Bài tập về phản ứng trung hòa của axit cacboxylic

Giải bài 45.1, 45.2, 45.3, 45.4 trang 71 sách bài tập hóa học 11. Chất ... có tên là ? A. axit 2-metylpropanoic...

Xem lời giải Chuyên đề Hóa học lớp 11: Trắc nghiệm: Bài tập về phản ứng trung hoà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm về phản ứng trung hoà

Câu 1: Cho 11,84 gam một axit hữu cơ đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dug dịch sau phản ứng thu được 15,36 gam muối khan. Vậy tên của Axit đó là:

  1. Axit axetic B. Axit propionic C. Axit acrylic D. Axit fomic

Câu 2: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. CTCT X là

  1. CH2=CH-COOH B.CH3COOH. C. HC≡C-COOH. D. CH3-CH2-COOH

Câu 3: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dd gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dd thu được 8,28 gam hh chất rắn khan. CTPT của X là

  1. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.

Câu 4: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:

  1. C2H4O2 và C3H4O2 B. C2H4O2 và C3H6O2
  1. C3H4O2 và C4H6O2 D. C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho a gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được 15 gam hỗn hợp 2 muối hữu cơ khan. CTCT của 2 axit:

  1. CH3COOH và C2H5COOH. B. C2H5COOH. và C3H7COOH
  1. C3H7COOH và C4H9COOH D. C3H5COOH và C4H7COOH

Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Trung hoà 8,3 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam muối khan. Mặt khác, nếu cho 8,3 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam bạc. Công thức của 2 axit là:

  1. HCOOH; C2H5COOH B. HCOOH; CH3COOH
  1. C2H5COOH; C3H7COOH D. CH3COOH; C2H5COOH

Câu 7: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng số mol hai axit cacboxylic không no trong m gam X là

  1. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 0,2 mol D. 0,25 mol

Câu 8: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ đơn chức tác dụng với một lượng vừa đủ Na2CO3 sinh ra 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Khối lượng muối thu được là:

  1. 17,6 B. 19,2 C. 21,2 D. 29,1

Câu 9: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn khan có khối lượng là:

  1. 8,64g B. 6,84g C. 4,9g D. 6,8g

Câu 10: Cho 0,04 mol một hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dd chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dd NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là

Posted on Thứ Năm, 8 Tháng Mười Một, 2012, in Chuyên đề Hoá 11, Hoá Học, Tài Liệu and tagged bài tập axit cacboxylic, chuyên đề axit cacboxylic, Lý thuyết và phương pháp giải bài tập về Axit Cacboxylic. Bookmark the permalink. .

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Phương pháp giải bài tập Hóa 11 bài 45: Axit Cacboxylic rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 45. AXIT CACBOXYLIC

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

– Khái niệm: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl -COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

Ví dụ: H-COOH, CH3COOH, …

– Phân loại:

+ Dựa vào mạch hiđrocacbon: axit no, không no, thơm.

+ Dựa vào số nhóm cacboxyl: đơn chức và đa chức.

– Danh pháp:

+ Danh pháp thay thế: axit + tên của hiđrocacbon tương ứng + oic.

+ Danh pháp thông thường : có nguồn gốc lịch sử, tùy thuộc vào từng axit.

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

– Ở điều kiện thường tất cả các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn. Nhiệt độ sôi cao hơn ancol, anđehit, xeton có cùng số nguyên tử cacbon.

– Axit fomic và axit axetic tan vô hạn trong nước và độ tan của các axit giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

– Mỗi axit đều có vị riêng đặc trưng.

– Axit cacboxylic cũng tạo liên kết hiđro với nước.

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

– Tính axit: axit cacboxylic là axit yếu, có đầy đủ tính chất của một axit như: làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu, kim loại hoạt động mạnh.

CH3COOH ⇄ H++CH3COO−

CH3COOH+NaOH→CH3COONa+H2O

CH3COOH+CaCO3→(CH3COO)2Ca+H2O+CO2

2CH3COOH+Zn→(CH3COO)2Zn+H2

– Phản ứng thế nhóm –OH : tác dụng với ancol tạo este.

4. ĐIỀU CHẾ

– Oxi hóa butan C4H10:

2C4H10 + 5O2 →xt,to→xt,to 4CH3COOH + 2H2O

– Lên men giấm:

CH3CH2OH + O2 →mengiam→mengiam CH3COOH + H2O

– Oxi hóa anđehit axetic:

2 CH3CHO + O2→xt→xt 2CH3COOH

5. ỨNG DỤNG

Có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học,…

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1. Phản ứng của axit cacboxylic với kiềm

R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O

1. Dựa vào tỉ lệ số mol NaOH/ mol axit ta có thể xác định được số nhóm chức trong phân tử axit:

+ Nếu tỉ lệ mol NaOH/ mol axit = 1 thì axit tham gia phản ứng là axit đơn chức.

+ Nếu tỉ lệ mol NaOH/ mol axit = n thì axit tham gia phản ứng là axit n chức.

2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì chất rắn thu được gồm muối và kiềm dư (nếu có):

mchất rắn sau phản ứng = mmuối + mkiềm dư

3. Có thể sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng trong giải toán:

mmuối – maxit phản ứng = 22.nNaOH phản ứng

2. Phản ứng của axit cacboxylic với ancol

CH3COOH + C2H5OH ⇄⇄ CH3COOC2H5 + H2O

  1. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 210 SGK Hóa 11):

Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H8O2.

Hướng dẫn giải:

– Định nghĩa axit cacboxylic : là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.

((1): Nguyên tử cacbon này có thể của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -COOH khác.)

Bài 2 (trang 210 SGK Hóa 11):

Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.

Hướng dẫn giải:

Do phân tử có nhóm –CHO nên axit fomic có tính chất của 1 anđehit.

Bài 3 (trang 210 SGK Hóa 11):

Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác có thể điều chế được axit fomic, axit axetic. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải:

Bài 4 (trang 210 SGK Hóa 11):

Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?

  1. Anđehit ; B. Axit. C. Ancol ; D. Xeton.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Bài 5 (trang 210 SGK Hóa 11):

Để trung hòa 150,0 gam dung dịch 7,40% của axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 100,0 ml dung dịch NaOH 1,50M. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của chất X.

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức phân tử của X là CnH2n+1COOH (n ≥ 1)

nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15(mol)

Phương trình phản ứng:

CnH2n+1COOH + NaOH → CnH2n+1COONa + H2O

Theo phương trình: nCnH2n+1COOH = nNaOH = 0,15 (mol)

⇒ 14n + 46 = 74 ⇒ n=2 ⇒ X: C2H5COOH (axit propanoic).

Bài 6 (trang 210 SGK Hóa 11):

Trung hòa 16,60gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.

  1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.
  1. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

  1. Phương trình hoá học ở dạng phân tử:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

Phương trình hoá học ở dạng ion:

CH3COOH + OH– → CH3COO– + H2O

HCOOH + OH– → HCOO– + H2O

  1. Gọi số mol của axit axetic và axit fomic lần lượt là x và y (mol)

Theo đề bài ta có hệ phương trình:{60x+46y=16,682x+68y=23,2

{60x+46y=16,682x+68y=23,2 ⇒ x=0,2; y=0,1

mCH3COOH=0,2.60=12gam→%mCH3COOH=12/16,6.100%=72,3%.

→%mHCOOH=100%−72,3%=27,7%→%mHCOOH=100%−72,3%=27,7%.

mCH3COONa=0,2.82=16,4gam→%mCH3COONa=16,4/23,2.100%=70,7%.

→%mHCOONa=100%−70,7%=29,3%.

Bài 7 (trang 210 SGK Hóa 11):

Đun 12,0 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic ( có axit H2SO4 đặc làm xúc tác ). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 12,3 gam este.