Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tập 2

Những sai lầm, mẹo cần nhớ khi học

Chủ điểm 1. Việt Nam – Tổ quốc em

Đây là chủ điểm đầu tiên trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc để củng cố kiến thức về đất nước Việt Nam, về tinh thần yêu nước. Luyện viết chính tả các đoạn văn, ôn tập các quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh. Học sinh được mở rộng vốn từ về Tổ quốc, Nhân dân, luyện tập về từ đồng nghĩa. Học sinh được củng cố kiến thức tập làm văn tả cảnh.

Học sinh thường mắc sai lầm trong khi làm các bài phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh

Chủ điểm 2. Cánh chim hòa bình

Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc về chủ đề hòa bình và bảo vệ hòa bình. Luyện viết các đoạn văn, ôn tập quy tắc đánh dấu thanh. Học sinh được mở rộng vốn từ về Hòa bình, Hữu nghị - Hợp tác, học về từ trái nghĩa, từ đồng âm. Học sinh được củng cố kiến thức viết văn tả cảnh, làm báo cáo thông kê và làm đơn.

Học sinh thường đánh dấu thanh sai vị trí.

Chủ điểm 3. Con người với thiên nhiên

Học sinh học chủ điểm con người với thiên nhiên sẽ được học các bài tập đọc nhằm củng cố mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Luyện viết các đoạn văn, cách đánh dấu thanh, phân biệt l/n, n/ng. Học sinh được mở rộng vốn từ về Thiên nhiên, từ nhiều nghĩa, đại từ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả cảnh, luyện tập thuyết trình và tranh luận.

Học sinh thường mắc sai lầm khi phân biệt l/n.

Chủ điểm 4. Ôn tập giữa học kì 1

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 1 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 5. Giữ lấy màu xanh

Trong chủ điểm giữ lấy màu xanh, học sinh được học các bài tập đọc về các hành động góp phần bảo vệ môi trường. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt s/x, âm cuối n/ng, t/c. Học sinh được mở rộng vốn từ về Bảo vệ môi trường, quan hệ từ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả người, luyện tập làm đơn.

Học sinh thường mắc sai lầm trong các dạng bài tập phân biệt s/x, l/n

Chủ điểm 6. Vì hạnh phúc con người

Học sinh khi học chủ điểm Vì hạnh phúc con người sẽ được học các bài tập đọc liên quan đến đời sống con người. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã, r/d/gi, v/d, iêm/im, iêp/ip. Học sinh được ôn tập về từ loại, tổng kết vốn từ và ôn tập về cấu tạo từ. Học sinh được củng cố kiến thức về làm biên bản cuộc họp, tả hoạt động của người, viết đơn.

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình học kì 1.

Chủ điểm 7. Ôn tập cuối học kì 1

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì 1 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 8. Người công dân

Học sinh học chủ điểm này sẽ được rèn kĩ năng đọc hiểu với các bài tập đọc về những người công dân tiêu biểu, những tấm gương người tốt, việc tốt. Luyện viết các đoạn văn, phân biệt r/d/gi, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã. Học sinh được mở rộng vốn từ Công dân, học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả người, lập chương trình hoạt động.

Học sinh thường mắc lỗi sai khi làm bài phân biệt r/d/gi.

Chủ điểm 9. Vì cuộc sống thanh bình

Trong chủ điểm này, học sinh được học các bài tập đọc về những hành động, những câu chuyện,  nhân vật bảo vệ sự yên bình của cuộc sống. Luyện viết các đoạn thơ, đoạn văn và ôn tập quy tắc viết hoa. Học sinh được mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh, ôn tập nối các vế câu bằng quan hệ từ. Học sinh được củng cố kiến thức về văn kể chuyện, tả đồ vật, lập chương trình hoạt động.

Chủ điểm 10. Nhớ nguồn

Khi học chủ điểm này, học sinh sẽ được rèn kĩ năng đọc hiểu với các bài tập đọc mang nội dung khơi gợi tinh thần uống nước nhớ nguồn. Luyện viết các đoạn văn, ôn tập về quy tắc viết hoa. Học sinh được mở rộng vốn từ Truyền thống, ôn tập cách liên kết các vế câu. Học sinh được củng cố kiến thức về viết văn tả đồ vật, viết đoạn đối thoại.

Chủ điểm 11. Ôn tập giữa kì 2

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học nửa đầu học kì 2 với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Chủ điểm 12. Nam và nữ

Trong chủ điểm này, học sinh được rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài đọc với nội dung về nam và nữ. Luyện viết các đoạn văn, viết chữ hoa. Học sinh được ôn tập về dấu câu, mở rộng vốn từ Nam và nữ. Học sinh được củng cố kiến thức về viết đoạn đối thoại, viết văn tả con vật, tả cảnh.

Chủ điểm 13. Những chủ nhân tương lai

Khi học chủ điểm này, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài đọc về những nhân vật trẻ tuổi, tài giỏi, nhiệt huyết. Luyện viết các đoạn văn, đoạn thơ, viết chữ hoa. Học sinh được ôn tập về các dấu câu, mở rộng vốn từ Trẻ em, Quyền và bổn phận. Học sinh được củng cố kiến thức về văn tả con vật, tả người và tả cảnh.

Chủ điểm 14. Ôn tập cuối học kì 2

Trong chủ điểm này, học sinh được củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong toàn bộ năm học với đầy đủ các dạng như đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

Skip to content

KỸ NĂNG CẦN BIẾT đã tổng hợp được Bộ đề ôn tập và kiểm tra cuối tuần dành cho lớp 5. Tôi xin giới thiệu và chia sẻ đến quý thầy cô, quý phụ huynh cùng các em học sinh.

KỸ NĂNG CẦN BIẾT Rất mong Bộ đề kiểm tra này sẽ là điểm tựa hữu ích để các em rèn luyện và phát triển kiến thức toán cũng như kiến thức Tiếng Việt của mình.

HÃY KÍCH CHUỘT VÀO ĐƯỜNG LINK NÀY để tải Bộ Bài tập cuối tuần này!

BÀI TẬP CUỐI TUẦN MÔN TOÁN

BÀI TẬP CUỐI TUẦN MÔN TIẾNG VIỆT

BỘ ĐỀ TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỔNG HỢP

DƯỚI ĐÂY LÀ ĐỀ TIẾNG VIỆT DEMO để mọi người cùng tham khảo!

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 – MÔN TIẾNG VIỆT[ Cơ bản]

[Thời gian làm bài 60 phút ]

Bài 1: Tìm và gạch chân dƣới các từ đồng nghĩa có trong các câu văn sau:a] Mặt biển trải rộng mênh mông, không biết đâu là bờ.b] Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay.c] Bầu trời bao la khoác áo màu xanh mát.

d] Con đường buổi sáng sớm rộng thênh thang.

Bài 2 :Khoanh tròn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau :a] Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ [nhô, mọc, ngoi] lên sau lũy tre làngb] Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa [vàng hoe, vàng óng, vàng ối ]c] Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu [ chiếu, soi, rọi ] xuống rừng cây

d] Mẹ và tôi say sưa [nhìn, xem, ngắm] cảnh bình minh trên mặt biển

Bài 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu văn sau:a] Mùa hè, cả gia đình em đi du lịch rất nhiều nơi.b] Sáng sớm, mặt biển xanh trải rộng mênh mông.

c] Xa xa, từng đoàn thuyền đánh cá hối hả nối đuôi nhau cập bến cảng.

Bài 4: Tìm 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:a] Học sinh:………………………………………………………………………

b] Giáo viên: ………………………………………………………………………

Bài 5: Em hãy tìm và ghi lại những hình ảnh miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trongvườn cây [hay công viên, trên đường phố…] trong đó có các từ ngữ chỉ màu sắc khác

nhau

TIẾNG VIỆT TUẦN 1 [ NÂNG CAO]
[Thời gian làm bài 60 phút ]

Bài 1: Tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau:Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông nhƣ những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánhsáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu.Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng

mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp nhất [trong các từ ngữ cho sẵn ở dƣới] để điền vào từngvị trí trong đoạn văn miêu tả sau:Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa …………………………., tất cả những gìsống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà……………………….., nảy nở với một sức mạnh khôncùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ……………………… vì một lá cỏ non vừa……………………………., hình như mỗi giọt khí trời cũng………………………………, không lúc nàoyên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

[Theo Nguyễn Đình Thi]

[1]: tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.[2]: sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .[3]: xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyểnđộng.[4]: bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

[5]: lay động, rung động, rung lên, lung lay

.

Bài 3: Xếp các từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa và nêu nghĩa chung của các từđồng nghĩa đó.Thông minh, nhẹ nhàng, linh hoạt, giỏi giang, hoạt bát, tháo vát, nhanh nhẹn, sáng tạo, dịu

dàng, mưu trí, ngọt ngào, thùy mị.

Bài 4: Thay thế từ in đậm trong câu văn bằng một từ láy để câu văn có hình ảnh hơn.a] Những giọt sương đêm nằm [ ………………………] trên những ngọn cỏ.b] Đêm rằm, trăng sáng lắm [ ………………………].

c] Dưới ánh trăng, dòng sông trông [ ………………………] như được dát bạc.

Bài 5: Viết đoạn văn [ 5-7 câu] miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trong vườn cây [hay
công viên, trên đường phố…] trong đó có ít nhất một cặp từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.

ĐÁP ÁN
TUẦN 1 [ CƠ BẢN]

Bài 1: Tìm và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong các câu văn sau:a] Mặt biển trải rộng mênh mông, không biết đâu là bờ.b] Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay.c] Bầu trời bao la khoác áo màu xanh mát.

d] Con đường buổi sáng sớm rộng thênh thang.

Bài 2: Khoanh tròn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau :a] nhôb] vàng óngc] rọi

d] ngắm

Bài 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu văn sau:a] Mùa hè, cả gia đình em/ đi du lịch rất nhiều nơi. TN CN VNb] Sáng sớm, mặt biển xanh/ trải rộng mênh mông. TN CN VNc] Xa xa, từng đoàn thuyền đánh cá/ hối hả nối đuôi nhau cập bến cảng.

TN CN VN

Bài 4: Tìm 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:a] Học sinh : học trò, sinh viên, học viên, trò.

b] Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thầy đồ, giảng viên.

Bài 5: Em hãy tìm và ghi lại những hình ảnh miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trongvườn cây [hay công viên, trên đường phố…] trong đó có các từ ngữ chỉ màu sắc khácnhau.

VD: Trong vườn cây

  • Vòm trời nhuộm màu xanh dịu mát, mây trắng xốp bồng bềnh trôi.
  • Những giọt sương trong veo như viên ngọc.
  • Vòm lá xanh mươn mướt rung rinh .
  • Những bé hoa khoe váy áo rực rỡ.
  • Những tia nắng sớm lấp lánh trên cây lá

Ngọc Sơn [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề