Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

  • 12:00 10/04/2022
  • Xếp hạng 4.95/5 với 20264 phiếu bầu

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là căn bệnh ngày càng xuất hiện phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, mất vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày ở trẻ em chủ yếu là do cơ thể người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori [Hp], do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh khiến cho vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể thông qua đường thức ăn.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường chủ yếu xảy ra ở các quốc gia đang phát triển, do tình trạng kinh tế còn nhiều khó khăn dẫn đến nguồn cung thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh, nguồn nước chưa đảm bảo điều kiện để sử dụng cho sinh hoạt, ngoài ra do trình độ văn hóa thấp khiến cho người dân chưa nhận thức rõ ràng sự nguy hiểm khi sử dụng thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm.

Ngoài ra, thói quen mớm cơm cho trẻ có thể khiến cho trẻ bị lây bệnh viêm loét dạ dày từ chính các thành viên trong gia đình.

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể làm xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Đau bụng theo cơn, thường đau nhiều khi no và giảm đi khi đói, đau ở vùng thượng vị
  • Xuất hiện hiện tượng chảy máu dạ dày, đi kèm với các triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu đen
  • Ăn kém, ăn không tiêu
  • Xuất hiện tình trạng chướng bụng

Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường chủ yếu xảy ra ở các quốc gia đang phát triển

  • Trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, phụ huynh cần phải chú ý sử dụng thuốc điều trị tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 8 tuổi mắc bệnh, nên cân nhắc sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng của bệnh trước khi sử dụng kháng sinh tiêu diệt Hp vì có thể gây hại đến quá trình phát triển của trẻ.
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em do sử dụng thuốc, cần tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, kể cả thuốc chứa Ibuprofen, Aspirin hay các loại khác cùng nhóm.
  • Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, ngoài ta có thể tăng số lượng, giảm khối lượng bữa ăn tùy vào cơ địa của từng trẻ. Phụ huynh không nên ép con ăn quá nhiều, vì việc gây sức ép về vấn đề ăn uống có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực, khiến cho bệnh viêm dạ dày càng thêm trầm trọng
  • Hạn chế cho trẻ uống nước trong bữa ăn. Khuyến khích trẻ ăn từ từ, nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Tăng cường chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa để dạ dày không phải “làm việc” quá vất vả.
  • Hạn chế cho trẻ ăn cơm chan canh, khi đó trẻ dễ sinh ra lười nhai, nuốt chửng khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn.
  • Không cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn.
  • Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập; tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý; tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt đối với trẻ bị viêm loét dạ dày.
  • Đối với trẻ nhỏ nên cho bú sữa mẹ, ngày chia thành nhiều lần
  • Chỉ thực hiện nội soi dạ dày trẻ em khi thực sự cần thiết và phải được sự cho phép tiến hành của bác sĩ chuyên khoa.

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Phụ huynh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vừa thuận lợi cho việc điều trị, vừa không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.


4.1 Sử dụng thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Thực phẩm có khả năng làm giảm acid dịch vị: Đường, mật ong, dầu thực vật...
  • Thực phẩm có khả năng làm trung hòa acid dịch vị: Sữa, trứng
  • Thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày: Gạo nếp, khoai, bánh mỳ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Thực phẩm ít chất xơ sợi: Rau củ non
  • Đồ uống: Nước lọc, nước chè loãng

4.2 Không sử dụng thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày

  • Nước sốt, nước luộc thịt không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Thịt hun khói, dăm bông, xúc xích, lạp sườn
  • Thực phẩm dai cứng, nhiều chất xơ sợi: các loại thịt có gân, rau sống, các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ
  • Các loại đồ ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả có vị chua
  • Các loại gia vị: ớt, tiêu, giấm, tỏi
  • Đồ uống có chất kích thích, đồ uống có ga

4.3 Xây dựng phương pháp ăn uống hợp lý

  • Ăn đầy đủ 3 bữa chính, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa hơn để giảm nhẹ sự hoạt động tiêu hóa cho dạ dày
  • Ăn uống điều độ, chú ý không để trẻ quá đói hay quá no
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quay, rán
  • Chú ý cho trẻ ăn thức ăn với nhiệt độ vừa phải, từ 40-50 độ C để giảm thiểu nguy cơ khiến dạ dày co bóp mạnh khi gặp nhiệt độ quá thấp hay quá cao
  • Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, do đó trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại những cơ sở y tế uy tín hàng đầu.

