Ca sĩ trần kim tuyến là ai?

SỰ KIỆN 30-4 NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA

KỲ 12:

TRẦN KIM TUYẾN: THOÁT HIỂM TRONG GANG TẤC!

Phạm Xuân Ần tiếp cận các cố vấn Mỹ và sĩ quan Việt Nam Cộng hòa

Phạm Xuân Ẩn đã đưa “trùm mật vụ” [?] Trần Kim Tuyến lên chuyến trực thăng cuối cùng của CIA để thoát khỏi Sài Gòn trong đường tơ kẻ tóc...

Trần Kim Tuyến [theo tài liệu của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA] nắm trọng trách:“Trưởng Phòng Nghiên cứu chính trị và xã hội [S.E.P.E.S], tức Phòng tình báo và an ninh của dinh Tổng thống [Ngô Đình Diệm]… Tuyến có vóc người nhỏ thó, cao chưa đến 1,50m và nặng chắc dưới 50 kg. Ông giữ một thái độ ung dung của nhà nho xưa, móng tay út để rất dài một cách trau chuốt… Ẩn mình trong bóng tối, quyền hành Tuyến nắm giữ đã gây nên nhiều lời đồn đại, xoi mói [nhưng] trong khi thực tế ông ta chỉ là một trong những người “Tuyếc trẻ” - Jeunes Tures: nhóm trí thức và sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng tự do và cải cách” [William Colby - sđd Kỳ 3, tr. 60].

Từ xu hướng đó, Trần Kim Tuyến đứng chân trên chính trường Sài Gòn theo hai ngả. Một mặt, ông tuân thủ các mệnh lệnh xuất phát từ chính sách “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm [tổng thống] và Ngô Đình Nhu [cố vấn tổng thống] cùng bà Trần Lệ Xuân [vợ Ngô Đình Nhu]. Mặt khác, Trần Kim Tuyến lại “tìm cách mở tiến trình chính trị rộng hơn” [dân chủ hóa] nên bị hai ông Diệm - Nhu cách ly, đưa đi công cán ở Ai Cập vào cuối nền Đệ nhất Cộng hòa [1954-1963].

Sang cuối thời Đệ nhị Cộng hòa [tổng thống: Nguyễn Văn Thiệu], Trần Kim Tuyến bị kẹt lại Sài Gòn [29-4-1975]. Nếu Phạm Xuân Ẩn muốn bắt giữ Trần Kim Tuyến vào thời điểm đó hẳn nhiên sẽ dễ hơn trở bàn tay. Nhưng ông đã ứng xử ngược lại: cứu Tuyến! Điều đó gây phiền hà không ít cho Phạm Xuân Ẩn về sau. Vì, cơ quan an ninh phản gián Hà Nội nhiều lần thắc mắc tại sao Phạm Xuân Ẩn giúp một “con cá lớn” như Tuyến vọt thoát khỏi “lưới” nhà ? 

Ông giải thích [cũng nhiều lần] với họ:

Bởi, Trần Kim Tuyến bạn ông, nên ông giúp chỉ thuần vì “mệnh lệnh của trái tim” chứ không vì gì khác. Song mối ngờ vực vẫn chưa hết. Nên có lần Phạm Xuân Ẩn nói “trung ương” [chỉ Hà Nội] nghi bất cứ ai [ở Sài Gòn] từng tiếp xúc với Mỹ “đều có thể là CIA - kể cả tôi”. Riêng việc đưa Trần Kim Tuyến ra đi, lược kể:

Chiều 29-4-1975, Trần Kim Tuyến nhiều lần liên lạc với các sứ quán Mỹ, Anh, Pháp bất thành - đã khẩn khoản nhờ đến Phạm Xuân Ẩn. Nhận lời, ông Ẩn lái chiếc xe hơi Renault màu xanh lá cây của mình đưa ông Tuyến vòng đến sứ quán Mỹ, nhưng không vào được. Cả hai quay về văn phòng Tạp chí Time [nơi Phạm Xuân Ẩn cộng tác] đóng tại Khách sạn Continental và được Tom Polgar [Trưởng trung tâm CIA ở Sài Gòn] nhắn tin [qua nhà báo Dan Southerland] bằng điện thoại là bất cứ giá nào Trần Kim Tuyến cũng phải đến ngay tòa nhà 22 đường Gia Long [nay là Lý Tự Trọng - nơi CIA đặt các phòng ban trực thuộc trên ngót 8 tầng lầu]. Và sân thượng tầng thứ 9 hiện đang trở thành bãi đáp để trực thăng bốc đi, với khoảng 20 - 30 người đứng chờ [di tản] trong đó có trung tướng Trần Văn Đôn [xem thêm Kỳ 9]:

“Khi Trần Văn Đôn lên được tầng thượng của tòa nhà, thì Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến đi xe hơi cũng vừa đến. Trần Kim Tuyến đã không gặp may như Trần Văn Đôn [bởi] những người lính gác đã đóng cổng và khóa lại. Phạm Xuân Ẩn liền phanh gấp cho xe hơi dừng lại, nhảy ra quát: “Theo lệnh của đại sứ [Graham Martin], người này [Trần Kim Tuyến] phải được cho vào!” [Larry Berman, sđd Kỳ 11, tr. 377].   

Dầu vậy những người lính gác vẫn khăng khăng từ chối, đẩy ra, nhất định không để một ai, kể cả Trần Kim Tuyến [người có danh sách do đại sứ Martin trao đến], được lọt vào tòa nhà CIA vào lúc chiếc trực thăng cuối cùng vừa đáp xuống nóc nhà và chuẩn bị cất cánh. Phạm Xuân Ẩn với Trần Kim Tuyến vẫn còn đứng dưới đất, ngoài cổng.

Rõ là “tình thế có vẻ vô vọng”, nhất là khi cánh cổng bằng thép đang từ từ khép lại. Đột nhiên, dường như theo phản ứng khởi lên từ một năng lực tiềm ẩn, Phạm Xuân Ẩn đã“chạy lại dùng tay trái chặn cổng, rồi lấy tay phải đẩy mạnh Trần Kim Tuyến với dáng người bé nhỏ chui qua cổng - khe hở lúc đó chỉ còn khoảng chưa đầy 46cm - không có thời gian cho hai người ngỏ lời tạm biệt và cảm ơn. Phạm Xuân Ẩn nói “Chạy !”- cùng lúc đó, hai hàng nước mắt bỗng lăn xuống gò má của ông - Trần Kim Tuyến cũng khóc và chẳng thể nói được điều gì ngoài câu: “tôi sẽ không bao giờ quên!”.

Larry Berman thuật tiếp: “Thang máy trong tòa nhà không hoạt động khiến Trần Kim Tuyến phải chạy bộ 8 tầng mới lên đến sân thượng. Mệt muốn đứt hơi. Những người di tản cuối cùng đang bước lên trực thăng. Đứng bên ngoài, Phạm Xuân Ẩn lòng dạ rối bời, lo cho Trần Kim Tuyến không kịp lên máy bay. Mãi đến khi ông [Phạm Xuân Ẩn] nhìn thấy cánh tay của Trần Văn Đôn thò ra ngoài cửa [trực thăng] đang mở” để nhấc dáng người thấp bé của Trần Kim Tuyến lên theo, bấy giờ ông mới an tâm, quay về... [Larry Berman, sđd tr. 379].

Thoát ra nước ngoài, Trần Kim Tuyến viết một lá thư nhờ Henry Kamm bí mật trao Phạm Xuân Ẩn bày tỏ lòng tri ân đã cứu mình qua cơn hoạn nạn. Đáp lại, Phạm Xuân Ẩn cũng bí mật hồi âm, rằng ông giúp ông Tuyến ra đi vì ông biết ông Tuyến rất yêu vợ - mà vợ ông Tuyến cũng rất yêu chồng - lúc ấy bà lại đang mang thai. Nên, theo lời Phạm Xuân Ẩn, ông không muốn một cháu bé mới ra đời phải “bị mồ côi”.

Sâu xa hơn, Phạm Xuân Ẩn ghi nhận qua mối quan hệ bằng hữu với Trần Kim Tuyến trong nhiều năm, thì họ Trần [vô tình] đã là một trong những chính khách Sài Gòn tạm gọi nắm “điều kiện ắt có và đủ” để góp một tay hữu hiệu giúp Phạm Xuân Ẩn hoạt động “tình báo chiến lược” giữa lòng chế độ.

Về phần Trần Kim Tuyến, ở nước ngoài, khi nghe giới truyền thông quốc tế đưa tin Phạm Xuân Ần là “tướng tình báo của Cộng sản Hà Nội”, ông Tuyến đã không xem đó là điều “quan trọng” nữa. Bởi, tình bạn của hai người [Phạm Xuân Ẩn - Trần Kim Tuyến] đã vượt qua “ngăn cách chính trị” để vẫn còn nói được với nhau những lời dịu ngọt - như chưa bao giờ có cuộc tương tàn - như vĩnh viễn đẹp [tạm ví] với “tình không biên giới” của Văn Lương: “Lòng còn yêu mãi - dù ở chân mây nhờ cánh chim đem hành lý  yêu em…”  

[còn nữa]

Giao Hưởng

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Vào khi ký giả-thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua đời tại Sàigòn, dư luận báo chí nước ngoài lại sôi động lên, bàn về tác động của báo chí trong thời chiến tranh Việt Nam.

  • Bấm vào đây để nghe bài này
  • Download story audio

Ông Phạm Xuân Ẩn tại Sài Gòn năm 2005. Photo: Dan Southerland © RFA

Để tìm hiểu thêm về một cuộc đời sống và làm việc khá hi hữu của ông Phạm Xuân Ẩn, Lê Dân trao đổi với một ký giả Mỹ từng làm việc tại Việt Nam trong nhiều năm, đó là ông Dan Southerland, hiện là Phó tổng giám đốc đặc trách chương trình của đài Á châu Tự do.

Thật ra từ sau ngày ông Southerland viếng thăm Việt Nam lần thứ nhì hồi năm ngoái và trở về Mỹ, ông đã khoe chúng tôi một bức ảnh và đố cho tôi đoán là ai.

Chúng tôi nhận ra đó là hình ông Phạm Xuân Ẩn nhờ đã thấy trên báo chí. Ông Southerland cho biết lần này ông mới được gặp lại người bạn cùng nghề sau bao nhiêu năm xa cách.

“Lần thứ nhì tôi mới gặp được ông vào tháng Tư năm ngoái, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Sàigòn sụp đổ. Tôi gặp ông Ẩn do một người bạn Mỹ dàn xếp. Tôi tin là ông Ẩn có báo cáo với ai đó, nhưng cuộc nói chuyện diễn ra tự do, không có sự hiện diện của ai khác. Dù ông bệnh, nhưng minh mẫn. Chúng tôi đã trò chuyện trong vài giờ đồng hồ, và tôi tin rằng tôi là nhà báo phương Tây cuối cùng gặp ông.”

Ngay sau khi ông Dan Southerland trở về Hoa Kỳ, dù đề nghị nhiều lần, ông không đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn về cuộc gặp gỡ ông Phạm Xuân Ẩn, cho đến ngày hôm nay, khi ông Ẩn đã qua đời. Có thể do ông cẩn trọng không muốn những lời nói của mình gây thêm khó khăn cho người bạn ký giả-gián điệp đã không còn được tin dùng, dù Hà Nội vẫn ca ngợi, đánh bóng công trận của ông Ẩn.

Ông Southerland kể lại những ngày mới biết ông Phạm Xuân Ẩn. “Tôi không nhớ rõ ngày nào, nhưng biết đó là vào khoảng thập niên 60, khi ông Phạm Xuân Ẩn cộng tác với tờ báo Christian Science Monitor và tôi làm việc cho hãng thông tấn United Press International.

Đến thập niên 70 thì tôi qua làm cho tờ Christian Science Monitor, nhờ đó mà tôi được biết ông ta khá rõ. Tôi thường nghe ông trình bày về những gì đang xảy ra, nhận xét của ông và ông tỏ ra khá am hiểu về sức mạnh của quân đội miền Nam, của quân đội Hoa Kỳ và phía Bắc Việt. Ông ta có vẻ là một nhà phân tích thông minh.”

Lê Dân: Học giả Thomas Bass sau cuộc phỏng vấn ông Phạm Xuân Ẩn hồi năm ngoái nói ông Ẩn khoe là ông Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp nói nhờ báo cáo của ông mà Hà Nội như có mặt tại phòng Chiến tranh của Lầu Năm Góc. Ông nghĩ sao về việc đó?

Ông Dan Southerland: Ðúng, về một nghĩa nào đó thì đúng. Ít nhất là ông ta có thể cung cấp thông tin cho Hà Nội về một số việc, chẳng hạn như cách suy nghĩ, lý luận của người Mỹ. Đó là khả năng lớn nhất của ông Ẩn. Ông ta có thể cảm nhận sự thật.

Nhiều người Việt Nam tôi biết, người phía Nam Việt Nam, rất thông minh, rất luận lý, thường cho là nước Mỹ rất hùng mạnh có thể làm tất cả mọi sự. Nếu Mỹ muốn chiến thắng thì họ đã có thể thắng ngay lập tức.

Ông Ẩn lại có một cái nhìn rõ nét hơn về những điểm yếu của phía Hoa Kỳ, về hệ thống hoạt động, về mối tương quan kiểm tra chồng chéo nhưng hữu hiệu giữa Hành pháp và Lập pháp. Kiến thức đó dĩ nhiên là giúp ích Hà Nội rất nhiều, vốn không có chuyên viên đầy đủ kiến thức về đối phương như ông Ẩn.

Ký giả-thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. AFP PHOTO

Về những năm tháng ông Phạm Xuân Ẩn hoạt động đơn tuyến ngay tại Sàigòn cho tới ngày 30 tháng Tư năm 1975, điều gây nhiều tranh luận và có thể đã khiến ông bị Hà Nội ngờ vực về sau là ông đã góp phần giúp đỡ một số người.

Trong đó có ký giả Robert Sam Anson, đồng nghiệp ở tuần báo Time, mà ông Ẩn đã vận động để Mặt trận Giải phóng và phe Khmer Đỏ trả tự do khi ký giả này bị họ bắt bên Kampuchia. Hoặc trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị thời đệ nhất Cộng hòa.

Khi được hỏi về chuyện này ký giả Southerland xác nhận ông chính là người mà ông Phạm Xuân Ẩn nhờ giúp tìm cách đưa bác sĩ Tuyến rời Việt Nam vào ngày 29 tháng Tư năm 1975:

“Ðêm 29 tháng Tư ngay trước khi các trực thẳng chuẩn bị rời Việt Nam, tôi đang gọi các trụ sở truyền thông nước ngoài ở Sàigòn. Tôi gọi tuần báo Time, biết ông ta còn đó dù đã gởi vợ con di tản.

Ông ta nói có một vấn đề hệ trọng là cần tìm ra cách nào cho bác sĩ Trần Kim Tuyến ra đi. Tôi sau khi liên hệ với một giới chức cáo cấp của tòa đại sứ Mỹ và được bảo là nói cho ông Tuyến hay rằng có thể đến số 22 đường Gia Long, là nơi bác sĩ Tuyến sẽ gặp một số quan chức miền Nam Việt Nam như tướng Trần văn Đôn và một số người khác, để được máy bay trực thăng bốc đi khỏi Sàigòn.”

Về việc tại sao nguyên ký giả-đại tá tình báo cộng sản Phạm Xuân Ẩn vào giờ chót lại cố hết sức để giúp nguyên giám đốc phản gián Trần Kim Tuyến của chế độ cộng hòa, là một sự kiện hiếm có. Ký giả Southerland hồi tưởng :

“Ông ta đã giúp người vốn chống cộng cuồng nhiệt. Tôi muốn nói là ông Ẩn đã giúp một người có lý tưởng mà ông Ẩn đã hoạt động gần hết đời để chống lại nó.”

Ký giả Dan Southerland giải thích lý cho sâu xa là khi ông Phạm Xuân Ẩn đi học báo chí ở Hoa Kỳ trở về Việt Nam năm 1959 trong một tâm trạng hết sức lo lắng vì người chỉ huy trực tiếp của ông đã bị chính quyền bắt.

Ông Ẩn lại có một cái nhìn rõ nét hơn về những điểm yếu của phía Hoa Kỳ, về hệ thống hoạt động, về mối tương quan kiểm tra chồng chéo nhưng hữu hiệu giữa Hành pháp và Lập pháp. Kiến thức đó dĩ nhiên là giúp ích Hà Nội rất nhiều, vốn không có chuyên viên đầy đủ kiến thức về đối phương như ông Ẩn.

Thời gian trước và sau năm 1960, chính phủ ông Ngô Đình Diệm truy quét hầu hết các phần tử Việt minh cài lại miền Nam. Ông Ẩn đã trốn trong nhà cả tháng trời và sau đó nhờ mối quan hệ gia đình, bắt liên lạc được với bác sĩ Trần Kim Tuyến, lúc đó đang là giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị của chính phủ ông Diệm, tức là cơ quan mật vụ của chế độ, có trụ sở ngay dinh Độc Lập.

Nhờ mới du học về báo chí ở Hoa Kỳ về, ông Phạm Xuân Ẩn được bác sĩ Tuyến bố trí phụ trách các ký giả nước ngoài làm việc cho Việt Nam Thông Tấn Xã. Nhờ vỏ bọc này và nhiệm vụ phù hợp, ông Ẩn dần dần xây dựng niềm tin và phát triển hoạt động, chuyển qua làm việc cho hãng thông tấn Reuters, nhật báo The Christian Science Monitor và rồi tuần san Time.

Sau đó, vào đầu thập niên 60, ông Ngô Đình Nhu ngờ vực bác sĩ Trần Kim Tuyến nghiêng về phe đảo chính nhưng không có bằng cớ xác đáng, điều ông Tuyến sang làm Tổng lãnh sự Việt Nam tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bác sĩ Tuyến trở về Sàigòn và nối lại mối liên lạc với ông Phạm Xuân Ẩn và trở thành bạn thân thiết với nhau, vô tình cung cấp cho ông Ẩn nhiều thông tin quý báu về các nhân vật miền Nam và những dự án của Mỹ trước kia.

Do đó có thể kết luận việc ông Phạm Xuân Ẩn hết sức giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi Việt Nam là chỉ thuần về ân nghĩa và tình bằng hữu, mà chuyện này có thể đã khiến ông Ẩn mất sự tin cậy của Hà Nội.

Bản tin của AFP hôm sau khi ông Phạm Xuân Ẩn qua đời, viết rằng khi Sàigòn rơi vào tay cộng sản năm 1975, Hà Nội thoạt tiên đã định đưa ông tham gia cùng những nhân vật nằm vùng chưa bị lộ diện chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn để tiếp tục hoạt động. Nhưng rồi họ đổi ý, ngờ rằng lập trường ông đã có thay đổi.

Về những năm sau ngày 30 tháng Tư, khi ông Phạm Xuân Ẩn sống trong trong cảnh hưu trí tại một biệt thự ở quận Ba, ông đã cay đắng đưa ra nhận xét rằng những người chiến thắng đã không hành xử đúng mức theo như ông nghĩ. Ký giả kỳ cựu Dan Southerland hồi năm ngoái đã hỏi và được xác nhận.

“Vâng, tôi nói với ông Ẩn rằng tôi nghe nói là ông rất bất bình vì những người ngoài Bắc vào đã chiếm vài ngôi nhà, địa ốc tốt nhất ở Sàigòn lúc đó, và họ còn tham nhũng hơn các quan chức chế độ cũ.

Ông Ẩn trả lời rằng điều tôi nghe là đúng, họ tham nhũng tệ hại hơn nhiều lắm, ông vỡ mộng vì đã hỗ trợ họ hết sức mình, để rồi họ hành xử không xứng đáng khi chiến thắng.”

Năm ngoái, tạp chí The New Yorker ấn hành một bản tiểu sử ông Phạm Xuân Ẩn dài tới 10 ngàn chữ, nhắc tới cảm nhận của ông về lý tưởng đã suốt đời theo đuổi để rồi bị phản bội khi thành công.

Trong bản tiểu sử dù nhận là không còn khỏe nữa, ông tự khẳng định là chưa thể chết được. Lý do : Không có chỗ nào giành cho ông cả. Địa ngục chỉ dành cho những tên bợm bãi, mà Việt Nam đang còn quá nhiều, nên chật chỗ rồi.

- Việt Nam vinh danh thầm lặng người gián điệp toàn hảo

- Death of a Super Spy

- Vietnam Diary 5: 'The Perfect Spy'

- 2006 Annual Report - The New Yorker

© 2006 Radio Free Asia

Những bài liên quan

Video liên quan

Chủ Đề