Bác tôn đức thắng rồi nhà tù côn đảo trở về đất liền vào năm nào

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Cuộc thi “Tự hào truyền thống anh hùng quê hương Bác Tôn”

I. CÂU HỎI VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP BÁC TÔN:

Câu 1: Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?

  • a. 20/8/1888. Xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, Tỉnh Long Xuyên [nay là Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên].
  • b. 21/8/1888. Xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, Tỉnh An Giang [nay là Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên].
  • c. 22/8/1888. Xã Mỹ Hòa Hưng, Tỉnh Long Xuyên [nay là Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên].

Câu 2: Từ ngày 02/07/1930 Bác Tôn bị thực dân Pháp giam cầm ở đâu?

  • a. Côn Lôn
  • b. Phú Quốc
  • c. Côn Đảo.

Câu 3: Đồng chí Tôn Đức Thắng tham gia thành lập tổ chức Công Hội đỏ vào năm nào và giữ chức vụ gì?

  • a. 1920. Hội trưởng Công Hội đỏ
  • b. 1921. Hội phó Công Hội đỏ
  • c. 1921. Hội trưởng Công Hội đỏ

Câu 4: Ở Sài Gòn, Bác Tôn vào học ở trường nào?

  • a. Trường của những người thợ máy Châu Á ở Sài Gòn.
  • b. Trường Trung cấp đóng tàu Sài gòn.
  • c. Trường đào tạo thợ máy Sài gòn.

Câu 5: Cùng với các đồng chí của mình, đồng chí Tôn Đức Thắng đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo vào thời gian nào?

  • a. Đầu năm 1932.
  • b. Năm 1932
  • c. Cuối năm 1932.

Câu 6: Bác Tôn kết thúc 15 năm bị địch đày ải ở Côn Đảo, trở về đất liền vào ngày, tháng, năm nào?

  • a. 18/9/1945
  • b. 20/9/1945
  • c. 23/9/1945

Câu 7: Tháng 2/1951, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu vào BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy?

  • a. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I
  • b. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II
  • c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III

Câu 8: Tháng 3/1951, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu giữ chức vụ gì?

  • a. Chủ tịch mặt trận Liên – Việt.
  • b. Chủ tịch mặt trận Việt Minh.
  • c. Chủ tịch mặt trận Việt Nam.

Câu 9: Bác Tôn được nhận giải thưởng Lê – nin “Vì sự nghiệp củng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc” vào tháng, năm nào?

  • a. Tháng 12 – 1955.
  • b. Tháng 12 – 1956.
  • c. Tháng 12 – 1957.

Câu 10: Tháng 8/1958, Bác Tôn là người đầu tiên được nhận huân chương cao nhất của Nhà nước ta. Đó là huân chương gì?

  • a. Huân chương kháng chiến hạng nhất.
  • b. Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất.
  • c. Huân chương Sao vàng.

Câu 11: Bác Tôn được Quốc hội và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Sao vàng vào năm nào?

  • a. 1930                                                           
  • b. 1958
  • c. 1960
  • d. 1969

Câu 12: Bác Tôn được gặp Bác Hồ đầu tiên tại đâu? Vào thời điểm nào?

  • a. Tháng 02/1930 tại Hương Cảng.
  • b. Tháng 09/1969 tại Hà Nội.
  • c. Tháng 04/1945 tại Miền Nam.
  • d. Tháng 03/1946 tại Bắc Bộ Phủ.

Câu 13: Tháng 7/1960, đồng chí Tôn Đức Thắng được cử giữ chức vụ gì?

  • a. Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
  • b. Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng.
  • c. Phó Chủ tịch Quốc Hội.

Câu 14: Đồng chí Tôn Đức Thắng được cử giữ chức vụ Chủ tịch nước vào ngày, tháng, năm nào?

  • a. 22/9/1969
  • b. 23/9/1969
  • c. 24/9/1969

Câu 15: Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?

  • a. 28/3/1980. Tại Hà Nội
  • b. 29/3/1980. Tại Long Xuyên
  • c. 30/3/1980. Tại Hà Nội

Câu 16: Đền thờ Bác Tôn đặt tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên được khánh thành vào ngày, tháng, năm nào?

  • a. 20/08/1999
  • b. 28/08/1999
  • c. 20/08/1998
  • d. 21/08/1989

Câu 17: Bác Tôn kéo cờ đỏ trên chiến hạm Phơ-Răng-Xơ của Pháp vào năm nào?

  • a. 1917
  • b. 1918
  • c. 1919
  • d. 1921

Câu 18: Bác Tôn rời quê hương lên Sài Gòn vào năm nào?

  • a. 1905
  • b. 1906
  • c. 1907
  • d. 1908

Câu 19: Lá cờ thêu dòng chữ vàng: “Vì sự nghiệp XHCN, thống nhất Tổ quốc, sẵn sàng” do ai trao tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh, vào ngày, tháng, năm nào?

  • a. Bác Hồ – 15/05/1961 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội
  • b. Bác Tôn – 15/05/1957 nhân kỷ niệm 16 năm ngày thành lập Đội
  • c. Bác Trường Chinh – 30/01/1971 kỷ niệm Đội TNTP chính thức mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh
  • d. Bác Tôn – 15/05/1959 kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội       

Câu 20: Năm 1927, hiểu rõ tôn chỉ, mục đích, điều lệ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Bác Tôn gia nhập và giới thiệu các công nhân trong nhóm trung kiên của mình kết nạp và đưa đi học lớp huấn luyện chính trị khóa III ở Quảng Châu gồm những đồng chí nào?

  • a. Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Cân, Trần Ngọc Giải, Trần Văn Hòa, Bùi Văn Thêm.
  • b. Trần Trương, Trần Ngọc Giải, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm, Trần Văn Hòa.
  • c. Đặng Văn Sâm, Đoàn Công Sứ, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Cân, Bùi Văn Thêm.
  • d. Ngô Thiêm, Đoàn Công Sứ, Phan Trọng Bình, Đặng Văn Sâm, Nguyễn Văn Lợi.

Câu 21: Bạn hãy cho biết, cuộc bãi công vào chiều ngày 4-8-1925 của công nhân xưởng Ba Son và sáng ngày 5-8-1925 cả ngàn thợ Ba Son họp mít tinh ở ngã tư đường Et-spa-nhơ nghe những người lãnh đạo giải thích lý do bãi công và hô vang các yêu sách gì?

  • a. Giữ lệ nghĩ lãnh lương trước 30 phút, Phải thu lại thợ bị thải, Tăng lương 20%.
  • b. Ngày làm 8 giờ, Giữ lệ nghĩ lãnh lương trước 30 phút.
  • c. Phải thu lại thợ bị thải, Tăng lương 20%.
  • d. Câu b và c đúng.

Câu 22: Bạn hãy cho biết, năm 1927 số thanh niên Nam Kỳ học khóa II, III lần lượt về nước. Cơ sở Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã được xây dựng khắp lục tỉnh. Bạn hãy cho biết kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Nam Kỳ được thành lập tại Sài Gòn gồm có các đồng chí nào?

  • a. Trần Trương, Trần Ngọc Giải, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm, Trần Văn Hòa.
  • b. Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Cân, Trần Ngọc Giải, Trần Văn Hòa, Bùi Văn Thêm.
  • c. Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi, Tôn Đức Thắng, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Phát.
  • d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 23: Từ năm 1934 đến năm 1935, tại Côn Đảo có tờ báo “Người tù đỏ” có tính chất phổ cập, xuất bản ở khám 5 Banh II, khám 6, 7 Banh I. Bạn hãy cho biết đồng chí nào phụ trách và biên tập?

  • a. Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh.
  • b. Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh.
  • c. Phan Trọng Bình, Nguyễn Văn Lợi, Tôn Đức Thắng, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Phát.
  • d. Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh.

Câu 24: Sau vụ vượt đảo của các đồng chí ở đoàn thứ hai vào ngày 8-4-1935. Bác Tôn chẳng may bị bắt và bị đày xuống Hầm xay lúa lần thứ hai! Bạn hãy cho biết trong số tù cộng sản ở Hầm xay lúa lần này có các đồng chí nào?

  • a. Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh.
  • b. Lê Văn Lương, Võ Thúc Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Văn Cừ.
  • c. Nguyễn Văn Hoan [tức Kính trắng], Tăng Văn Mạnh, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Cừ.
  • d. Nguyễn Duy Trinh, Võ Thúc Đồng, Tăng Văn Mạnh, Nguyễn Văn Hoan [tức Kính trắng].

Câu 25: Bạn hãy cho biết, ngày 23.9.1945, từ Côn đảo trở về đất liền cùng đi trên chiếc xà lúp mang tên “Giải phóng” do Bác Tôn lái có bao nhiêu đồng chí cùng đi với Bác?

  • a. 14 đồng chí.
  • b. 12 đồng chí.
  • c. 15 đồng chí.
  • d. 13 đồng chí.

Câu 26: Bạn hãy cho biết tên những người con của Bác Tôn?

  • a. Tôn Thị Hiếu, Tôn Thị Ngoan
  • b. Tôn Thị Hành, Tôn Thị Nghi
  • c. Tôn Thị Hạnh, Tôn Thị Nghiêm
  • d. Tôn Thị Loan, Tôn Thị Lan.

Câu 27: Năm 1946, Bác Tôn được cử làm Trưởng ban thi đua ái quốc Trung ương. Bác đã cùng với các ngành, các ban thi đua địa phương động viên, hướng dẫn toàn dân và toàn quân sôi nổi thi đua nội dung gì?

  • a. Chống thù trong, giặc ngoài, chống đói nghèo.
  • b. Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm.
  • c. Tích cực thi đua, tăng gia sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • d. Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm

Câu 28: Tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 30 Ngày thành lập Đoàn 26-3-1961. Bác Tôn thay mặt Trung ương Đảng trao tặng lá cờ cho Đoàn. Bạn hãy cho biết lá cờ trên có các khẩu hiệu nào?

  • a. Vì chủ nghĩa xã hội, Vì Thống nhất Tổ quốc.
  • b. Vì Lý tưởng Cộng sản.
  • c. Vì chủ nghĩa xã hội, Vì Thống nhất Tổ quốc, Vì Lý tưởng Cộng sản.
  • d. Vì chủ nghĩa xã hội, Vì Thống nhất Tổ quốc, Vì Lý tưởng Cộng sản, Thanh niên anh dũng tiến lên.

Câu 29: Bạn hãy cho biết Bác Tôn được tặng thưởng những Huân chương cao quý của Đảng, Nhà nước và quốc tế?

  • a. Huân chương Sao Vàng.
  • b. Huân chương Lê Nin. [Liên Xô]
  • c. Huân chương Xu-Khê Ba-To [Mông Cổ]
  • d. Tất cả các huân chương trên.

Câu 30: Bạn hãy cho biết thời gian từ ngục tù Côn Đảo trở về đất liền tham gia hoạt động cách mạng đến khi qua đời, Bác Tôn trở về thăm quê hương Xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên bao nhiêu lần? Vào những năm nào?

  • a.  2 lần: Năm 1943, Năm 1976.
  • d.  2 lần: Năm 1947, Năm 1985.
  • c. 2 lần: Năm 1945, Năm 1975.
  • d.  2 lần: Năm 1946, Năm 1987.

II. CÂU HỎI VỀ LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG AN GIANG.

Câu 1: Bạn hãy cho biết Khu lưu niệm Bác Tôn tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên có di tích lịch sử và những công trình kiến trúc nào đã được xây dựng?

  • a. Nhà lưu niệm thời niên thiếu.
  • b. Nhà lưu niệm thời niên thiếu, Đền tưởng niệm, Nhà trưng bày.
  • c. Nhà lưu niệm thời niên thiếu, Đền tưởng niệm, Nhà trưng bày, Rạch Cảnh.
  • d. Nhà lưu niệm thời niên thiếu, Đền tưởng niệm.

Câu 2: Bảy Núi là một trong những niềm tự hào của quê hương An Giang, bạn hãy cho biết Bảy núi bao gồm những núi nào?

  • a. Núi Nước, Núi Tô, Núi Sập, Núi Két, Núi Năm Giếng, Núi Tượng, Núi Cấm.
  • b. Núi Nước, Núi Tô, Núi Két, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Cấm, Núi Năm Giếng.
  • c. Núi Nước, Núi Tô, Núi Sam, Núi Két, Núi Năm Giếng, Núi Tượng, Núi Cấm.
  • d. Núi Nước, Núi Tô, Núi Ba Thê, Núi Két, Núi Tượng, Núi Năm Giếng, Núi Cấm.

Câu 3: Trong số các nhân vật lịch sử sau đây được các trường học ở An Giang mang tên, người nào đến An Giang sớm nhất?

  • a. Nguyễn Văn Thoại
  • b. Nguyễn Hữu Cảnh
  • c. Bùi Hữu Nghĩa
  • d. Trương Gia Mô

Câu 4: Thoại Ngọc Hầu là người có công trong việc đào con kênh Vĩnh Tế nối liền Thị xã Châu Đốc với Thị xã Hà Tiên. Đền thờ của ông đặt tại đâu?

  • a. Xã Vĩnh Tế, Thị xã Châu Đốc.
  • b. Láng Linh, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú.
  • c. Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.
  • d. a và c đều đúng.

Câu 5: Tỉnh An Giang có một địa danh đi vào lịch sử như một huyền thoại thời chống Mỹ, đó là đồi 2 triệu đôla. Vậy tên gọi của đồi là gì?

  • a. Tà Pạ
  • b. Tức Dụp
  • c. Cô Tô
  • d. Trà Sư

Câu 6: Đồi Tức Dụp được Trung ương Đảng tặng 8 chữ vàng đó là:

  • a. Kiên cường bất khuất giữ vững Cô Tô.
  • b. Kiên cường bất khuất giữ vững Núi Tô.
  • c. Kiên cường bất khuất giữ vững Thất Sơn
  • d] Kiên cường bất khuất giữ vững Thới Sơn.

Câu 7: Bốn đỉnh của vùng tứ giác Long Xuyên là:

  • a. Hà Tiên, Cao Lãnh, Rạch Giá, Châu Đốc.
  • b. Hà Tiên, Rạch Giá, Châu Đốc, Long Xuyên.
  • c. Cao Lãnh, Rạch Giá, Châu Đốc, Long Xuyên.
  • d. Châu Phú, Cao Lãnh, Rạch Giá, Châu Đốc.

Câu 8: Đồng chí Bí thư Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ An Giang là:

  • a. Bùi Trung Phẩm
  • b. Lâm Văn Cẩn
  • c. Châu Văn Liêm     
  • d. Nguyễn Văn Cưng

Câu 9: Cách mạng tháng 08/1945 thành công ở Long Xuyên là ngày nào?

  • a. 19/08/1945
  • b. 20/08/1945
  • c. 25/08/1945
  • d. 28/08/1945

Câu 10: Các huyện, thị, thành có núi của Tỉnh An Giang là:

  • a. Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Đốc, Thoại Sơn
  • b. Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Đốc, Châu Phú
  • c. Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành
  • d. Tất cả đều sai

Câu 11: Bạn hãy cho biết 4 di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia nổi tiếng gắn liền với lịch sử đấu tranh Cách mạng của quân và dân An Giang?

  • a. Cột dây thép, Chùa Bà Lê, Đồi Tức Dụp, Căn cứ Ô Tà Sóc.
  • b. Nhà mồ Ba chúc, Chùa Giồng Thành, Đồi Tức Dụp, Lăng Thoại Ngọc Hầu.
  • c. Đồi Tức Dụp, Căn cứ Ô Tà Sóc, Chùa Tây An, Chùa Giồng Thành.
  • d. Cột dây thép, Chùa Tây An, Nhà mồ Ba chúc, Cầu sắt Vĩnh Thông.

Câu 12: Đây là nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc [thân sinh Hồ Chủ Tịch] trên đường hoạt động cách mạng đã đến đây trú ngụ từ năm 1925 – 1929. Đồng thời, trong thời kỳ chống Mỹ là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, huyện ủy Tân Châu?

  • a. Chùa Bà Lê, xã Hội An, huyện Chợ Mới.
  • b. Chùa Xvayton, huyện Tri Tôn.
  • c. Chùa Giồng Thành, xã Long Sơn, huyện Phú Tân.
  • d. Chùa Linh Sơn, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn.

Câu 13: Đại hội thành lập Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

  • a. Ngày 22/12/1960, tại Núi Tô [Tri Tôn].
  • b. Ngày 22/12/1961, tại Núi Tô [Tri Tôn].
  • c. Ngày 20/12/1961, tại Núi Tô [Tri Tôn].
  • d. Ngày 20/12/1960, tại Núi Tô [Tri Tôn].

Câu 14: Lực lượng vũ trang An Giang giải phóng toàn tuyến biên giới Tân Châu, An Phú. Đồng thời thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương ở Ô Tà Sóc, núi Dài Lớn vào năm nào?

  • a. 1960
  • b. 1970.
  • c. 1968.
  • d. 1965.

Câu 15: Tỉnh An Giang được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang vào năm nào?

  • a. 1999.
  • b. 2001.
  • c. 2000.
  • d. 2002.

Câu 16: Tính đến năm 2000, tỉnh An Giang có bao nhiêu tập thể? Bao nhiêu đơn vị? Bao nhiêu cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang?

  • a. 20 tập thể, 24 đơn vị, 12 cá nhân.
  • b. 24 tập thể, 20 đơn vị, 12 cá nhân.
  • c. 23 tập thể, 20 đơn vị, 13 cá nhân.
  • d. 24 tập thể, 20 đơn vị, 13 cá nhân.

Câu 17: Tính đến năm 2000, tỉnh An Giang có bao nhiêu tập thể? Bao nhiêu cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động?

  • a. 4 tập thể, 3 cá nhân.
  • b. 5 tập thể, 3 cá nhân.
  • c. 4 tập thể, 5 cá nhân.
  • d. 5 tập thể, 4 cá nhân.

Câu 18: Tính đến cuối năm 1998, tỉnh An Giang có bao nhiêu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng?

  • a. 229.
  • b. 230.
  • c. 227.
  • d. 228.

Câu 19: Ở An Giang có 1 địa danh thuộc huyện Tri Tôn gắn liền với tên 1 cây cầu sắt nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Đó là địa danh nào?

  • a. Cây me.
  • b. Vĩnh Thông.

Câu 20: Năm 1818 con kênh nào được đào sớm nhất ở An Giang? Nối từ đâu tới đâu? Ai chỉ huy đào?

  • a. Kênh Thoại Hà. Nối rạch Đông Xuyên [Long Xuyên] với ngọn Giá Khê [Rạch Giá]. Do ông Thoại Ngọc Hầu chỉ huy.
  • b. Kênh Vĩnh tế. Nối Châu Đốc với Hà Tiên. Do Nguyễn Văn Thoại Chỉ huy.
  • c. Kênh Thần Nông. Nối kênh Vĩnh An [xã Phú Vĩnh] với Cái Đầm [1 ngọn rạch ăn thông ra sông Hậu thuộc xã Hiệp Xương].

Câu 21: Bạn hãy cho biết Tỉnh An Giang được thành lập đầu tiên vào năm nào?

  • a. 1832.
  • b. 1935
  • c. 1839
  • d. 1842

Câu 22: Bạn hãy cho biết, cù lao ông Hổ từ thời trước và cho đến nay được gọi là làng, hoặc xã gì?

  • a. Làng Bình Đức
  • b. Làng An Hòa
  • c. Xã Mỹ Hòa Hưng
  • d. Tất cả các câu trên đều đúng.

III. Tìm hiểu quê hương con người An Giang

1. Tên gọi An Giang lần đầu tiên xuất hiện vào năm nào?

  • A. 1830
  • B. 1831
  • C. 1832
  • D. 1833

2. Dưới triều Nguyễn, tỉnh lị An Giang đặt tại đâu?

  • A. Long Xuyên
  • B. Châu Đốc
  • C. Tịnh Biên
  • D. Chợ Mới

3. Tỉnh An Giang hiện nay gồm bao nhiều đơn vị hành chính cấp huyện?

4. Con sông nào ở An Giang nối liền sông Tiền và sông Hậu?

  • A. Đông Xuyên
  • B. Rạch Sỏi
  • C. Vàm Nao
  • D. Thoại Sơn

5. Vùng đất An Giang khi xưa có tên gọi đầu tiên là gì?

  • A. Long Châu Hà
  • B. Long Châu Hậu
  • C. Tầm Phong Long
  • D. Phù Nam

6. Vùng đất An Giang chính thức đặt dưới sự quản lí của triều Nguyễn từ năm nào?

  • A. 1755
  • B. 1757
  • C. 1758
  • D. 1760

7. Trước khi thuộc về nước Việt dưới triều Nguyễn, vùng đất An Giang thuộc về nước nào?

  • A. Phù Nam
  • B. Chân Lạp
  • C. Cao Miên
  • D. Óc Eo

8. Văn hóa Óc Eo được phát hiện lần đầu tiên ở An Giang từ bao giờ?

  • A. 1944
  • B. 1946
  • C. 1948
  • D. 1950

9. Ai là người đầu tiên được Nhà nước ta trao tặng Huân chương Sao Vàng?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Võ Nguyên Giáp
  • C. Tôn Đức Thắng
  • D. Phạm Văn Đồng

10. Lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức nhân dịp lễ nào của người Khmer?

  • A. Đônta
  • B. Ok Om Bok
  • C. Dâng Y
  • D. Chôl Chnam Thmây

11. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Bà Chúa Xứ núi Sam là tượng của tôn giáo nào?

  • A. Đạo Phật
  • B. Đạo Bà-La-Môn 
  • C. Đạo Bửu Sơn Kì Hương
  • D. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa

12. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào tháng mấy âm lịch hàng năm?

  • A. Tháng Giêng
  • B. Tháng Hai
  • C. Tháng Ba
  • D. Tháng Tư 

13. “Chiều chiều quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”
Cù lao Ông Chưởng trong câu ca dao trên hiện nay thuộc huyện nào của tỉnh An Giang?

  • A. Phú Tân
  • B. Chợ Mới
  • C. An Phú
  • D. Tân Châu

14. Tỉnh nào được giải phóng cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?

  • A. Hà Tiên
  • B. Long Xuyên
  • C. Châu Đốc
  • D. Hậu Giang

15. Cù lao Ông Chưởng được dân gian đặt theo tên của vị quan nào của triều Nguyễn?

  • A. Nguyễn Cư Trinh
  • B.Nguyễn Văn Thoại
  • C. Nguyễn Văn Tuyên
  • D. Nguyễn Hữu Cảnh 

16. Tết của người Khmer có tên là gì?

  • A. Đônta
  • B. Ok Om Bok
  • C. Dâng Y
  • D. Chôl Chnam Thmây 

17. Ai được coi là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang”?

  • A. Nguyễn Văn Thoại
  • B. Nguyễn Văn Tuyên
  • C. Nguyễn Phúc Khoát
  • D. Nguyễn Hữu Cảnh

18. Con kênh nào ở An Giang được chạm nổi trên Cao đỉnh –một trong chín cái đỉnh bằng đồng đặt trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế?

  • A. Thoại Hà
  • B. Đông Xuyên
  • C. Vĩnh Tế
  • D. Vàm Nao

19. Ai là người đã sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kì Hương ở An Giang?

  • A. Ngô Lợi
  • B. Huỳnh Phú Sổ
  • C. Đoàn Minh Huyên
  • D. Bùi Đình Thân

20. Núi Vĩnh Tế được đặt theo tên vợ chánh của Thoại Ngọc Hầu – bà Châu Thị Tế. Ngày nay đó
là ngọn núi nào?

  • A. Núi Sam
  • B. Núi Cấm
  • C. Núi Két
  • D. Núi Cô Tô

21. Kênh Vĩnh Tế – một công trình lớn ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XIX được khởi công đào vào
năm nào?

  • A. 1818
  • B. 1819
  • C. 1820
  • D. 1822

22. An Giang bị thực dân Pháp đánh chiếm vào năm nào?

  • A. 1858
  • B. 1860
  • C. 1867
  • D. 1869

23. Khởi nghĩa Bảy Thưa – cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân An Giang thời kì đầu chống Pháp do ai lãnh đạo?

  • A. Ngô Lợi
  • B. Trương Gia Mô
  • C. Nguyễn Quang Diêu
  • D. Trần Văn Thành

24. Lần đầu tiên Long Xuyên sử dụng điện là vào năm nào?

  • A. 1930
  • B. 1932
  • C. 1933
  • D. 1935

25. Cầu Henry [nay là cầu Hoàng Diệu TP. Long Xuyên] được xây dựng lần đâu tiên vào năm nào?

  • A. 1890
  • B. 1891
  • C. 1892
  • D. 1893

26. Thi sĩ Tản Đà đã nhắc đến địa danh nào trong dấu ba chấm của câu thơ sau:
“Hà tươi cửa biển Tu Ran / …chén mắm, Nghệ An chén cà” [Thú ăn chơi]

  • A. Châu Đốc
  • B. Tân Châu
  • C. Tịnh Biên
  • D. Long Xuyên

27. Cầu Levis là tên gọi của cây cầu nào thời Pháp thuộc ở TP. Long Xuyên?

  • A. Cầu Hoàng Diệu
  • B. Cầu Duy Tân
  • C. Cầu Quay
  • D. Cầu Cái Sao

28. Ngôi trường xưa nhất của tỉnh An Giang hiện nay là ngôi trường nào ở TP. Long Xuyên?

  • A. Trường tiểu học Nguyễn Du
  • B. Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
  • C. Trường THCS Nguyễn Trãi
  • D. Trường THPT Long Xuyên

29. Nhà văn nào sau đây được mệnh danh là “Ông già Nam Bộ”?

  • A. Đoàn Giỏi
  • B. Lê Văn Thảo
  • C. Nguyễn Quang Sáng
  • D. Sơn Nam

30. Thành ngữ “Trai Nhân Ái, gái…” nhắc đến người con gái vùng đất nào để chỉ sự giỏi giang về bánh trái, thêu thùa, may vá?

  • A. Tân Châu
  • B. Long Xuyên
  • C. Nha Mân
  • D. Tịnh Biên

31. Ngày 20/4/1919 Bác Tôn đã kéo lá cờ đỏ trên chiến hạm France để ủng hộ cách mạng Tháng Mười Nga ở vùng biển nào?

  • A. Hắc Hải
  • B. Bạch Hải
  • C. Địa Trung Hải
  • D. Hồng Hải

32. Năm 1920 tại Sài Gòn, ai là người đã thành lập Công hội Đỏ – tổ chức công hội đầu tiên ở Việt Nam?

  • A. Châu Văn Liêm
  • B. Ung Văn Khiêm
  • C. Nguyễn Đức Cảnh
  • D. Tôn Đức Thắng

33. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của An Giang được thành lập vào tháng 4 – 1930 tại nơi nào?

  • A. Mỹ Phước, Long Xuyên
  • B. Long Điền, Chợ Mới
  • C. Nhơn Mỹ, Chợ Mới
  • D. Châu Phú, Châu Đốc

34. Bác Tôn đã lãnh đạo công nhân Ba Son đình công ngăn tàu chiến Pháp Michelet sang đàn áp cách mạng Trung Quốc vào năm nào?

  • A. 1919
  • B. 1920
  • C. 1922
  • D. 1925

35. Ai là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Huỳnh Thúc Kháng
  • C. Tôn Đức Thắng
  • D. Trường Chinh

36. Nhà việc Mỹ Phước – nơi tổ chức mít tinh ra mắt Chính quyền cách mạng tỉnh Long Xuyên ngày 25/8/1945 hiện nay là nơi nào?

  • A. Trụ sở UBND TP. Long Xuyên
  • B. Trụ sở UBND tỉnh An Giang
  • C. Trụ sở UBND phường Mỹ Phước
  • D. Trụ sở UBND phường Mỹ Long

37. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?

  • A. 2010
  • B. 2011
  • C. 2012
  • D. 2013

38. Khu di tích cách mạng Cột dây thép hiện nay nằm ở địa phương nào?

  • A. Long Điền A, Chợ Mới
  • B. Long Điền B, Chợ Mới
  • C. Kiến An, Chợ Mới
  • D. Tấn Mỹ, Chợ Mới

39. Nơi nào là điểm treo lá cờ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang?

  • A. Tượng đài bông lúa, Long Xuyên
  • B. Di tích Cột dây thép, Chợ Mới
  • C. Nhà việc Mỹ Phước, Long Xuyên
  • D. Trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng, Chợ Mới

40. “Bao phen quạ nói với diều / Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây”
Hai câu thơ trên nói về trận đánh Pháp quân dân ta tại cầu sắt Vĩnh Thông vào năm nào?

  • A. 1946
  • B. 1947
  • C. 1948
  • D. 1949

41. Hội sinh viên Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

  • A. 9/1/1946
  • B. 9/1/1948
  • C. 9/1/1950
  • D. 9/1/1952

42. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần gần đây nhất là vào năm nào?

  • A. 2010
  • B. 2011
  • C. 2012
  • D. 2013

43. Hội sinh viên Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm bao nhiêu năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên?

  • A. 45 năm
  • B. 50 năm
  • C. 55 năm
  • D. 60 năm

44. Theo Webometrics, tính đến tháng 1/2014 Đại học Cần Thơ xếp hạng thứ bao nhiêu trong số 100 trường hàng đầu Khu vực Đông Nam Á?

45. Ai là hiệu trưởng [viện trưởng] đầu tiên của Đại học Cần Thơ?

  • A. Phạm Hoàng Hộ
  • B. Phạm Sơn Khai
  • C. Trần Phước Đường
  • D. Nguyễn Duy Xuân

46. Đại học Cần Thơ vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì vào năm nào?

  • A. 2010
  • B. 2011
  • C. 2012
  • D. 2013

47. Bảy Núi là tên gọi của 7 ngọn núi nào của An Giang?

  • A. Núi Nước, núi Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Dài Năm Giếng, núi Cấm
  • B. Núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa
  • C. Núi Cấm, núi Tô, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Nước
  • D. Núi Sam, núi Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Năm Giếng, núi Cấm

48. Ai là Bí thư Chi bộ đầu tiên của tỉnh An Giang?

  • A. Ung Văn Khiêm
  • B. Châu Văn Liêm
  • C. Bùi Trung Phẩm
  • D. Nguyễn Văn Cưng

49. Quân và dân Tri Tôn đã được phong tặng 8 chữ vàng vì đã anh dũng chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là 8 chữ nào?

  • A. Kiên cường bất khuất, giữ vững Cô Tô
  • B. Kiên cường bất khuất, giữ vững núi Tô
  • C. Kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô
  • D. Kiên cường bám trụ, giữ vững Thất Sơn

50. Bốn đỉnh của tứ giác Long Xuyên gồm những địa danh nào?

  • A. Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên
  • B. Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Châu Đốc
  • C. Cao Lãnh, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên
  • D. Cần Thơ, Cao Lãnh, Châu Đốc, Long Xuyên

51. Tung lò mò là tên gọi một đặc sản của người Chăm An Giang, hãy cho biết đó là món nào dưới đây?

  • A. Thịt chuột nướng
  • B. Lạp xưởng bò
  • C. Khô cá tra
  • D. Mắm cá sặc

52. Đỉnh núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long [705m] nằm trên núi Cấm có tên là gì?

  • A. Vồ Đầu
  • B. Vồ Ông Bướm
  • C. Vồ Thiên Tuế
  • D. Vồ Bồ Hong

53. Rừng tràm Trà Sư – khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu nằm ở địa phương nào của tỉnh An Giang?

  • A. Xã Lương Phi, huyện Tri Tôn
  • B. Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên
  • C. Xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc
  • D. Xã Văn Giáo, huyện Tri Tôn

54. Cùng với các đồng chí của mình, đồng chí Tôn Đức Thắng đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo vào thời gian nào?

  • A. 1930
  • B. 1931
  • C. 1932
  • D. 1933

55. Tính đến tháng 3/2014 Hội thao Liên chi hội sinh viên An Giang đã tổ chức được bao nhiêu lần?

56. Tên gọi “Đồi 2 triệu đô” nhắc đến địa danh nào thời kháng chiến chống Mỹ của An Giang?

  • A. Núi Tượng
  • B. Tức Dụp
  • C. Ô Tà Sóc
  • D. Tà Pạ

57. An Giang có đường biên giới chung với 2 tỉnh nào của Campuchia?

  • A. Takeo và Kampot
  • B. Prey Veng và Kandal
  • C. Kampot và Takeo
  • D. Kandal và Takeo

58. Đâu là quốc hiệu đầu tiên của nước ta?

  • A. Bách Việt
  • B. Văn Lang
  • C. Âu Lạc
  • D. Vạn Xuân

59. Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?

  • A. 20/8/1888. Làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên. [nay là xã Mỹ Hòa Hưng, huyện Chợ Mới]
  • B. 30/8/1888. Làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên. [nay là xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên]
  • C. 22/8/1888. Làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên. [nay là xã Mỹ Hưng, huyện Chợ Mới]
  • D. 20/8/1888. Làng An Hòa, tổng Định Thành, Tỉnh Long Xuyên [nay là Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên]

60. Bác Tôn lần đầu tiên gặp Bác Hồ vào thời điểm nào? Tại đâu?

  • A. Tháng 02/1930 tại Hồng Kông
  • B. Tháng 10/1945 tại Hà Nội
  • C. Tháng 3/1946 tại Bắc Bộ Phủ
  • D. Tháng 3/1951 tại Việt Bắc

61. Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer tỉnh An Giang được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?

  • A. 1980
  • B. 1990
  • C. 1995
  • D. 1998

62. “…Uy nghi bảy núi chập chùng, hiên ngang giữ biên cương anh hùng. Ôi tự hào con người An Giang. Ôi đẹp sao đất trời An Giang…” là những ca từ trong bài hát nào của nhạc sĩ Ca Lê Thuần?

  • A. Về An Giang
  • B. Dòng An Giang
  • C. An Giang quê tôi
  • D. Bài ca An Giang

63. Nhạc sĩ Phan Nhân – một người con của quê hương Long Xuyên, An Giang là tác giả của ca khúc nào sau đây?

  • A. Về An Giang
  • B. Người thợ Ba Son
  • C. Hà Nội niềm tin và hy vọng
  • D. Hai câu B và C đều đúng

64. Nhà văn nào là người duy nhất của An Giang cũng như của Nam Bộ nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012?

  • A. Nguyễn Quang Sáng
  • B. Anh Đức
  • C. Trịnh Bửu Hoài
  • D. Lê Văn Thảo

65. Hồ Nước Trời là tên gọi khác của địa danh nào ở An Giang?

  • A. Tà Pạ
  • B. Soài So
  • C. Ô Tức Sa
  • D. Búng Bình Thiên

66. Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi” lớn nhất ở châu Á vào năm nào?

  • A. 2010
  • B. 2011
  • C. 2012
  • D. 2013

67. Bộ phim Cánh đồng hoang nổi tiếng lấy bối cảnh vùng đất nào của nước ta?

  • A. Tứ giác Long Xuyên
  • B. Bán đảo Cà Mau
  • C. Đồng Tháp Mười
  • D. U Minh Thượng

68. Tỉnh An Giang đón nhận Huân chương Sao vàng vào năm nào?

  • A. 1980
  • B. 1990
  • C. 1995
  • D. 1998

69. Bãi Cát Vàng là tên gọi khác của quần đảo nào ở nước ta?

  • A. Trường Sa
  • B. Hoàng Sa
  • C. Côn Sơn
  • D. Thổ Chu

70. Nơi nào ở An Giang được mệnh danh là “Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long”?

  • A. Núi Sam
  • B. Đồi Tức Dụp
  • C. Núi Cấm
  • D. Núi Cô Tô

71. Trong truyền thuyết về một trận mưa mực đã tạo nên địa danh Đầm Mực, nói đến một người thầy đức hạnh. Đó là ai?

  • A. Chu Văn An
  • B. Võ Trường Toản
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • D. Lê Quý Đôn

72. Ai là tác giả của câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”?

  • A. Quang Trung
  • B. Lê Quý Đôn
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • D. Thân Nhân Trung

73. Quốc huy nước ta là sáng tác của họa sĩ nào?

  • A. Trần Văn Cẩn
  • B. Tô Ngọc Vân
  • C. Bùi Xuân Phái
  • D. Nguyễn Tư Nghiêm

74. Bác Hồ kí tên Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên trong tác phẩm nào?

  • A. Bản án chế độ thực dân Pháp
  • B. Truyện ngắn Vi Hành
  • C. Truyện ngắn Con rồng tre
  • D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam

75. Nhà khoa học nào đã sáng tạo ra phương pháp cấy lúa ngửa tay?

  • A. Võ Tòng Xuân
  • B. Lương Định Của
  • C. Đào Thế Tuấn
  • D. Bùi Huy Đáp

76. Tay trái của tượng Nữ thần Tự do [New York] cầm cái gì?

  • A. Bản Hiến pháp của nước Mỹ
  • B. Bản Tuyên ngôn của nước Mỹ
  • C. Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Washington
  • D. Tất cả đều đúng

77. Loại báo ra mỗi tháng một lần được gọi là gì?

  • A. Nhật báo
  • B. Nguyệt san
  • C. Bán nguyệt san
  • D. Nhật trình

78. Ai được coi là ông tổ của nghề thuốc nam ở nước ta?

  • A. Lê Hữu Trác
  • B. Nguyễn Bá Tĩnh
  • B. C. Nguyễn Đình Chiểu
  • D. Nguyễn Hữu Đạo

79. Thành ngữ “Kì đà cản mũi” ra đời gắn với vị vua nào triều Nguyễn?

  • A. Gia Long
  • B. Minh Mạng
  • C. Tự Đức
  • D. Thành Thái

80. Ngôn ngữ nào được nhiều quốc gia sử dụng nhất thế giới?

  • A. Tiếng Anh
  • B. Tiếng Hoa
  • C. Tiếng Pháp
  • D. Tiếng Tây Ban Nha

81. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Bác Hồ đã đề cập tới mấy loại vũ khí?

82. Đèo nào được nhắc đến trong câu “Đèo nào dưới biển trên mây / Ngoài kia Hương Thủy trong này Hàn Giang”?

  • A. Đèo Ngang
  • B. Đèo Cù Mông
  • C. Đèo Cả
  • D. Đào Hải Vân

83. Quốc gia nào có quốc kì lâu đời nhất thế giới?

  • A. Tây Ban Nha
  • B. Hà Lan
  • C. Đan Mạch
  • D. Anh

84. Trong lịch sử thiên văn học, ai là người đầu tiên phát hiện ra nhật thực?

  • A. Thales
  • B. Copecnic
  • C. Aristotle
  • D. Euler

85. Tờ báo nào có tuổi thọ cao nhất Việt Nam?

  • A. Nhân dân
  • B. Thanh niên
  • C. Tiền phong
  • D. Lao động

86. Theo địa lí, hoang mạc nào có diện tích lớn nhất thế giới?

  • A. Sahara
  • B. Gobi
  • C. Bắc Cực
  • D. Nam Cực

87. Sự tích “Thác đao điền” gắn liền với nhân vật lịch sử nào?

  • A. Nguyễn Công Trứ
  • B. Cao Bá Quát
  • C. Lê Phụng Hiểu
  • D. Mạc Đĩnh Chi

88. Ai là người đã gỡ lá cờ Việt Nam Cộng hòa xuống và treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên nóc Dinh Độc lập vào 11 giờ 30 ngày 30/4/1975?

  • A. Văn Tiến Dũng
  • B. Vũ Đăng Toàn
  • C. Phạm Xuân Thệ
  • D. Bùi Quang Thận

89. Tỉnh nào được giải phóng đầu tiên trong Chiến dịch Hồ Chí Minh?

  • A. Buôn Ma Thuột
  • B. Thừa Thiên
  • C. Phước Long
  • D. Ninh Thuận

90. Áo dài chính thức được công nhận lần đầu tiên là quốc phục Việt Nam dưới thời chúa nào thời Lê trung hưng?

  • A. Nguyễn Phúc Nguyên
  • B. Nguyễn Phúc Chu
  • C. Nguyễn Phúc Khoát
  • D. Nguyễn Phúc Thuần

91. Ai là tác giả của câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”?

  • A. Bảo Định Giang
  • B. Kiên Giang
  • C. Viễn Phương
  • D. Hoàng Tố Nguyên

92. Tiểu thuyết Vạn xuân của nữ sĩ người Pháp Yveline Féray là câu chuyện về cuộc đời nhân vật lịch sử nào?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Nguyễn Đình Chiểu
  • D. Hồ Chí Minh

93. “Nay tuy châu chấu đá voi / Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”. Câu nói phỏng theo dân gian này là của ai?

  • A. Võ Nguyễn Giáp
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Huỳnh Thúc Kháng
  • D. Nguyễn Chí Thanh

94. “Lan và Điệp” là câu chuyện tình nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỉ, hãy cho biết nó được giới thiệu trong tiểu thuyết của nhà văn nào?

  • A. Thạch Lam
  • B. Nhất Linh
  • C. Nguyễn Công Hoan
  • D. Nguyên Hồng

95. Hiện nay nước nào có số di sản thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất?

  • A. Italia
  • B. Pháp
  • C. Trung Quốc
  • D. Ba Lan

96. Cư dân nền văn hóa nào là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?

  • A. Đông Sơn
  • B. Sa Huỳnh
  • C. Phùng Nguyên
  • D. Óc Eo

97. Phong trào yêu nước nào được nhắc đến trọng những câu thơ sau: “Buổi diễn thuyết người đông như hội / Kỳ bình văn khách đến như mưa”?

  • A. Đông Du
  • B. Đông Kinh nghĩa thục
  • C. Duy Tân
  • D. Việt Nam quang phục hội

98. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội có tất cả bao nhiêu bia tiến sĩ?

99. Lịch sử ghi nhận công lao của nhân vật nào như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc kết thúc thời đại chống Bắc thuộc?

  • A. Ngô Quyền
  • B. Khúc Thừa Dụ
  • C. Dương Đình Nghệ
  • D. Lý Bí

100. Vị giáo sư nào nổi tiếng với phương pháp mổ gan khô và có những công lao to lớn cho nền y học Việt Nam?

  • A. Hồ Đắc Di
  • B. Phạm Ngọc Thạch
  • C. Đặng Văn Ngữ
  • D. Tôn Thất Tùng

101. Eo biển nào dài nhất thế giới?

  • A. Berinh
  • B. Mozambique
  • C. Malacca
  • D. Magellan

102. Nhà mồ Ba Chúc là chứng tích tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt gây ra cuộc thảm sát người dân Ba Chúc vào năm nào?

  • A. 1978
  • B. 1979
  • C. 1980
  • D. 1981

103. Cánh đồng Tà Pạ được coi là ruộng bậc thang độc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay thuộc địa phương nào ở An Giang?

  • A. Tri Tôn
  • B. Tịnh Biên
  • C. Thoại Sơn
  • D. Châu Đốc

104. Bạn hãy cho biết, ngày 23.9.1945, Bác Tôn từ Côn đảo trở về đất liền cùng với các đồng chí của mình trên chiếc ca nô mang tên gì?

  • A. Giải phóng
  • B. Chiến thắng
  • C. Quyết thắng
  • D. Thắng lợi

105. Bánh canh Vĩnh Trung – một món ăn đậm đà hương vị dân tộc Khmer. Hãy cho biết nó gắn liền với địa phương nào ở An Giang?

  • A. Châu Đốc
  • B. Thoại Sơn
  • C. Tịnh Biên
  • D. Tri Tôn

106. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Đăng Sơn gắn liền với sự kiện nào ở Long Xuyên năm 1961?

  • A. Trận đánh lô cốt cầu Hoàng Diệu
  • B. Trận đánh Nhà đèn Long Xuyên
  • C. Trận đánh sân bay Long Xuyên
  • D. Trận đánh tàu hải quân Mỹ

107. “…Vui lên đi ca lên đi như tiên phong xông pha nơi chiến trận. Quyết một lòng xây đắp quê hương.Dù khó khăn nào ta cũng vượt qua…” là những ca từ trong bài hát nào?

  • A. Về An Giang
  • B. Cô gái Vĩnh Hanh
  • C. Bài ca Long Xuyên
  • D. Ngựa ô Bảy Núi

108. Ai là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Hòa bình Quốc tế Xta-lin?

  • A. Võ Nguyên Giáp
  • B. Hồ Chí Minh
  • C. Tôn Đức Thắng
  • D. Lê Đức Thọ

109. Tính đến năm 2006, huyện nào có diện tích lớn nhất tỉnh An Giang?

  • A. Châu Đốc
  • B. Thoại Sơn
  • C. Tịnh Biên
  • D. Tri Tôn

110. Tháng ăn chay của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang có tên là gì?

  • A. Mâu Lút
  • B. Ramadan
  • C. Roja Haji
  • D. Roya Phik Trok

111. Tỉnh An Giang được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm nào?

  • A. 2000
  • B. 2001
  • C. 2002
  • D. 2003

112. Bác Tôn từ Côn Đảo trở về đất liền tham gia Xứ ủy Nam Kì vào ngày tháng năm nào?

  • A. 18/8/1945
  • B. 18/9/1945
  • C. 19/8/1045
  • D. 19/9/1945

113. Hiện nay An Giang đã xây dựng được bao nhiêu khu công nghiệp?

114. Dân “hai huyện “ [Phước Long và Tân Bình] được xem là mẫu mực về thuần phong mỹ tục, vẫn giữ được nếp ăn, nếp nghĩ của người Việt ở phương Nam. Cho biết đó là dân cư vùng đất nào?

  • A. Cù lao Ông Chưởng
  • B. Cù lao Ông Hổ
  • C. Cù lao Cây Sao
  • D. Cù lao Bình Thủy 

115. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở An Giang?

  • A. Đất phèn
  • B. Đất phù sa
  • C. Đất cát pha
  • D. Đất đồi núi

116. Thành phố Long Xuyên được Chính phủ công nhận là đô thị loại II vào năm nào?

  • A. 2009
  • B. 2010
  • C. 2011
  • D. 2012

117. Nơi nào hiện nay đang lưu giữ “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”

  • A. Chùa Linh Sơn, Thoại Sơn
  • B. Đình Mỹ Phước, Long Xuyên
  • C. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc
  • D. Chùa Xà-tón, Tri Tôn

118. Căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc ở núi Dài lớn được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm nào?