Chuyên khoa Nhi Tiêu hóa - Gan mật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đảm nhận thăm khám, nội soi chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa - gan mật ở trẻ em với các chứng bệnh thường gặp như: Tiêu chảy kéo dài, xuất huyết tiêu hoá, gan mật cấp tính và mãn tính, các bệnh hệ thống tiêu hoá, gan mật, tiêu chảy cấp, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mãn, hội chứng ứ mật kéo dài, u ở bụng,...Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại đảm bảo sẽ giúp cho quá trình điều trị rút ngắn và mang đến tâm lý thoải mái nhất, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Ăn thế nào là đúng cách để tốt cho dạ dày?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng đang xảy ra ngày càng nhiều. Đây là hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Bố mẹ cần lưu ý những gì trong cách điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là thức ăn, chất lỏng, dịch vị cùng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Cùng với đó sẽ đi kèm với những hiện tượng sức khỏe như biếng ăn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc. Trào ngược dạ dày thường xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi và thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu trên 1 tuổi trẻ vẫn bị cùng với những triệu chứng khác lạ thì nên đi khám lập tức.

Trào ngược sinh lý thường xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bé bị trớ sữa thường xuyên nhưng không bị giảm cân, không khò khè. Nguyên nhân chủ yếu là do bú sai tư thế hoặc do hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện.

Chậm nhất là khi trẻ lên 1 tuổi, tình trạng này sẽ giảm dần.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra nhiều hơn ở trẻ dưới 2 tuổi

Trẻ bị trào ngược dạ dày bệnh lý thường xảy ra với trẻ trên 1 tuổi.

Trẻ thường khàn giọng, nôn trớ, thở khò khè, thường xuyên quấy khóc, viêm phổi tái phát, biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mắc những khuyết tật bẩm sinh như sa dạ dày, thoát vị cơ hoành. Điều này làm cho cơ thắt thực quản yếu. Ngoài ra cũng có thể do trẻ bị bại não, hở van tim, nhiễm trùng toàn thân,…

Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định tình trạng của trẻ. Đồng thời được đưa ra hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

  • Dạ dày trẻ chưa hoàn thiện: Do cơ thắt hoạt động chưa ổn định, chưa đóng vào hiệu quả nên thức ăn bị trào ngược ra ngoài.
  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Hệ thống tiêu hóa ở trẻ khá nhạy cảm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn kém. Ngoài ra, dạ dày trẻ nằm gần lồng ngực hơn người lớn nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.
  • Nguồn thực phẩm: Khi cho trẻ dùng những thực phẩm có chứa caffeine hoặc những thực phẩm nóng, hiện tượng trào ngược cũng rất dễ xảy ra.
  • Cho bú sai tư thế: Việc cho bé bú theo tư thế nằm ngang khiến cho sữa vừa xuống tới dạ dày đã trào ngược lên.
  • Do một số cơ quan bị khuyết tật bẩm sinh: Một số trẻ khi sinh ra có thể bị khuyết tật, trong đó có một số khuyết tật liên quan đến đường tiêu hóa như thoát vị hành, cơ thắt thực quản dưới,…
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm mất đi một phần chức năng của dạ dày. Làm quá trình tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như tiền sử gia đình có người bị trào ngược dạ dày hoặc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá,…

  • Khi bé bị trào ngược dạ dày sẽ có một số dấu hiệu phổ biến sau:
  • Trẻ thường xuyên bị nôn, trớ ra cả mũi và miệng.
  • Ngủ không sâu giấc, thường quấy khóc, biếng ăn dẫn đến tăng cân, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
  • Ho và có những dấu hiệu về đường hô hấp như khó nuốt, thở khò khè.
  • Ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, đầy hơi, đau phía sau ức xương,…
  • Ngoài ra, bé còn có một số triệu chứng như: nhiễm trùng tai giữa, hôi miệng, miệng có vị chua. Hoặc trẻ có dấu hiệu đau họng vào buổi sáng, sâu răng, có âm thanh trong lòng ngực, cảm lạnh,…

Có thể nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ em qua dấu hiệu nôn trớ, khó nuốt, khóc

Trào ngược dạ dày nếu xảy ra do những nguyên nhân sinh lý như dạ dày chưa hoàn thiện hay nguồn thực phẩm thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cần đưa bé đi gặp bác sĩ nếu bé có một trong những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Bé thường xuyên bị nôn, đôi lúc nôn ra máu.
  • Tiêu máu, tiêu chảy.
  • Quấy khóc liên tục hơn 2 giờ.
  • Bỏ ăn, bỏ uống dẫn đến chậm tăng cân.
  • Nôn dữ dội sau khi bú, nhất là những trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Nhìn trẻ lừ đừ, không khỏe.

Đối với những trẻ lớn hơn thì cần gặp bác sĩ khi:

  • Nôn thường xuyên, nôn ra máu, sụt cân.
  • Đau vùng giữa ngực, đau cổ họng, ợ nóng.
  • Khó nuốt.
  • Thở khò khè, khàn giọng, ho mãn tính.
  • Viêm phổi tái phát.

Trước khi tìm cách điều trị và chăm sóc, cần đánh giá mức độ tình trạng trào ngược ở trẻ em cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Thông thường trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là do một số nguyên nhân sinh lý và sẽ giảm dần đến khi trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào, bố mẹ cũng nên ghi nhớ những lưu ý sau.

Khi trẻ bị trào ngược, ngoài những cách điều trị thông thường, bố mẹ cần lưu ý thêm những vấn đề về cách chăm sóc như sau:

  • Mặc quần áo thoải mái cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
  • Cho trẻ ăn thường xuyên bằng cách chia một bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không đặt bé nằm ngay khi ăn xong, tốt nhất nên bế bé ở dáng thẳng đứng khoảng 30 phút.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn có tính axit, thức ăn cay, nhiều chất béo hay những thức ăn chứa caffeine.
  • Khi cho trẻ bú, nên đặt bé ở tư thế ngẩng đầu cao 30 độ và duy trì ngay cả khi ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt bé nằm nghiêng bên trái để giảm ợ nóng, ợ chua cho bé.

Cho trẻ nằm nghiêng bên trái để giảm ợ nóng, ợ chua

Khi những triệu chứng trào ngược của trẻ ngày càng nặng, trẻ có thể được chỉ định dùng những loại thuốc điều trị sau:

  • Kháng thụ thể H2 để ngăn dạ dày tiết axit.
  • Ức chế bơm proton để giảm lượng axit dạ dày đã tiết.
  • Prokinetic tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản để làm rỗng dạ dày.

Thông thường việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng phẫu thuật chỉ được tiến hành khi tình trạng trào ngược đã nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như trẻ đã suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thực quản bị kích thích nghiêm trọng, nôn ói thường xuyên,…

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em ở một số độ tuổi khác nhau sẽ có những triệu chứng đặc biệt khác.

Thông thường, trẻ dưới 2 tuổi sẽ thường mắc tình trạng này do những nguyên nhân sinh lý. Sau khi sang 2 tuổi, các triệu chứng sẽ giảm dần và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thì đó có thể là do những yếu tố bệnh lý và có thể dẫn đến những biến chứng về hô hấp, thực quản, dạ dày,…

Dù nghiêm trọng hơn, nhưng bố mẹ vẫn có thể áp dụng những phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nói chung. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý tránh không để trẻ vận động mạnh sau ăn. Khuyến khích trẻ chơi vận động, tập thể dục để cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt là phải để trẻ tránh xa khói thuốc lá.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, trẻ trên 6 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do nhiều tác nhân khác. Có thể kể đến như trẻ bị thừa cân, béo phì, trẻ có tiền sử mắc thoát vị cơ hoành, tổn thương cơ vòng bẩm sinh. Hoặc trẻ mắc những bệnh lý về tiêu hóa, dị ứng, viêm nhiễm dạ dày,…

Với những trẻ trên 6 tuổi, bố mẹ có thể xoa bóp vùng bụng của trẻ thường xuyên. Hoặc chọn mua gối chống trào ngược cho trẻ. Ngoài ra, ở bữa ăn hàng ngày của bé, bố mẹ nên bổ sung thêm yến mạch, bánh mì, rau xanh, các loại đậu. Đồng thời nhớ cho trẻ ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

Nếu em bé nhà bạn đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày, cân nặng giảm sút, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần thì bạn hãy tìm một địa chỉ thăm khám uy tín, chuyên nghiệp để điều trị cho con càng sớm càng tốt.

Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa an toàn, hiệu quả ở mọi lứa tuổi. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, từng công tác tại bệnh viện Bạch Mai cùng hệ thống máy móc hiện đại, trung tâm luôn nhận được sự tin tưởng từ đông đảo khách hàng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề