những đặc điểm này mà lá trầu không có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm. Giúp ngăn chặn chúng, không cho xâm nhập vào bên trong vùng kín. Do vậy nhiều chị em thường có cách chữa viêm bằng lá trầu không vô cùng hiệu quả.

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Đây là loài cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, giá thành lại rẻ. Nên bạn có thể dễ dàng chế biến cho mình một loại “thần dược” chăm sóc vùng kín chỉ với vài ngàn đồng. Vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí lại không cần lo lắng về các tác dụng phụ.

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín phụ nữ thâm đen và mở rộng. Trong đó, nguyên nhân chính là sự thay đổi hoormone và việc mặc quần áo bó sát quá chật.

Tuy nhiên cách trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không hoàn toàn không giúp cho vùng kín bị thâm. Thay vào đó phương pháp xông lá trầu vùng kín theo phương pháp dân gian đã khiến nhiều chị em hài lòng. Giúp tự tin hơn trong chuyện chăn gối.

Cách nấu dung dịch vệ sinh

Tuy nhiên, bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến những lưu ý dưới đây để tránh gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng.

Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đúng cách đem lại hiệu quả tốt cho những người mới bị bệnh viêm phụ khoa trong tình trạng chưa nghiêm trọng. Nếu bạn áp dụng phương pháp này mà Shila chia sẻ trong một thời gian nhưng không thấy tiến triển. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và nhận được phác đồ điều trị phù hợp nhất.