Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc

Khi bị bỏng rộp da, bỏng phồng da do nước sôi hay đi nắng nhiều, trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn bên trong chứa đầy dịch nước. Nếu không chăm sóc và xử trí đúng cách, khi mụn nước bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bỏng phồng rộp da

Hầu hết các tai nạn bỏng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ, bỏng nắng… đều có nguy cơ khiến da bị phồng rộp. Nguyên nhân là do lớp da trên cùng (lớp biểu bì) tách ra khỏi các lớp da phía dưới do ma sát hoặc sức nóng. Khi da phồng rộp, phần nước ở giữa các lớp da gọi là huyết thanh. Tùy thuộc vào mức độ bỏng nặng hay nhẹ mà mụn nước có kích thước to hay nhỏ.

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc

Bỏng phồng rộp da do nước sôi hoặc dầu mỡ, bỏng nắng

Xử trí khi bị bỏng phồng da

Bị bỏng rộp da không nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí vết phồng nước còn có tác dụng làm mát và ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài, tránh nhiễm trùng và giúp vết bỏng nhanh lành, hạn chế để lại sẹo. Đa phần phồng rộp da nhanh lành khi chưa bị vỡ hoặc làm chảy nước vì lớp da bên ngoài có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và kháng viêm.

Khi xuất hiện vết phồng rộp trên da, người bệnh hãy xử trí theo các cách sau:

Trong trường hợp người bệnh bị bỏng nước sôi phồng da, vết phồng rộp có thể xuất hiện ngay khi bị bỏng hoặc chỉ vài giờ sau đó. Lúc này, để làm mát dịu vết bỏng hãy ngâm vùng da bị bỏng vào nước mát từ 10-15 phút, sau đó thấm khô hoặc để vết bỏng khô tự nhiên và dùng gạc y tế băng vết bỏng lại.

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc

Ngâm vùng da bị bỏng vào nước mát giúp làm dịu da

Lưu ý: Không nên dùng nước đá lạnh để ngâm vết bỏng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể khiến vết bỏng trầm trọng hơn.

Khi vết bỏng bị phồng rộp người bệnh nên vệ sinh vùng da bị bỏng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để sát trùng hết vi khuẩn và bụi bẩn. Tiếp đến bôi 1 lớp kem hoặc gel kháng khuẩn có tác dụng đặc trị bỏng. 

Lưu ý: Tuyệt đối không nên sử dụng oxy già hoặc cồn sát trùng vết bỏng sẽ khiến vùng da bị tổn thương chết mô hạt và để lại sẹo xấu.

Rất nhiều người khi bị bỏng thường chọc thủng vết phồng nước vì cho rằng làm như vậy sẽ giúp vết thương nhanh khỏi hơn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi khi bị bỏng lớp da trên cùng bị chết hoàn toàn và cần thời gian nhất định để lên da non. Lúc này vết bỏng rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập gây viêm, nhiễm trùng, và bọng nước chính là “vũ khí” lợi hại để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và bảo vệ vùng da tổn thương bên trong.

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc

Tuyệt đối không chọc thủng vết phồng rộp

Đọc thêm: Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi bị bỏng da hóa chất

Do đó, hãy giữ cho bọng nước càng lâu càng tốt, tuyệt đối không được chích nốt phồng nước hay cắt da nơi bị bỏng. Khi vết bỏng phồng rộp tự tiêu cũng không được bóc phần da chết đi, hãy để nó tự khô và bong ra như thế sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị sẹo.

Để rút ngắn quá trình điều trị, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị bỏng phồng da, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm đặc trị bỏng theo hướng dẫn của dược sĩ chuyên môn.

Hiện nay, Oatrum Kids gel là sản phẩm trị bỏng được ưu tiên lựa chọn do ưu điểm an toàn, hiệu quả vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại. Đặc biệt, đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng thành công hoạt chất Berberine từ thảo dược trong điều trị bỏng da, trầy xước, rách da. Khi kết hợp cùng các thảo dược khác, sản phẩm nổi bật với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đỏ, giúp tái tạo vùng da tổn thương và thúc đẩy nhanh quá trình liền da.

Chăm sóc vết bỏng phồng rộp tại nhà

Chăm sóc vết bỏng phồng rộp tại nhà đúng cách không những giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng và để lại sẹo xấu trên da. 

Ngoài việc kiên trì điều trị bằng sản phẩm đặc trị bỏng, người bệnh nên chú ý giữ cho vết bỏng phồng rộp luôn thông thoáng, sạch sẽ, đồng thời chú trọng chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng cách:

+ Kiêng khem nguồn thực phẩm có khả năng gây mưng mủ và để lại sẹo: Hải sản, trứng, rau muống, thịt gà, đồ nếp…

+ Tích cực bổ sung nguồn thực phẩm giúp tái tạo nhanh làn da tổn thương: Rau xanh, trái cây chứa vitamin A, C, thực phẩm chứa nhiều collagen…

Bài viết liên quan: Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì cho mau khỏi?

Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập. Việc này khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn.

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, cháu bé nhà tôi không may bị bỏng nước sôi. Vết bỏng có những nốt phồng rộp và có bọng nước. Tôi có nên chọc thủng các bọng nước không?

Trả lời

Chào bạn, để trả lời câu hỏi “Vết bỏng bị phồng có nên chọc vỡ bọng nước không?” nhà thuốc Xuân Bách xin được tư vấn với bạn như sau:

Thông thường khi bị bỏng, tại vết bỏng thường xuất hiện các vòm phỏng, bọng nước. Tùy từng mức độ mà vòm phỏng có kích thước khác nhau. Ngoài tác dụng làm mát, những vết phồng nước còn có tác dụng ngăn cách vết thương với môi trường bên ngoài, tránh nhiễm trùng và giúp vết bỏng nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.

Bạn không nên chọc vỡ các bọng nước, bởi dưới tác nhân gây bỏng, lớp da (biểu bì) bên trên thường bị hủy hoại hoàn toàn. Chúng cần thời gian nhất định để tái tạo, lên da mới. Lúc này vết bỏng sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Hãy giữ cho bọng nước càng lâu càng tốt, tuyệt đối không được chích nốt phồng nước hay cắt da nơi bị bỏng.

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc
Bệnh nhi bị bỏng nước sôi sử dụng Thuốc bỏng của Nhà thuốc Xuân Bách.

1. Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi là bỏng nhiệt. Đặc tính của vết bỏng thường trên diện rộng, tuy nhiên vết bỏng nông. Vết bỏng gây đau rát, thường có các vòm phỏng, bọng nước. Vì vậy công tác sơ cứu ban đầu đều rất quan trọng. Công tác này góp phần giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng. Sau khi bị bỏng cần làm như sau:

  1. Loại bỏ quần áo tại vùng bỏng để tránh vải dính vào vết thương, giữ nhiệt vết bỏng gây nặng thêm.
  2. Hạ nhiệt vùng bị bỏng nhanh chóng bằng việc ngâm hoặc tưới rửa bằng nước sạch, mát từ 160C – 200C. Nên ngâm rửa hạ nhiệt vết bỏng cho đến khi hết cảm giác nóng rát, thường từ 15 – 30 phút mới đem lại hiệu quả. Lưu ý không làm vỡ, làm trợt vòm nốt phồng và không nên sử dụng đá lạnh để chườm vết bỏng.
  3. Đối với các vết bỏng nặng tiến hành che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch như gạc y tế, thậm chí khăn mặt, khăn tay, vải màn… Sau đó, băng ép nhẹ, vết bỏng bằng băng sạch.

Lưu ý:

Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng để giảm đau rát. Trong kem đánh răng có chứa kiềm khi bôi vùng da bị bỏng sẽ làm tăng mức độ đau. Càng làm cho vết bỏng bị ăn sâu vào các tổ chức bên trong gây nhiễm trùng.

– Không đắp các loại mỡ, trứng gà, muối, thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc,… vào vết bỏng. Vì có thể gây nhiễm khuẩn tại vùng da đó gây khó khăn trong việc điều trị.

– Tuyệt đối không nên chọc vỡ các bọng nước hay làm trượt loét vết bỏng. Đồng thời không nên bôi nghệ tươi hay các kem có thành phần nghệ lên vết bỏng, vì dễ gây thâm đen tại vùng da bị bỏng.

2. Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Do vết bỏng thường rộng để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và thời gian điều trị có thể kéo dài nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bỏng. Tuy nhiên đặc điểm chung là gây đau, rát vùng bỏng, thời gian chữa trị lâu. Đặc biệt là hiệu quả ngăn sẹo là không nhiều.

3. Tại sao nên dùng thuốc bỏng của Nhà thuốc Xuân Bách?

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc
Vết bỏng có nốt phổng bọng nước, sử dụng Thuốc bỏng của Nhà thuốc Xuân Bách

Thuốc trị bỏng của Nhà thuốc Xuân Bách đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả, được sử dụng rộng rãi bởi nhiều y bác sĩ trên toàn quốc. Với các ưu điểm sau:

  • Thuốc được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, an toàn, dễ sử dụng.
  • Chi phí điều trị thấp.
  • Khi sử dụng bệnh nhân chỉ cần bôi thuốc lên vết bỏng, không cần băng bó, dễ sử dụng giảm khó khăn cho bệnh nhân.
  • Thuốc có thời gian điều trị ngắn, hiệu quả điều trị có thể thấy rõ bằng mắt thường sau 3-4 ngày sử dụng thuốc.
  • Đặc biệt, thuốc có khả năng ngăn ngừa sẹo nên giúp cho bệnh nhân có da đẹp sau khi sử dụng.

Bị bỏng lên bỏng nước có nên chọc
Thuốc trị bỏng của Nhà thuốc Xuân Bách