Bài tập hóa trị đọc tên các chất năm 2024

Bài tập hóa trị đọc tên các chất năm 2024

Dạng III: Bài tập phân loại và gọi tên oxit

  1. Lý thuyết và phương pháp giải
  1. Định nghĩa: oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là

oxi.

Công thức tổng quát: MxOy

Trong đó: Kí hiệu của oxi là O kèm theo chỉ số y

Kí hiệu của một nguyên tố khác là M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x

Theo quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

  1. Phân loại: oxit gồm 2 loại: oxit axit và oxit bazơ

- Oxit axit thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.

Ví dụ: CO2 có axit tương ứng là H2CO3

- Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH

  1. Cách gọi tên

- Cách gọi chung: tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Với kim loại nhiều hóa trị: tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit

- Với phi kim nhiều hóa trị: tên oxit axit = tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử

phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)

Các tiền tố: mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5.

  1. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các oxit sau: SO2, CO2, P2O5. Hãy cho biết các oxit trên là oxit axit

hay oxit bazơ và gọi tên các oxit đó.

Hướng dẫn giải

Các oxit SO2, CO2, P2O5 là oxit axit.

Gọi tên:

SO2: lưu huỳnh đioxit

CO2: cacbon đioxit

P2O5: điphotpho pentaoxit

Ví dụ 2: Cho các oxit bazơ sau: FeO, CuO, MgO. Hãy gọi tên các oxit bazơ đó.

Hướng dẫn giải

FeO: sắt(II) oxit

CuO: đồng(II) oxit

MgO: magie oxit