Biên độ tỷ giá là gì

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +/-3% lên +/-5%. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/10/2022.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga-Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và trong nước.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công cụ, giải pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Fed và các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, ngày 17/10/2022, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ (USD) được điều chỉnh từ +/-3% lên +/-5%.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để để ổn định thị trường.

Lần đầu tiên sau 7 năm, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND lên +/-5%. Ngay lập tức, giá USD bán ra được nhiều ngân hàng nâng lên vượt mức 24.500 đồng/USD. Thị trường tài chính sẽ chịu tác động như thế nào trước động thái này?

Giảm nguồn cung tiền và hiệu ứng đến thị trường tài chính

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đình Duy - Giám đốc Phân tích CTCK Alpha - cho rằng xét ở góc độ rộng thì việc điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giúp tình hình dự trữ ngoại tệ bớt căng thẳng.

"Việc NHNN bán ra lượng dự trữ ngoại tệ trong thời gian qua cũng là thu về một lượng tiền đồng tương ứng. Từ đó nguồn cung tiền trong thị trường sẽ giảm đi và tác động đến lãi suất huy động của khối ngân hàng thương mại nói chung.

Xét về góc độ cung tiền đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng, việc điều chỉnh tỷ giá này trong ngắn hạn sẽ không tác động quá nhiều đến đến cung tiền đầu tư vào thị trường", ông Duy nói.

Biên độ tỷ giá là gì
VND vẫn là một trong những đồng tiền có mức độ mất giá thấp nhất trong khu vực. Nguồn: VCBS Research

Theo vị chuyên gia, trong môi trường tỷ giá ngoại tệ tăng lên, những doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ bị tác động ở chi phí đầu vào. Giá thành sản xuất sẽ tăng lên tương ứng với mức tỷ giá điều chỉnh. Ngoài ra, việc mua ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu cũng có thể gặp khó khăn, dẫn đến không thể thanh toán đơn hàng.

Ông Duy lưu ý: "Với hiện trạng của thị trường Việt Nam, sẽ có một số những doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ tỷ giá tăng. Cũng phải nói thêm là tỷ giá USD tăng đồng nghĩa với giá bán của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm. Nếu những doanh nghiệp này tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, tức giá thành sản xuất đầu vào vẫn được giữ nguyên thì họ mới được hưởng lợi từ việc tỷ giá tăng lên".

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phân tích CTCK Dầu khí PSI - cho biết, đồng USD tăng giá thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quý 4 tới sẽ được hưởng lợi một phần. Đồng USD mạnh lên sẽ giúp hàng hoá xuất sang các quốc gia đó nhiều hơn.

Biên độ tỷ giá là gì
Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 18.10 ở mức 23.637 đồng, tăng 51 đồng so với mức công bố trước.

Điều chỉnh biên độ tỷ giá - hành động cần thiết

Theo TS Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế, có 2 lý do chính khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải điều chỉnh biên độ tỷ giá, đồng thời nâng tỷ giá trung tâm.

Đầu tiên, USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Fed liên tục tăng lãi suất với cường độ cao. Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như NHNN đã làm, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoán để hạn chế bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết. Hơn nữa, biên độ biến động tỷ giá +/-3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Lý do thứ hai theo TS Nghĩa là sức ép từ cán cân vãng lai. Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạng thái yếu (vốn đầu tư gián tiếp giảm).

Biên độ dao động của tỷ giá là gì?

Biên độ dao động giá (tiếng anh là price range fluctuation) là mức độ biến động giá trị của một tài sản như hàng hóa, cổ phiếu hoặc chứng khoán trong ngày giao dịch. Biên độ giá thường được đo bằng phần trăm (%) của giá tài sản được phép tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch.

Tại sao tỷ giá hối đoái tăng?

Khi một quốc gia có thặng dư thương mại thì nhu cầu tiền tệ của nó sẽ tăng, do đó tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi một quốc gia có thâm hụt thương mại thì nhu cầu tiền tệ của nó sẽ giảm, do đó tỷ giá hối đoái giảm.

Có bao nhiêu loại tỷ giá hiện nay?

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán Theo tiêu chí này, có ba loại tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá thanh toán ngay, tỷ giá thanh toán trước và tỷ giá thanh toán sau.

Tại sao phải điều chỉnh biên độ tỷ giá?

Việc điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá thêm +/-5% sẽ tạo sự linh hoạt cho thị trường. Bởi vậy, việc nới rộng biên độ tỷ giá là động thái phù hợp, giúp tỷ giá linh hoạt hơn, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đối phó tốt hơn với rủi ro và bất ổn của thị trường quốc tế.