  • A. 2000
  • B. 2001
  • C. 2002
  • D. 2003

119. Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhận Huân chương Sao vàng lúc bao nhiêu tuổi?

120. Tính đến năm 2006, An Giang có số dân đứng thứ mấy trong cả nước?

121. Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên – một hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức hàng năm ở địa phương nào của An Giang?

  • A. Châu Phú
  • B. An Phú
  • C. Tân Châu
  • D. Châu Đốc

122. Toàn tỉnh An Giang có tất cả bao nhiêu dân tộc?

123. Tháng ăn chay của người Chăm theo đạo Hồi tương ứng với tháng mấy trong lịch Hồi giáo?

124. Thánh đường Hồi giáo lớn nhất An Giang – thánh đường Mubarak nằm ở huyện nào?

  • A. Tân Châu
  • B. Châu Phú
  • C. Phú Tân
  • D. Chợ Mới

125. Nơi nào là điểm cuối cùng ở An Giang được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?

  • A. Nhà thờ cù lao Giêng, Chợ Mới
  • B. Tây An Cổ tự, Chợ Mới
  • C. Chùa Xà-tón, Tri Tôn
  • D. Đồi Tức Dụp, Tri Tôn

126. Tên ông được đặt cho một con đường ở thành phố Odessa, Ukraina vì tham gia sự kiện phản chiến ở Hắc Hải năm 1919. Ông là ai?

  • A. Trần Văn Giàu
  • B. Phạm Quang Lễ
  • C. Hồ Chí Minh
  • D. Tôn Đức Thắng

127. “Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” nay là Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân kỉ niệm bao nhiêm năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

  • A. 100
  • B. 110
  • C. 115
  • D. 120

128. Đền thờ Bác Tôn đặt tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên được khánh thành vào ngày, tháng, năm nào?

  • A. 28/8/1989
  • B. 20/8/1989
  • C. 22/8/1990
  • D. 20/8/1998

129. Con kênh nào được đào sớm nhất ở An Giang?

  • A. Vĩnh Tế
  • B. Thoại Hà
  • C. Đông Xuyên
  • D. B và C đều đúng

130. Địa phương nào ở An Giang nổi tiếng với nghề rèn tồn tại trên 80 năm?

  • A. Chợ Thủ
  • B. Phú Mỹ
  • C. Vĩnh An
  • D. Mỹ Hòa

131. Công trình đào kênh Vĩnh Tế được hoàn thành vào năm nào?

  • A. 1818
  • B. 1819
  • C. 1820
  • D. 1824

132. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Chính phủ công nhận là Lễ hội dân gian cấp Quốc gia vào năm nào?

  • A. 2000
  • B. 2001
  • C. 2003
  • D. 2004

133. Vào năm 1801 trong lúc mang quân đánh Phú Xuân, nghe tin bạn thân là Trần Quang Diệu cầm binh ra tiếp, vì không muốn đối đầu với bạn nên ông giao lại binh quyền, bỏ vào Gia Định và sau này bị chúa Nguyễn gián chức. Hãy cho biết ông là ai?

  • A. Nguyễn Hữu Cảnh
  • B. Nguyễn Văn Thoại
  • C. Nguyễn Tri Phương
  • D. Hoàng Diệu

134. Bác Tôn từ trần vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

  • A. 28/8/1989. Tại Hải Phòng
  • B. 20/8/1988. Tại TP. Hồ Chí Minh
  • C. 30/8/1980. Tại Long Xuyên
  • D. 30/3/1980. Tại Hà Nội

135. Hai chiếc xa tăng đâm vào cổng Dinh Độc Lập và trưa ngày 30/4/1975 mang số hiệu bao nhiêu?

  • A. 843 và 390
  • B. 930 và 843
  • C. 390 và 834
  • D. 834 và 903

136. Việt Nam là quốc gia thứ mấy phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em?

137. Quốc kỳ Việt Nam là sáng tác của ai?

  • A. Huỳnh Văn Thuận
  • B. Trần Văn Cẩn
  • C. Nguyễn Hữu Tiến
  • D. Nguyễn Tư Nghiêm

138. Nước nào có lãnh thổ trải dài nhiều vĩ độ nhất thế giới?

  • A. Trung Quốc
  • B. Liên Bang Nga
  • C. Ác-hen-ti-na
  • D. Chi-lê

139. Ai được coi là nhà thơ đã khai sáng ra văn học Việt Nam?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Nguyễn Du
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • D. Nguyễn Khuyến

140. Bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?

  • A. Chung một dòng sông
  • B. Búp sen xanh
  • C. Kim Vân Kiều
  • D. Hoa ban đỏ

141. Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia?

142. Ở Pa-ri có một bức tường ghi danh những người làm nên thế kỉ XX. Trong đó có một người Việt Nam duy nhất, đó là ai?

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Võ Nguyên Giáp
  • C. Tôn Đức Thắng
  • D. Lê Hồng Phong

143. Quốc gia nào là nơi bắt nguồn ngày Cá tháng tư [1564]?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Italia
  • D. Ba Lan

144. Nước nào được coi là quê hương của cối xoay gió?

  • A. Iran
  • B. Hà Lan
  • C. Ba Lan
  • D. Tây Ban Nha

145. Hệ thống sông nào có nhiều phụ lưu nhất nước ta?

  • A. Sông Cửu Long
  • B. Sông Đồng Nai
  • C. Sông Hồng
  • D. Sông Ba

146. Nghệ sĩ nào sau đây là người An Giang?

  • A. NSND Bạch Tuyết
  • B. NSUT Tạ Minh Tâm
  • C. NSND Lệ Thủy
  • D. A và B đều đúng

147. Hành lang kinh tế Đông – Tây gồm 4 quốc gia nào?

  • A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar
  • B. Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam
  • C. Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam
  • D. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Myanmar

148. Tổ chức kỷ lục châu Á đã vinh danh ngôi chùa nào ở Việt Nam là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á?

  • A. Chùa Dâu
  • B. Chùa Hương
  • C. Chùa Một Cột
  • D. Chùa Bái Đính

149. Ngày 5/12/2013 bộ môn nghệ thuật nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

  • A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
  • B. Hát ả đào
  • C. Hát xoan
  • D. Đờn ca tài tử

150. Ai là người Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong Bách khoa từ điển thế giới?

  • A. Tôn Đức Thắng
  • B. Võ Nguyên Giáp
  • C. Hồ Chí Minh
  • D. Tôn Thất Tùng

TỰ LUẬN

– Trình bày các đức tính cần có của một người sinh viên gương mẫu.

Các đức tính tương đồng:

  • – Lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào [1đ].
  • – Hăng say lao động, học tập [1đ].
  • – Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư [1đ].

=> Những vận dụng những đức tính trên vào cuộc sống sinh viên [2đ]

Video liên quan

Chủ Đề