Bài thơ ngắn về tình mẫu tử

6. Cấu trúc khóa luận

1.2.2. Những vần thơ về tình mẫu tử

Có một tuổi thơ không ấm êm, đối với Xuân Quỳnh, “gia đình” là hai tiếng gọi thiêng liêng, là nơi bến đỗ bình yên để trở về trên đường đời còn

nhiều sóng gió. Có lẽ vì vậy mà những vần thơ về gia đình và về tình mẫu tử

là mảng sáng tác hết sức quan trọng trong sự nghiệp của chị. Trong thơ ca viết cho thiếu nhi, chủđề này được khai thác khá nhiều và thực tế có nhiều thành tựu. Thơ Xuân Quỳnh là sự tiếp nối trên tinh thần mong muốn tạo một dấu ấn riêng của tác giả. Đọc thơ chị, thấy thế giới được ngắm nhìn qua lăng kính

tình mẹ con. Những bài thơ của chị có thể đem ra đọc đi đọc lại nhiều lần mà

không thấy chán bởi chị đã nói rất đúng, rất đủ những điều giản dị mà bao la

của tình mẹ và lòng mẹ dành cho những đứa con thân yêu. Cũng chính chị đã nói hộ rất hay, rất cảm động lòng biết ơn, tình cảm yêu thương mà mỗi đứa

29

con - dù bé bỏng - có thể dành trao cho người mẹ của mình. Có thể nói những

bài thơ về tình mẫu tử của Xuân Quỳnh luôn tỏa sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam bao năm qua.

Trong thơ chị, mẫu tính làm nên âm điệu ấm áp, dịu dàng, làm nên những lời ru êm đềm, ngọt ngào. Lời ru ấy thể hiện sự vỗ về, che chở của

người mẹdành cho đứa con yêu và trở thành sợi dây gắn kết giữa mẹ và con:

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm…

(Truyện cổ tích về loài người)

Bạn đọc rất dễ dàng nhận ra một giọng thơ rất riêng của Xuân Quỳnh

qua bài thơ Truyện cổ tích về loài người. Theo Xuân Quỳnh “Trời sinh ra

trước nhất/ chỉ toàn là trẻ con”. Lối suy tưởng phi lí này lại làm nên điều thú vị của bài thơ. Từ những nhu cầu của trẻ thơ mà thế giới lần lượt được sáng tạo ra: lời hát ru, chữ viết, bảng đen… Cái phi lí lại trở nên có lí khi tất cả được đặt trên nền tảng tình yêu thương con trẻ. Cách đặt vấn đề của Xuân Quỳnh phải nói là rất độc đáo và đặc sắc.

Lời ru thể hiện được tất cả tình thương yêu của Xuân Quỳnh dành cho trẻ thơ, đặc biệt là những đứa con của mình. Chị yêu con bằng tất cả những kinh nghiệm của năm tháng chiến tranh gian khổ, bảo vệ con giữa bom rơi, đạn nổ, giữa bao nguy hiểm, bất trắc:

Ba tháng lẫy, bẩy tháng ngồi

30

Mong ngày, mong tháng mong năm

Một năm con vịn vách hầm con đi.

(Tuổi thơ của con)

Chỉ cần những chuyện đơn giản thôi Xuân Quỳnh cũng viết được thành những vần thơ hay, như chuyện chú gà con ra đời, chị cũng tìm thấy ở đó cái

lí do của tình mẹ con. Bài thơ Tại sao gà con sinh ra?đã vẽ ra bức tranh cảm động về tình mẫu tử. Những vất vả, khó nhọc mà gà mẹ phải trải qua phải chăng chính là những gì mà mọi người mẹ trên thế gian này đều nếm trải

trong thời gian chờ đợi đứa con thân yêu của mình chào đời? Đó quả thật là

một hành trình vô cùng gian nan, vất vả, với bao nỗi lo toan:

Cục... cục... ta, cục tác

Ngày này qua ngày khác Gà mái cứ gọi hoài

Mà quả trứng hồng tươi

Vẫn nằm nguyên trong ổ

….

Cái hoa chanh thức giấc

Tàu lá chuối lung lay

Cọng rơm vàng xoay xoay

Trứng vẫn nằm trong ổ

Những khổ đầu của bài thơ đã miêu tả khoảng thời gian dài đằng đẵng mà

gà mẹ phải trải qua. Mỗi ngày, gà mẹ đều mong ngóng đứa con thân yêu của

mình chào đời đến gầy mòn, xác xơ. Trong mạch nguồn cảm xúc đó, Xuân

Quỳnh đã đi đến khẳng định sức mạnh của tình mẫu tử. Nếu gà mẹ vì thương con mà “Thân xác xơ gầy mòn/ Không ăn mà mãi thức” thì gà con vì thương

mẹ mà “đạp vỏ trứng” để sinh ra. “Vì gà mẹ mong chờ/ Nên có gà con đó” là

câu trả lời dễ thương nhưng sâu sắc mà Xuân Quỳnh dành tặng những em bé

31

Thương mẹ, đạp vỏ trứng

Thế là gà sinh ra Vì gà mẹ mong chờ Nên có gà con đó

Cái tròn khuyết của vầng trăng cũng được chị cắt nghĩa thành tình mẹ con:

Trăng khuyết là trăng gầy Lúc buồn trăng khuyết thế Trăng giống như là mẹ Lúc con hư mẹ gầy.

(Muốn trăng luôn luôn tròn)

Đối với con, mẹ vẫn là điểm tựa, là bến đỗ bình yên cho cuộc đời con. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ đau, vấp ngã trên đường đời con lại tìm về bên mẹ để được chở che, vỗ về. Đó là hạnh phúc lớn lao của những người làm con. Không ai có thể hiểu con, không ai có thể yêu con và hi sinh vì con như mẹ. Bởi vậy mà dù có đi xa đến đâu thì người con vẫn luôn tìm về nơi có mẹ:

Tuổi con là tuổi ngựa Nhưng mẹơi, đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách bể Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớđường (Tuổi ngựa)

Tác động luôn đi theo hai chiều. Mẹ cho con sự sống, là khởi nguồn của mọi ước mơ, nối thêm dây cho cánh diều khát vọng của con cao vút trên bầu trời lộng gió. Về bên mẹ là cái đích đến cuối cùng, là bến đậu bình yên của mọi người con.

Bài thơ kết thúc bằng lời khẳng định của đứa con, mà không thấy lời

32

ngào thì hãy để trái tim hát lên những giai điệu không lời mà chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới cảm nhận được.

Là một cô bé mồ côi, sớm thiếu tình yêu thương và bàn tay chăm sóc

của mẹ, khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và cao quý như thếnào đối với trẻ thơ. Khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tình yêu

thương và sức lực cho con, tựa như để bù đắp cho những thiếu hụt và trống trải của chính cuộc đời mình. Chính vì vậy, khi đọc thơ Xuân Quỳnh - mảng

thơ viết cho con, viết về con thấy hiện lên hình ảnh người mẹ đang ân cần theo dõi từng bước đi của con. Xuất phát từ tấm lòng thật sự yêu thương, tôn

trọng con trẻ mà Xuân Quỳnh làm thơ cho các em. Ở Chùm thơ xuân cho ba

con nhỏ toát lên hình ảnh người mẹ và sự chở che, chăm chút cho con cái

từng chút một. Chị hạnh phúc khi thấy con cái mình khôn lớn từng ngày:

Đã bao lần thay đổi Hoa mấy độ hoa ra

Đất mấy độ thêm nhà Con mấy lần thêm tuổi

(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)

Với thiên tính làm mẹ, Xuân Quỳnh có cả những vần thơ viết cho Quỳnh Thơ khi con chưa ra đời. Tình mẹ đã tạo lên tiếng thơ, Xuân Quỳnh nói với cái sinh thể nhỏ bé trong lòng, tâm tình của mình về một nguồn sống, một nguồn vui dạt dào đang lớn dần trong bụng:

Mẹ đi trên hè phố

Nghe tiếng con đạp thầm Mẹ nghĩ đến bàn chân

Và con đường tiếng hát

(Con chả biết được đâu)

Bé thơ luôn thích tìm hiểu thế giới xung quanh và luôn tìm thấy mẹ để

33

gũi nhất với các em, là người bạn lớn có thể chia sẻ, tâm sự cùng các em. Xuân Quỳnh luôn sẵn lòng lắng nghe mọi thắc mắc của con và tìm cách giải thích cho con, làm cho con thỏa mãn sự tò mò của mình: Bài thơ Mẹ và con là một trong những sáng tác được nhiều độc giả yêu thích bởi tác giả đã triển

khai rất thành công một tứ thơ độc đáo. Từ câu hỏi của con trai Tuấn Anh về

sự sở hữu: “Mẹ ơi, bông hoa kia/ Là của ai hở mẹ?/ Cái màu xanh trên cửa/

Kia nữa là của ai”, Xuân Quỳnh đã khẳng định: “Của con đấy con ơi/ Đều của

con tất cả” và dẫn con đến những liên tưởng hết sức thú vị và hấp dẫn. Từ

“cái màu xanh trên cửa”, “bông hoa cuối vườn”, “ông mặt trời chiều hôm”,

“tiếng chim kêu buổi sáng”, “cái mặt ao lặng lặng”, “cái dòng sông trôi trôi”… đều được chị nhấn mạnh: “Là của con cả đó/ Cả mẹ cũng của con”. Sự

ngộ nghĩnh trong cách đối đáp của Xuân Quỳnh đã tạo ra sự thú vị cho bài thơ, nhưng đây là một cuộc đối thoại, và chính câu trả lời, đối đáp giữa mẹ và con

mới khiến cho tứ thơ thực sự trở nên độc đáo:

Con ôm mẹ con hôn:

- Của con sao nhiều thế? Ừ của con nhiều quá Nhưng mẹ lại nhiều hơn

Vì tất cả của con

Mà con là của mẹ

(Mẹ và con)

Câu hỏi “Của con sao nhiều thế” thật ngộ nghĩnh và dễ thương, một cảm

giác ấm áp len nhẹ trong không gian của tình mẫu tử. Câu thơ cuối “Vì tất cả

của con/ Mà con là của mẹ” thể hiện một niềm vui hân hoan, niềm tự hào giấu

kín trong đáy mắt của một người mẹ đã có con yêu vui vầy bên mình.

