Tiền Giang thực hiện giãn cách xã hội

1. Từ 00 giờ ngày 31/8/2021 đến hết ngày 15/9/2021:

- Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành, huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy, huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Các nội dung giãn cách xã hội thực hiện theo Công văn 3550/UBND-KGVX ngày 10/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông chỉ đạo các nội dung thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg trên địa bàn quản lý.

- Tiếp tục yêu cầu người dân trên địa bàn tỉnh không ra đường từ 18 giờ 00 đến 05 giờ 00 [hàng ngày] theo Công văn 4167/UBND-KGVX ngày 31/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Riêng đối với thành phố Mỹ Tho: Tiếp tục thực hiện phong tỏa các khu vực nguy cơ rất cao theo Kế hoạch tầm soát của Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho để tầm soát diện rộng. Trong thời gian này, số lượng người làm việc tại cơ quan, đơn vị hàng ngày không quá 05 người theo Công văn 4639/UBND-KGVX ngày 18/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh [trừ Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho]. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực phong tỏa, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vào lưu trú, làm việc tại cơ quan nhưng phải thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi vào lưu trú, làm việc; đồng thời phải thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 định kỳ 03 ngày/lần.

2. Trong thời gian tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt một số giải pháp trọng tâm sau:

Đối với công tác điều trị, xét nghiệm và truy vết

- Tiếp tục tập trung và huy động mọi nguồn lực [nhân lực, trang thiết bị y tế…] để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, giảm số bệnh nhân nặng và hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong. Thí điểm việc quản lý và điều trị F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Tiếp tục thực hiện chiến dịch xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng, đảm bảo đúng yêu cầu, kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất; nhanh chóng sàng lọc, phân loại, chuyển F0 đến các bệnh viện dã chiến phù hợp để điều trị và cách ly F1 theo quy định. Thực hiện việc trả kết quả xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ để đảm bảo hiệu quả của công tác xét nghiệm và tầm soát. - Xác định và xử lý nhanh các ổ dịch ngay khi mới phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ, “thần tốc” điều tra, truy vết F0, F1, không để bỏ sót đối tượng và cắt đứt nguồn lây lan trong cộng đồng.

Đối với công tác tuần tra, kiểm soát tại các chốt, trạm

- Siết chặt hoạt động của các chốt, trạm, đội tuần tra, kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 [đặc biệt là các chốt vùng biên giáp ranh với các tỉnh, thành phố]; kiểm soát chặt chẽ việc ra đường của người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với người ngoài tỉnh vào địa bàn tỉnh thì tiếp tục thực hiện theo Công văn 3585/UBND-KGVX ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và phải cách ly tập trung 14 ngày. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt là hành vi chống phá, đưa tin sai sự thật về tình hình và công tác phòng, chống dịch trên môi trường internet; kiểm soát chặt chẽ lái xe và người đi cùng trên phương tiện giao thông khi giao, nhận hàng hóa [yêu cầu phải có kết quả test nhanh hoặc xét nghiệm Realtime RT-PCR còn trong thời hạn quy định…].

Đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội

- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho người dân, không để bất cứ hộ dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc; người đứng đầu địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc sẽ chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Khẩn trương thực hiện việc chi hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thể siết chặt và quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao hơn quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 15/CT-TTg, phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn quản lý; đồng thời, giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là ở cấp cơ sở trong công tác phòng, chống dịch; người đứng đầu ngành nào, cấp nào để xảy ra ổ dịch, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng do chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

[PLO]- Qua nhiều lần thực hiện giãn cách xã hội, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại Tiền Giang liên tục giảm, tăng dần “vùng xanh” và giảm dần “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”.

Ngày 14-9, UBND tỉnh Tiền Giang có công văn quyết định về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 16-9 đến hết ngày 20-9 đối với TP.Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành.

Trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội, UBND tỉnh giao các địa phương tận dụng 5 ngày tiếp theo thực hiện quyết liệt các biện pháp, phòng chống dịch, khẩn trương tách F0 ra khỏi cộng đồng, thiết lập và mở rộng các “vùng xanh” nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Đối với 8 huyện thị còn lại gồm: huyện Cai Lậy, Gò Công Tây, Tân Phước, Cái Bè, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Thị xã Cai Lậy và Thị xã Gò Công, UBND tỉnh Tiền Giang cũng quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0 giờ ngày 16-9 đến khi có thông báo mới.


Đường phố ở TP Mỹ Tho vắng vẻ trong thời gian giãn cách. Ảnh: PV

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang, thời gian qua công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nên đã đạt nhiều kết quả khả quan.

Qua nhiều lần thực hiện giãn cách xã hội, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, số ca mắc trong cộng đồng liên tục giảm, tăng dần “vùng xanh” và giảm dần “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”.

Nhằm sớm kiểm soát được dịch bệnh, trong thời gian thực hiện giãn cách UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung và huy động nhân lực, trang thiết bị y tế… để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, giảm số bệnh nhân nặng và hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong.

Tiếp tục xử lý nhanh các ổ dịch ngay khi mới phát sinh, “thần tốc” điều tra, truy vết F0, F1, không để bỏ sót đối tượng và cắt đứt nguồn lây lan trong cộng đồng.

Cạnh đó, các địa phương phải tiếp tục duy trì hoạt động của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch các cấp trên địa bàn tỉnh, bổ sung chốt bên trong các khu vực phong tỏa, thiết lập chốt kiểm soát giữa các vùng đỏ, cam, vàng, xanh. Đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ việc đi lại giữa các vùng, đặc biệt là vùng nguy cơ rất cao [vùng đỏ] với các vùng còn lại.

Đối với người ngoài tỉnh vào địa bàn tỉnh có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 phải còn trong thời hạn 48 giờ và phải cách ly tập trung 14 ngày.

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, tính đến 18 giờ ngày 14-9 tỉnh Tiền Giang ghi nhận 12. 468 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.071 ca được điều trị khỏi. Hiện tỉnh ghi nhận 311 ca tử vong.

Kiên Giang có 8 huyện, TP nới lỏng giãn cách từ ngày 7-9

[PLO]- Từ ngày 7-9, Kiên Giang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 tại 8 địa phương, còn lại tiếp tục theo chỉ thị 16.

ĐÔNG HÀ

Tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục siết chặt theo chỉ thị 16 của Chính phủ đối với một số thành phố, huyện trong thời gian tới - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu lãnh đạo 3 địa phương phải tận dụng 5 ngày giãn cách xã hội nói trên để thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; khẩn trương bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, thiết lập và mở rộng các "vùng xanh", tiến tới kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Sau ngày 20-9, căn cứ vào mức độ nguy cơ và khả năng kiểm soát dịch ở TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành, UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.

Các địa phương còn lại gồm huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian áp dụng từ 16-9 cho đến khi có thông báo mới.

Tính đến ngày 14-9, tỉnh Tiền Giang có 12.468 ca mắc COVID-19, trong đó có 311 ca tử vong và điều trị khỏi cho 9.071 trường hợp.

Tiền Giang là một trong 2 tỉnh [tỉnh còn lại là Kiên Giang] có diễn biến dịch COVID-19 đáng lo ngại và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 - đã làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch vào ngày 13-9.

Tại buổi làm việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu hai tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng chống dịch, nhất là ở cấp cơ sở, cố gắng kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30-9.

Đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi.

MẬU TRƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề