Các cửa hàng chấp nhận thanh toán fiin năm 2024

Gần đây nền tảng Fiin đang dần nổi lên trong lĩnh vực Fintech, cụ thể hơn là vay ngang hàng. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ trình bày về việc Fiin vận hàng đầu tư cho vay như thế nào.

Thứ nhất, Fiin cung cấp dịch vụ kết nối giữa “nhà đầu tư” và “người vay” để “nhà đầu tư” và “người vay” thực hiện giao dịch tài chính (vay và cho vay tiền trực tuyến) qua ứng dụng Fiin. Khi “nhà đầu tư” và “người vay” xác lập giao dịch, các bên đã ký kết Hợp đồng cho vay điện tử qua Ứng dụng Fiin. Các Bên liên quan đến giao dịch sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với hợp đồng điện tử đã ký kết này. Fiin là bên trung gian cung cấp công cụ, giải pháp để các bên thực hiện và quản lý giao dịch, đồng thời kết nối, hỗ trợ thực hiện giao dịch giữa “nhà đầu tư” và “người vay”.

Thứ hai, sau khi nhà đầu tư và người vay đồng ý chấp nhận xác lập giao dịch vay và cho vay (bao gồm cả giao dịch cho vay thủ công, hay cho vay tự động), dựa trên uỷ quyền của Nhà đầu tư – Fiin sẽ chuyển tiền giải ngân tiền vay ngay lập tức cho người vay vào tài khoản của người vay trên hệ thống Fiin; đồng thời ứng dụng Fiin sinh ra Hợp đồng điện tử với các nội dung cụ thể ghi nhận tất cả các thoả thuận của các bên. Sau khi Hợp đồng cho vay điện tử được giao kết thì ứng dụng Fiin sẽ gửi thông tin liên quan đến việc giao kết Hợp đồng cho vay điện tử vào địa chỉ email hoặc hiển thị thông tin cơ bản trong tài khoản trên Ứng dụng Fiin của các bên giao kết hợp đồng với các thông tin cơ bản: ngày hợp đồng có hiệu lực, số tiền vay, lãi suất (trong hạn, chậm trả), phạt chậm trả, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền gốc và lãi/phí mà người vay phải trả trong kỳ trả nợ.

Trên đây là những chia sẻ của mình về hình thức cho vay đầu tư cho vay trên nền tảng Fiin. Mọi người có thể trao đổi với mình qua phần bình luận hoặc tham gia Cộng đồng đầu tư cho vay ngang hàng

Tại tọa đàm "Bước ngoặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau Nghị định 65/2022/NĐ-CP" do VnEconomy tổ chức ngày 30/9, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Fiin Group đánh giá, những lo lắng của nhà đầu tư một phần đến từ việc trái phiếu là kênh huy động vốn mới, các thuật ngữ chưa được phổ cập đầy đủ. Cụ thể, khi trái phiếu đến hạn nhưng doanh nghiệp chậm thanh toán gốc lãi hoặc mất khả năng thanh toán thường được thị trường gọi là "vỡ nợ". Trong tiếng Việt khái niệm trên lại mang ý nghĩa khá nặng nề. Trên thực tế, các ngân hàng đã sử dụng cụm từ "nợ xấu" để chỉ cho các khoản vay có tính chất tương tự từ nhiều năm nay.

"Với trái phiếu, cũng phải chấp nhận thực tế là phải có nợ xấu như tín dụng ngân hàng. Mà trên thị trường vốn chúng ta gọi là ‘vỡ nợ’. Tuy nhiên, vỡ nợ trong tiếng Việt hơi nặng nề. Chúng tôi cũng đang làm việc để xin ý kiến của các cơ quan quản lý, thành viên thị trường để xây dựng phân hạng chất lượng tín dụng của trái phiếu", ông Thuân chia sẻ tại Tọa đàm.

Chủ tịch Fiin Group sau đó cũng đưa ra một số ví dụ về việc "vỡ nợ" ở các quốc gia trên thế giới. Như Trung quốc, quy mô thị trường trái phiếu là 8000 tỷ USD và tỷ lệ nợ xấu hiện tại vào khoảng 1,35%. Đối với các trái phiếu có độ rủi ro cao nhất, cuối năm 2021, gần 26,8% số đó đã gặp vấn đề về trả lãi và gốc. Goldman Sach dự báo con số này có thể tăng lên 32% trong năm nay. Thái Lan hay Malaysia cũng có tình trạng tương tự. Các cơ quan quản lý, nhà đầu tư nên bình tĩnh khi tiếp nhận những thông tin này.

"Lãi suất trái phiếu phải đương nhiên cao hơn lãi gửi ngân hàng vì chuẩn thấp hơn. Thứ hai là nếu có chậm trả gốc lãi trái phiếu là điều bình thường" - Ông Thuân đánh giá.

Tại Tọa đàm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam trong khi đó cho rằng, việc thị trường trái phiếu có những tài sản rủi ro cao hay có những nhà đầu tư mạo hiểm là sự khách quan của thị trường.

Cụ thể, trên thị trường tài chính có hai bên là cung và cầu. Về phía cung, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều có các mức độ rủi ro khác nhau. Trong nền kinh tế không phải tất cả doanh nghiệp đều được xếp loại AAA. Ví dụ các startup hay các công ty đang giai đoạn tăng trưởng thì không thể lúc nào cũng duy trì mức tín nhiệm tuyệt đối. Luôn luôn có lớp doanh nghiệp mới hình thành và lớp này thường có độ rủi ro cao hơn. Phải qua quá trình sàng lọc, các doanh nghiệp mới ổn định và giảm dần rủi ro. Tuy nhiên, mọi giai đoạn đều cần huy động vốn.

Tương tự, về phía cầu, nhà đầu tư cũng có khẩu vị rủi ro khác nhau, từ những nhà quản lý quỹ có khẩu vị rủi ro rất cao, sẵn sàng đầu tư vào các công ty startup hay doanh nghiệp đang giai đoạn tăng trưởng, đến những đơn vị rất cẩn trọng chỉ đầu tư doanh nghiệp AAA trở lên. Đây là điều bình thường bình thường của nền kinh tế.

"Tùy theo khẩu vị mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau không thể ngăn cấm. Tuy nhiên, khi đã chấp nhận khẩu vị rủi ro đó thì mỗi người phải chịu trách nhiệm. Việc chịu trách nhiệm phải trên cơ sở minh bạch. Không được phép tạo ra cơ chế để có đối tượng lợi dụng sự không minh bạch (bất cân xứng thông tin) để tạo ra sự hiểu lầm, tạo ra nhận định, đánh giá sai dẫn đến việc thiệt hại của các bên tham gia thị trường", Ông Quỳnh nhận định

Ông Quỳnh nói thêm, Nghị định 65/2022/NĐ-CP mới được ban hành cũng có quy định rất rõ ràng để đảm bảo tất cả các thành phần tham gia thị trường có trách nhiệm minh bạch hóa thông tin và tự chịu trách nhiệm của mình khi đã nắm rõ và có thông tin một cách đầy đủ.