Bị viêm gân có nên bó thuốc

Viêm gân gây sưng đau - Ảnh: Pixabay

Hầu hết các trường hợp viêm gân có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc giảm đau và giảm viêm nếu bệnh nhân kịp thời phát hiện và đi khám với các bác sĩ Cơ xương khớp giỏi.

Viêm gân là gì?

Viêm gân là viêm hoặc kích ứng của dây chằng - trong bất kỳ những sợi dây đính cơ đến xương. Tình trạng này gây đau và đau ngay phần bên ngoài. Viêm gân có thể xảy ra trong bất kỳ dây chằng nào của cơ thể, phổ biến nhất trên vai, khuỷu tay, cổ tay và gót chân.

Nếu viêm gân nghiêm trọng và dẫn đến rách gân, có thể cần phải phẫu thuật sửa chữa. Nhưng hầu hết các trường hợp viêm gân có thể được điều trị thành công với nghỉ ngơi cùng các thuốc giảm đau và giảm viêm.

Triệu chứng viêm gân

  • Đau khu trú ở vị trí gân bị tổn thương, ít lan xa.
  • Đau liên tục cả ngày lẫn đêm, đau nhiều khi vận động
  • Vị trí gân bị tổn thương sưng đỏ, đau khi ấn vào, đau tăng lên khi làm các động tác co cơ chủ động của gân

Viêm gân gồm các dạng:

  • Viêm gân bám tận: Gồm viêm cốt mạc ngoài gân và viêm túi thanh dịch
  • Viêm bao gân: Bao gân bị tổn thương gây tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân
  • Viêm bao gân vùng mỏm châm quay (bệnh De Quervain): Triệu chứng sưng đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau nhiều hơn khi cử động ngón cái và làm các động tác duỗi
  • Hội chứng đường hầm cổ tay: Gây ra dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay, tê và đau gan bàn tay, cổ tay sưng,...
  • Ngón tay lò xo: Khó khăn như gập ngón tay, ngón tay bật ra như lò xo
  • Viêm gân gót Achille: Xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây sưng đau vùng gót chân, ấn vào thấy đau, nổi cục 

Hầu hết các trường hợp viêm gân có thể đáp ứng với các biện pháp tự chăm sóc.

Nguyên nhân bệnh viêm gân

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gân, cụ thể như:

  • Chấn thương bất ngờ, trực tiếp
  • Lặp lại hành động nhiều lần theo thời gian, hoạt động quá mức do nghề nghiệp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Thoái hóa gân do tuổi già
  • Co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương... 
Bị viêm gân có nên bó thuốc
Vận động sai cách có thể dẫn đến viêm gân - Ảnh: Pixabay 

Ai có nguy cơ viêm gân? 

  • Người già, gân trở nên ít linh hoạt hơn
  • Người có công việc liên quan đến nghề vận động nặng, thường xuyên hoạt động một tư thế
  • Thể thao, chẳng hạn như bóng chày, bóng rổ, Bowling, Golf, Chạy, Bơi, Tennis

Viêm gân có nguy hiểm không?

Viêm gân gồm viêm gân cấp tính và viêm gân mạn tính.

Viêm gân cấp tính xuất hiện do các vết nứt, tổn thương nhỏ do bị tác động mạnh, đột ngột. Viêm gân cấp có thể điều trị khỏi trong vài ngày đến vài tuần.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là viêm gân mạn tính. Viêm gân mạn tính có nguyên nhân bởi hoạt động sinh hoạt, lao động hay thể thao khiến gân đứt rách và yếu đi.

Viêm gân mạn có thể thấy gân dày lên, tạo nốt hoặc cảm giác bật cò súng khi vận động. Viêm gân mạn tính cần phải điều trị từ 3-6 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra tình trạng đứt gân.

Xét nghiệm chẩn đoán

Viêm gân thường có thể được chẩn đoán chỉ trong khám lâm sàng.

Chụp X quang hoặc kiểm tra hình ảnh khác nếu cần phải loại trừ các điều kiện khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.

Điều trị viêm gân

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có phương án điều trị khác nhau.

Bệnh nhân không nên tự điều trị mà nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Dùng thuốc điều trị viêm gân

Việc phân biệt viêm gân cấp tính và viêm gân mạn tính là quan trọng để biết bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc nào.

  • Viêm gân cấp cần điều trị giảm phản ứng viêm, viêm gân mạn tính lại bị chống chỉ định với các loại thuốc kháng viêm  không steroid do khả năng ức chế tái tạo collagen
  • Thuốc mỡ bôi vào chỗ đau
  • Thuốc tiêm vào bao gân

Vật lí trị liệu

  • Áp dụng vật lý trị liệu nhiệt nóng như túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di,...
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp giúp căng cơ để kéo giãn gân khớp, giảm co thắt cơ, cố định gân khớp, giảm đau
  • Dùng nẹp cố định

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng nếu như các phương pháp trên không có tác dụng. Phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm bài viết:

  • 7 bác sĩ Cơ Xương Khớp giỏi ở Hà Nội
  • 8 bác sĩ Cơ Xương khớp giỏi tại TP.HCM
Bị viêm gân có nên bó thuốc
GS.TS Cao Minh Châu khám chữa bệnh Cơ - Xương - Khớp từ xa - Ảnh: Nhiếp ảnh & đời sống 

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm gân

  • Bảo vệ, cố định vị trí bị tổn thương để hạn chế tối đa tác động vào vết thương. Nếu cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như nạng, nẹp, gậy,...
  • Chườm đá giúp giảm đau, sưng viêm, co thắt cơ. Mỗi ngày, bệnh nhân nên chườm đá vài lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút
  • Nén các khu vực bị thương để giảm sưng
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh hoạt động quá sức. Tuy nhiên, cần hoạt động nhẹ nhàng để không bị co cứng xương khớp

Cách phòng tránh bệnh viêm gân

Bệnh viêm gân hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bệnh nhân chủ động thực hiện các biện pháp:

  • Tránh hoạt động nặng, căng thẳng, quá sức, nhất là những hoạt động kéo dài. Nếu cảm thấy đau bất ngờ, đột ngột khi chơi thể thao, làm việc thì cần dừng lại nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng bệnh
  • Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức lực của bản thân
  • Khởi động trước khi tập thể dục, làm việc nặng bằng cách căng giãn cơ trong phạm vi tối đa của chuyển động khớp xương
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường cơ bắp để tăng khả năng chịu đựng trọng tải
  • Đi khám ngay tại các địa chỉ chuyên khoa Cơ Xương Khớp nếu cảm thấy có dấu hiệu bệnh viêm gân
  • Nếu chưa sắp xếp được thời gian đi khám trực tiếp, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ Cơ Xương Khớp từ xa để có phương hướng điều trị tích cực

Xem thêm bài viết:

  • Khám Cơ Xương Khớp ở đâu tốt TP HCM?
  • 7 địa chỉ khám chữa Cơ xương khớp uy tín ở Hà Nội

Xem thêm video:

Những điều cần biết về Viêm gân

  • Thực hiện: Tiêu điểm y tế
  • Thời lượng: 2 phút 24 giây

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về bệnh Viêm gân. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.