Xuân Quỳnh là người viết rất hay và cảm động về tình mẹ con, điều đó càng được thể hiện rõ ràng qua cách chị đặt mình vào vị trí của con trẻ và ghi

34

lại những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên mà mỗi người con dành cho mẹ của mình. Trẻ con với tư duy còn đơn giản thường dùng phép so sánh để gọi tên và thể hiện những điều mình muốn nói. Bạn nhỏtrong bài thơ Con yêu mẹ đã ví tình yêu của mình dành cho mẹ với thật nhiều thứ:

Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng, lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới?

Bài thơ được xây dựng theo cấu trúc đối đáp với giọng điệu thủ thỉ tâm tình. Đứa con bày tỏ tình cảm của mình với mẹ bằng những ví von: con yêu mẹ bằng ông trời, rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, rồi con yêu mẹ bằng trường học và cuối cùng là con yêu mẹ bằng con dế. Kích thước các đối tượng được so sánh nhỏ dần, nhưng người đọc không thấy tình yêu thương mà em dành

cho mẹ bị suy giảm. Chính bằng trái tim trọn vẹn yêu thương của một người mẹ, chị đã cảm nhận sâu sắc tình cảm thân thương mà con gái dành cho mình, và tiếng thơ cứ thế được bật lên như tiếng nói của tình mẫu tử:

Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết

….

Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm ...

Con yêu mẹ bằng trường học Cả ngày con ởđấy thôi

Giản dị chỉ với ba từ Con yêu mẹ nhưng bài thơ đã nói được rất nhiều điều. Sau rất nhiều những so sánh, kiếm tìm xa vợi, trước những “lí lẽ”

35

của mẹ, bạn nhỏ đã nói thật hồn nhiên: “Con yêu mẹ bằng con dế”. Hóa ra tình cảm là vậy, không cần xa vời, khó với mà chính là ở ngay đây thôi, trong

những điều bình dị nhất, trong bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, trong cả con dế nơi

bao diêm nhỏ xíu cũng chất chứa những tình cảm sâu đậm mà con dành cho mẹ. Bài thơ kết lại với thật nhiều cảm xúc và những rung động, dư âm:

- À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay Con yêu me bằng con dế.

Nét hồn nhiên, ngộ nghĩnh làm nên sự chân thành và sự hấp dẫn của bài

thơ. Ởđây, Xuân Quỳnh đã nắm bắt và thấu hiểu được kiểu tư duy của trẻ em

để đưa ra được những nhận xét thích hợp với tâm lí tuổi thơ, những cảm xúc

tràn đầy của một tâm hồn tinh tế. Xuân Quỳnh phải là người yêu trẻ lắm, quan sát tỉ mỉ lắm mới có thểđưa ra những suy đoán bất ngờ, thông minh và trẻ thơ đến thế.

Sở dĩ Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình mẫu tử bởi chị không chỉ

viết bằng tâm hồn của người nghệ sĩ, bằng tấm lòng của người mẹ, mà còn bằng cả những mặc cảm côi cút của tuổi thơ mình. Sự thiếu thốn hơi ấm của tình mẹ cha trong tuổi thơ Xuân Quỳnh đã dấy lên khát khao được giãi bày,

được bù đắp, được chia sẻ, đươc an ủi, và nó đươc cụ thể hóa qua những vần

thơ ngọt ngào, chan chứa tình mẫu tử. Với sự nhạy cảm đặc biệt của một

người con gái mồ côi từ nhỏ, Xuân Quỳnh đã có những lời thơ thấm thía, tinh tế cho một đứa trẻ sớm chịu cảnh chia ly của cha mẹ. Chị đã vượt qua được mối quan hệ vốn phức tạp, khó khăn xưa nay giữa dì hai và con chồng, giúp

đứa trẻ thoát khỏi mặc cảm về một gia đình bất hạnh. Chỉ bằng mấy câu thơ,

Xuân Quỳnh đã xóa tan mặc cảm trong lòng con nhỏ:

Con làm bằng yêu thương

36

Của ông và của bà Của má nữa biết không Con làm bằng tất cả

(Cắt nghĩa)

Cả cuộc đời Xuân Quỳnh là một bài thơ - bài thơ của một tâm hồn phụ nữ

khao khát yêu thương và trao gửi thương yêu của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và giàu nữ tính. Chính Xuân Quỳnh từng thổ lộ với chị gái mình: “Em đã viết những điều em đã sống”. Chị viết và sống như một sự hối thúc được giãi bày, một cách để trải lòng yêu thương cho cuộc sống, cho trẻthơ mà trước hết là những đứa con của chị. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh đối với độc giả Việt Nam. Và đặc biệt, cái tình mẫu tử ấm áp, tốt lành ấy sẽ mãi là một ngọn lửa cháy sáng trong lòng độc giả

Việt Nam, gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng.