Các ngành có môn nhân hệ số là gì

Theo đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, việc nhân hệ số hai của điểm môn chính sẽ chuyển từ hệ điểm 30 sang hệ điểm 40 chính vì vậy điểm xét tuyển tối thiểu có tính đến hệ số môn chính sẽ bằng điểm xét tuyển cơ bản nhân với 4 chia cho 3, và điểm ưu tiên cũng bằng điểm ưu tiên theo Quy chế [ứng với hệ điểm 30] nhân với 4 chia cho 3.

Để lý giải cho vấn đề này, có thể dẫn ra các ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, phải lưu ý tách biệt tác động của nhân hệ số điểm môn chính và tác động của việc nhân hệ số cho điểm ưu tiên.

Thứ nhất, nghiên cứu tác động của nhân hệ số điểm môn chính khi không có tác động của điểm ưu tiên [coi như học sinh ở khu vực 3 không có ưu tiên gì].

Xét 3 trường hợp:

- Điểm môn chính bằng điểm trung bình của 3 môn;  điểm môn chính thấp hơn điểm trung bình của 3 môn và  điểm môn chính cao hơn điểm trung bình của 3 môn:

- Học sinh thi khối B có kết quả: Toán 4, Hóa 6, Sinh 5. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm [bằng điểm xét tuyển cơ bản]; nếu quy định Sinh là môn chính, tổng điểm có xét hệ số môn chính là 20 [4+6+10] và điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính là:15x4/3=20. Như vậy dù quy định môn chính hay không thì học sinh vẫn đạt ở mức điểm xét tuyển tối thiểu mà trường chọn.

- Học sinh thi khối B có kết quả: Toán 5, Hóa 6, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm [bằng điểm xét tuyển cơ bản]; nếu quy định Sinh là môn chính, tổng điểm có xét hệ số môn chính là 19 [5+6+8] dưới mức điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính [15x4/3 = 20].

- Học sinh thi khối B có kết quả: Toán 4, Hóa 4, Sinh 6. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 14 điểm [dưới điểm xét tuyển cơ bản]; nếu quy định Sinh là môn chính, tổng điểm có xét hệ số môn chính là 20 [4+4+12] bằng mức điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính [15x4/3 = 20].

Qua 3 thí dụ trên có thể thấy: nếu điểm môn chính bằng điểm trung bình 3 môn thì việc nhân hệ số môn chính không có tác động gì, nhưng nếu học sinh có kết quả môn chính cao hơn trung bình sẽ được lợi khi xét tuyển còn thấp hơn thì sẽ bị thiệt khi xét tuyển. đây là ưu điểm của việc quy định môn chính [cho phép chọn được học sinh có năng lực ở môn chính].

Thứ hai, Nghiên cứu tác động của việc nhân hệ số cho điểm ưu tiên, khi không có tác động của việc nhân hệ số môn chính.

Như phân tích ở trên, để loại bỏ tác động của việc nhân hệ số môn chính, ta phải chọn ví dụ sao cho điểm môn chính bằng điểm trung bình của 3 môn

Học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 5, Hóa 3, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm [5+3+4+3 điểm ưu tiên] bằng điểm xét tuyển cơ bản

- Nếu quy định Sinh là môn chính, và không nhân hệ số cho điểm ưu tiên tổng điểm có xét hệ số môn chính là 5+3+8+3 điểm ưu tiên = 19] và điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính là:15x4/3 = 20. Như vậy nếu không nhân hệ số điểm môn chính thì học sinh sau khi nhân hệ số môn chính sẽ có kết quả dưới điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính

- Nếu nhân hệ số cho điểm ưu tiên, điểm của học sinh sẽ là: 5+3+8+3x4/3 = 20 đúng bằng điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính

Như vậy vấn đề trên đã rõ, không nhân hệ số điểm ưu tiên, học sinh sẽ bị thiệt

Thứ ba, Để chỉ ra các nhận định sai có thể có khi lẫn lộn tác động của việc nhân hệ số môn chính, ví dụ: đều nhận hệ số cho điểm ưu tiên, nhưng chọn 2 tình huống khác nhau sẽ có kết quả khác nhau:

- Học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 5, Hóa 4, Sinh 3. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm [5+4+3+3 điểm ưu tiên] bằng điểm xét tuyển cơ bản; nhưng khi xét đến hệ số môn chính, điểm sẽ là: 5+4+6+4 = 19 thấp hơn điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính [20 điểm] mặc dù vẫn nhân hệ số cho điểm ưu tiên;

- Học sinh thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm theo Quy chế có kết quả: Toán 3, Hóa 3, Sinh 5. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 14 điểm [3+3+5+3điểm ưu tiên] thấp hơn điểm xét tuyển cơ bản; nhưng khi xét đến hệ số môn chính, điểm sẽ là: 3+3+10+4 = 20 bằng điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính. Điều này có thể gây ra nhầm lẫn rằng học sinh được lợi do nhân hệ số cho điểm ưu tiên. Nhưng thực chất đấy là do tác động của việc nhân hệ số cho môn chính.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: “Nhân hệ số cho điểm ưu tiên khi quy định môn thi chính với đảm bảo công bằng cho thí sinh”.

Hồng Hạnh

Nhiều thí sinh khi đăng ký xét tuyển ĐH thường băn khoăn về cách tính điểm của các trường. Hiện nay, do các trường được tự chủ trong tuyển sinh nên khá đa dạng các phương thức tuyển sinh, với những cách tính điểm khác nhau. Bài viết này chỉ tổng quan về cách tính điểm của 2 phương thức phổ biến hiện nay: xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học bằng kết quả học tập THPT [Học bạ].

Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

1/ Các ngành không có môn nhân hệ số

Với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

  • Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Ví dụ: Tổ hợp Toán-Lý-Hoá của thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 7,8,9. Điểm ưu tiên đối tượng của thí sinh là 1, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh là 0,5.

Vậy tổng điểm xét đại học của thí sinh sẽ là: 7+8+9+1+0,5 =25,5

2/ Các ngành có môn nhân hệ số

2.1/ Công thức trên theo thang điểm 40

Một số trường/ngành có áp dụng nhân hệ số 2 với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau []:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

VD: Tổ hợp Toán-Lý-Hoá của thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 7,8 9. Môn Hoá nhân 2. Điểm ưu tiên đối tượng của thí sinh là 1, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh là 0,5.

Vậy tổng điểm xét đại học của thí sinh sẽ là: 7+8+[9×2]+1+0,5 =33,5

2.2/ Theo thang điểm 30

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

VD: Tổ hợp Toán-L ý-Hoá của thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 7,8, 9. Môn Hoá nhân 2. Điểm ưu tiên đối tượng của thí sinh là 1, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh là 0,5.

Vậy tổng điểm xét đại học của thí sinh sẽ là: [7+8+9×2]x3/4+1+0,5 = 26,25

Tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ THPT

Theo đề án tuyển sinh riêng, từng trường đại học sẽ có hình thức xét điểm học bạ riêng. Tuy nhiên, phổ biến có hai hình thức xét điểm học bạ:

Theo tổ hợp môn xét tuyển

  • Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12]
  • 3 học kỳ [HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12]
  • 2 kỳ [chỉ xét điểm lớp 12]

Công thức tính sẽ là:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có] với các ngành không có môn nhân hệ số

hoặc

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có] với các ngành có môn nhân hệ số.

VD 1: Thí sinh xét tuyển tổ hợp Toán Lý Hoá. Môn Toán trung bình 5 kỳ là 8.5; Môn Lý Trung bình 5 kỳ là 8.5. Môn Hoá trung bình 5 kỳ là 9.0 [không nhân hệ số]. Điểm ưu tiên khu vực là 1.

Điểm xét tuyển sẽ là: 8.5+8.5+9.0+1=27

VD2: Thí sinh xét tuyển tổ hợp Toán Lý Hoá. Môn Toán trung bình 5 kỳ là 8.5; Môn Lý Trung bình 5 kỳ là 8.5. Môn Hoá trung bình 5 kỳ là 9.0 [Hoá nhân hệ số 2]. Điểm ưu tiên khu vực là 1.

Điểm xét tuyển sẽ là: [8.5+8.5+9.0×2] 3/4+1=28

Theo kết quả học tập [điểm tổng kết trung bình năm học]

  • Xét kết quả học tập lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12
  • Xét kết quả học tập lớp 10,11,12

Công thức tính thường sẽ là: Tổng điểm kết quả học tập các năm học + điểm ưu tiên [nếu có]

Một số trường quy đổi mức điểm tổng kết trung bình năm học ra những mức điểm khác nhau thì công thức sẽ là: Tổng điểm quy đổi các năm + điểm ưu tiên [nếu có]

VD 1: Thí sinh có điểm học tập như sau:

  • Điểm TB các môn cả năm lớp 10: 7.0
  • Điểm TB các môn cả năm lớp 11: 8.0
  • Điểm TB các môn HK1 lớp 12: 8.5
  • Điểm ưu tiên: 1

=> Điểm xét học bạ = 7.0+8.0+8.5+1= 24,5

Ví dụ 2: Thí sinh có điểm học tập như sau:

  • Điểm TB các môn cả năm lớp 10: 7.0
  • Điểm TB các môn cả năm lớp 11: 8.0
  • Điểm TB các môn HK1 lớp 12: 8.0
  • Điểm ưu tiên: 1

Trường X có các quy đổi điểm sau: Mức điểm 7.0-7.5: 14 điểm; Mức điểm 7.5-8.0: 16 điểm; Mức điểm 7.5-8.0: 18 điểm.

Điểm xét học bạ của thí sinh sẽ là: 14+16+16+1=47 điểm

Liên quan đến điểm ưu tiên, ngoài quy định điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực của Bộ GD&ĐT theo quy chế tuyển sinh, các trường còn có một số quy định cộng điểm ưu tiên riêng. Ví dụ như cộng điểm cho HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, Đạt giải HS giỏi cấp tỉnh, học sinh trường chuyên…

Thí sinh có thể tham khảo cách tính điểm học bạ Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm 2021 trang sau.

Video liên quan

Chủ Đề