Bằng lái xe điện du lịch

“Xe ô tô điện” hiện đang được bày bán tại nhiều cửa hàng tại TP.HCM với lời rao bán hấp dẫn, giá vừa phải, không cần đăng ký, không cần biển số mà không lo bị CSGT phạt vì chỉ có tốc độ 30km/giờ…, vậy thực tế có đúng với quy định của pháp luật?.

PV ANTT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương – Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam để làm rõ vấn đề này.

Gọi “ôtô điện” có chính xác?

Theo ông Nguyễn Văn Phương, xe cơ giới 4 bánh sử dụng động cơ điện có thể chia thành các loại chính như sau: Thứ nhất ô tô điện là bao gồm các loại ô tô chỉ sử dụng động cơ điện (ví dụ xe Nissan Leaf) hoặc loại ô tô sử dụng cả động cơ điện và động cơ xăng/ diezen (ví dụ Lexus RX 450h,Toyota Prius … ). Các loại xe này có kết cấu, tính năng, hệ số an toàn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của ô tô thông thường hiện nay và thường có xuất xứ từ nước phát triển và có giá bán khá cao.

Bằng lái xe điện du lịch

Một chiếc ô tô điện đỗ trên đường ở TP.HCM Ảnh: Lê Phong ( Báo nld.com.vn)

Còn xe điện 4 bánh chở người mà chúng ta có thể đã gặp ở sân golf, khu du lịch, tham quan, phố cổ… không phải là ô tô điện mà chỉ là “xe điện 4 bánh chở người”. Các xe này chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc, có tốc độ thấp, các hệ thống an toàn không đáp ứng được yêu cầu an toàn kỹ thuật đối với xe ôtô nên không được phép tham gia giao thông như ô tô mà chỉ sử dụng để phục vụ đi lại trong phạm vi, tuyến đường và thời gian nhất định theo quy định của từng địa phương.

Xe điện 4 bánh nhập khẩu chưa đăng kiểm là vi phạm luật

Phương tiện xe điện 4 bánh được bày bán ở TP.HCM thực tế được nhập khẩu nguyên chiếc ở Trung Quốc. Theo ông Phương, theo quy định pháp lý liên quan đến kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhập khẩu thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trong đó có ô tô, xe có động cơ chở người và hàng hóa…) thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT.

Vì vậy, theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa các phương tiện cơ giới này phải được kiểm tra chất lượng chuyên ngành, nếu đạt chất lượng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu.
Hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang phối hợp với cơ quan quản lý nhập khẩu để xác minh thông tin về liên quan đến ô tô điện nhập khẩu chưa có giấy chứng nhận đăng kiểm mà một số báo đã đưa tin thời gian qua.

Trước những lời rao bán rất hấp dẫn của người bán hàng, nhiều người có hiểu lầm là loại xe này được phép lưu thông như các loại xe điện như xe đạp điện, xe máy điện…, tuy nhiên, ông Phương cho biết: Tại Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ đã có quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, trong đó nêu rõ xe cơ giới phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp.

“Việc đưa vào tham gia giao thông các loại xe cơ giới chưa qua kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, chưa đăng ký, gắn biển số theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Mọi người nên tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để tránh những hậu quả không đáng có” – ông Phương nói.

Thực tế, muốn được phép lưu thông loại xe điện 4 bánh này, người điều khiển cũng cần phải có giấy phép lái xe chứ không phải không cần giấy phép lái xe như những lời rao bán của các chủ cửa hàng, ông Phương cho hay: “Người điều khiển ô tô trong đó có ô tô điện phải có giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ.

Theo Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT thì người điều khiển xe điện 4 bánh chở người phải có giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên”.

Cũng theo ông Phương, người điều khiển loại xe này có thể bị xử phạt khi lưu thông vì xe không có giấy đăng ký, không có biển số…,theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.

“Cơ quan hữu quan có thể xem xét, xử phạt theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP các lỗi vi phạm như: điều khiển xe không có giấy đăng ký xe, không gắn biển số, không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường …” – ông Phương cho biết.

Bằng lái xe điện du lịch

Bằng lái xe dành cho người đi ô tô điện - Minh họa

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những loại xe ô tô thân thiện với môi trường chạy bằng động cơ điện. Nhiều người đặt ra câu hỏi khi sử dụng loại ô tô này thì có phải có bằng lái xe không, nếu có thì là loại bằng lái nào? Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc trên!

Trước hết, cần lưu ý rằng không chỉ các loại ô tô 4 bánh thông dụng chạy bằng năng lượng điện được bán trên thị trường hiện nay được gọi là “xe điện”. Ở một số địa điểm du lịch, chúng ta cũng có thể bắt gặp loại xe chạy bằng điện có thể chở khoảng 6-12 chỗ ngồi – đây cũng là một loại xe được quy định cụ thể loại bằng lái khi điều khiển.

Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 86/2014/TT-GBTVT có định nghĩa:

“1. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, hai trục, ít nhất bốn bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái).”

Đối với loại xe này, điều kiện đối với người lái xe là:

“Người điều khiển Xe phải có Giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.”

(Điều 18 Thông tư 86)

Còn lại, đối với các loại xe ô tô điện thông dụng trên thị trường hiện nay, cần tuân thủ quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Các loại giấy phép lái xe dành cho ô tô chở người thông thường được phân hạng như sau:

- Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

-  Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Như vậy, căn cứ vào loại xe điện mình sử dụng, người điều khiển sẽ biết được mình cần sử dụng bằng lái xe loại nào!