Bị sút lưng thì phải làm sao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp.

Gần như tất cả mọi người đều sẽ bị đau lưng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cột sống và dẫn đến đau lưng. Dưới đây là 14 mẹo giúp bạn phòng tránh và giảm đau lưng trong cuộc sống hằng ngày.

1. Ngủ ngon hơn sẽ giúp giảm đau lưng

Khi bạn bị đau lưng có thể dẫn đến đi vào giấc ngủ khó khăn hơn, khi bạn không ngủ đủ giấc, chứng đau lưng có thể cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó, tư thế xấu khi ngủ cũng có thể làm nặng thêm chứng đau lưng. Bạn hãy thử nằm nghiêng, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cho cột sống nằm ở vị trí trung gian và giảm căng lưng. Nếu bạn thích nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối. Cuối cùng, bạn nên nằm trên tấm nệm mà bạn cảm thấy thoải mái.

2. Tư thế ngồi giúp giảm đau lưng

Tư thế ngồi không đúng có thể làm cho cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn ngồi trong thời gian dài. Ngồi thẳng với vai thư giãn, giữ chân phẳng trên sàn nhà và lưng tựa vào ghế. Bạn có thể thử đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn ở lưng dưới và chỗ ngồi.

124.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Thông tin Bác sĩ

Chủ đề: Giảm đau lưng Bị đau lưng Bài tập giảm đau lưng Tư thế ngồi Cốt Thoái Vương Đau lưng mãn tính

Bài viết liên quan

  • Bị sút lưng thì phải làm sao

    Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

    Bác sĩ cho em hỏi em bị đau lưng ở chỗ 14 15 khoảng 1 năm rồi cho em hơi hướng điều trị ạ?

    Đọc thêm

  • Bị sút lưng thì phải làm sao

    Kích thích dây thần kinh tủy sống bằng điện đối với chứng đau lưng mãn tính

    Kích thích dây thần kinh tủy sống là một kỹ thuật truyền tín hiệu điện mức độ thấp đến tủy sống hoặc đến các dây thần kinh cụ thể, nhằm chặn tín hiệu đau truyền đến não. Khi các phương ...

    Đọc thêm

  • Bị sút lưng thì phải làm sao

    15 tuổi thường xuyên bị co cơ cổ có nguy hiểm không?

    Thưa bác sĩ, cháu năm nay 15 tuổi và thường xuyên bị co cơ ở cổ ạ. Tình trạng này diễn ra nhiều lần trong ngày, hơn nữa nó khiến cháu rất mất tập trung khi học tập và sinh ...

    Đọc thêm

  • Bị sút lưng thì phải làm sao

    Cốt Thoái Vương - Giải pháp cho người bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

    Cốt Thoái Vương với thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp với cao thiên niên kiện, nhũ hương cùng nhiều các axit amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị các triệu ...

    Đọc thêm

  • Bị sút lưng thì phải làm sao

    Các bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng

    Do tính chất công việc ngồi nhiều, liên tục trong thời gian dài trong tư thế không thoải mái và thói quen ít vận động, lối sống tĩnh tại, hiện nay dân văn phòng bị đau lưng hay mắc những ...

    Tùy thuộc vào mức độ chấn thương của dây chằng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà lựa chọn áp dụng biện pháp điều trị như sau:

    • Nghỉ ngơi

    Khi bị đau thắt lưng, người bệnh nên nằm ngửa và thả lỏng cơ thể để nghỉ ngơi. Tư thế nằm thẳng, đầu, vai, mông và gót chân chạm giường. Lưu ý không nên nằm trên giường nệm quá dày và cứng để tránh đè ép cơ và mạch máu.

    • Chườm lạnh

    Không nên chườm nóng khi bị giãn dây chằng vì sẽ khiến cơ và dây chằng căng thêm, khó co trở lại vị trí cũ. Thay vào đó, dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị chấn thương khoảng 30 phút, giúp co cơ và dây chằng, đồng thời có tác dụng giảm đau nhanh. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng ở vùng bị tổn thương để vừa kích thích tuần hoàn lưu thông, vừa tăng hiệu quả giảm sưng đau.

    • Tập Yoga

    Những động tác của bài tập yoga có tác dụng tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp, cơ bắp và dây chằng. Do đó luyện tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần, thể chất linh hoạt, mà cũng là cách phục hồi nhanh tổn thương khi bị giãn dây chằng thắt lưng.

    • Xoa bóp/ massage

    Người bệnh cũng nên kết hợp với phương pháp xoa bóp, massage hai bên cột sống khoảng 30 phút/lần theo y học cổ truyền để giúp giảm đau, điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, và giảm tắc nghẽn hiệu quả.

    • Dùng thuốc

    Nếu mức độ tổn thương nặng gây đau nhức dữ dội, khó khăn khi di chuyển, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đông - tây y hoặc kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giảm nhanh cơn đau và hỗ trợ khả năng đàn hồi của dây chằng thắt lưng.

    • Điều trị ngoại khoa

    Nếu triệu chứng đau thắt lưng đã được điều trị nội khoa tích cực lâu dài nhưng không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, đặc biệt đối với trường hợp đau lưng dữ dội và ảnh hưởng nặng nề đến vận động, sinh hoạt.

    Ngoài ra kéo giãn cột sống, đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điều trị điện xung, kết hợp châm cứu,...cũng là những liệu pháp bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng trong điều trị đau lưng do giãn hoặc đứt dây chằng thắt lưng.