Baán hàng live stream giá quá rẻ là vì sao

Đây là một thủ thuật bán hàng trên Facebook bạn cần làm để thu hút sự chú ý của khách hàng và những người đang theo dõi fanpage của mình. Nội dung thông báo có thể đi kèm với các thông tin mang tính gợi mở gây sự tò mò cho khách hàng.

Ví dụ: Chiều nay 7g shop sẽ livestream lô hàng độc với giá chỉ 7x, 8x…

Trước khi bạn khởi chạy live stream, bạn có thể thử nghiệm và để bài đăng của bạn dưới chế độ “Chỉ mình tôi”. Điều này giúp bạn loại bỏ những lỗi có thể xảy ra, kiểm tra kỹ âm thanh, video có rõ không, ánh sáng có đủ không?

Tóm lại, live stream cũng như làm truyền hình trực tiếp trên TV vậy, chất lượng video luôn phải đảm bảo. Có rất nhiều phần mềm live stream facebook có thể rất hữu ích với bạn.

Mô tả hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khán giả và cho mọi người biết tổng quan nội dung live stream của bạn.

Đoạn mô tả nên ngắn ngọn nhưng cần hấp dẫn! Đừng quên đưa lời kêu gọi hành động để thu hút lượt xem như: “Share video này để nhận quà”, “share để tối nay trời không mưa?” …

Có thể người hâm mộ biết bạn là ai vì họ đang theo dõi trang của bạn nhưng bạn nên tự giới thiệu lại bản thân. Vì sao ư?

Bạn có thể sở hữu một lượng người lạ theo dõi từ chia sẻ chương trình live stream của bạn từ bạn bè hoặc người hâm mộ.

Và đừng quên là thi thoảng lại nhắc lại lời giới thiệu. Đơn giản vì không phải ai cũng xem video của bạn từ đầu. Khi video chạy càng lâu, bạn sẽ có nhiều người xem hơn, nên không phải là thừa thãi khi bạn nhắc lại lời giới thiệu bản thân cũng như nội dung chính của video cho người mới vào xem.

Sau khi đăng livestream, bạn phải nhanh chóng share tới các hội nhóm trên Facebook có liên quan đến chủ đề hoặc lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh để thu hút khách hàng tiềm năng từ các nhóm này.

Không cần phải share nhiều nhưng nhất thiết phải share đúng.

Có một cách để live stream của bạn được chia sẻ trong nhiều nhóm đó là vận động việc chia sẻ từ những người đang xem live của bạn. Hiện nay có nhiều shop áp dụng hình thức tặng quà trực tiếp cho các khách hàng thực hiện động tác share live stream vào các hội nhóm, nhờ vậy mà các live stream đó có khả năng tương tác rất cao.

Khác biệt về giá cả: Có thể đưa ra chương trình giá đặc biệt chỉ dành cho khách hàng xem live stream trong thời điểm nhất định. Bạn thậm chí có thể bán giá vốn hoặc gần sát giá vốn và bù lại bằng số lượng hàng bán ra (thường sẽ chốt được nhiều đơn với giá bán thấp).

Khác biệt về sản phẩm: Bạn có thể đưa ra chương trình live stream đặc biệt chỉ một số sản phẩm độc, hàng mới về, hàng mẫu, hàng chỉ có 1 – 2 cái… để thu hút người xem duy trì xem live của bạn

Một trong các cách bán hàng trên Facebook thu hút người mua hiệu quả đó chính là bạn tổ chức các chương trình phát quà, giveaway miễn phí. Cách này vừa giúp tăng khả năng tương tác của khách hàng với live stream của bạn, vừa duy trì lượt xem ổn định (với điều kiện bạn đưa ra chương trình tặng quà trong suốt thời gian diễn ra live stream).

Ví dụ: Trong một lần live stream bán hàng có thể chia làm 3 lần tặng quà, xen kẽ là các phần giới thiệu, bán sản phẩm.

Không nên livestream quá ngắn vì khách hàng chưa kịp tiếp cận thì đã bạn đã kết thúc, rất uổng. Nếu bạn livestream trực tiếp thì cần chuẩn bị kịch bản kỹ để truyền tải nhiều nội dung hơn, nhưng tránh nói dai gây nhàm chán.

Để bán được hàng nhanh chóng và tránh được tình trạng hủy đơn, bạn nên yêu cầu khách hàng để lại tên, số điện thoại hoặc thậm chí là địa chỉ để bạn có thể tiến hàng ship hàng cho họ ngay trong hôm sau.

Bạn cũng có thể đưa ra quy định chỉ áp dụng mức giá ưu đãi cho các khách mua trên live stream để khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

Live stream bán hàng trên Facebook cũng giống như một màn trình diễn nhỏ, cụ thể, người bán hàng cần thường xuyên tương tác với người xem live của họ. Bạn có thể đọc các comment của khách và chia sẻ các thông tin liên quan về mặt hàng của mình. Thể hiện sự quan tâm đến từng comment trên live của bạn chứ không chỉ chăm chăm vào giới thiệu sản phẩm.

Chắc chắn sẽ có những bình luận trái chiều, ác ý, hoặc có tính chất gây phá hoại. Bạn hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng, từ tốn tìm cách xử lý. Hãy cố gắng thể hiện sự hài hước, vui vẻ và hòa đồng, và tập trung vào những thắc mắc thật sự của khách hàng.

Mẫu mã, chất lượng sản phẩm shop nào cũng có thể nhập và bán nhưng kỹ năng bán hàng là điều không thể sao chép. Người mua hàng online mua vì sự tin tưởng ở người bán hàng. Một số người livestream rao quảng cáo như bán ở hội chợ, nói nhiều gây nhảm. Khách hàng thường không tin tưởng vào mua hàng online, vì thế bạn phải chân thành, không được nói theo kiểu quảng cáo thì khách hàng mới tin tưởng mua hàng.

Khi Livestream trực tiếp bạn sẽ không sửa được, nhiều người mải mê gào thét quảng cáo bán hàng mà quên mất rằng “khách hàng không thích xem quảng cáo”. Vì thế bạn đừng có hô hào, khách hàng sẽ chẳng tin bạn đâu, vì họ rất cảnh giác với quảng cáo và đặc biệt là mua hàng online họ không thể kiểm tra. Mọi câu từ bạn phải thật sự trau chuốt nhưng phải thật lòng:

“Các bạn thân mến MatOngMy.com rất vui được quay trở lại với các bạn, các bạn ơi các bạn có khỏe không?”

Đừng quá chú trọng bán hàng, bạn hãy tư vấn về sản phẩm dưới góc độ trung lập, vì nếu bạn bán hàng bạn nói hay về sản phẩm của bạn thì chẳng ai tin bạn cả. Thay vì nói:

“Em đảm bảo sản phẩm này cực tốt luôn” thì hãy nói “Em dùng em thấy nó tốt, rồi e mách cho chị gái em dùng, bây giờ thì cả nhà em đều dùng”

Tùy vào ngành hàng và đối tượng bán hàng để chọn thời gian Live Stream cho phù hợp. Học sinh sinh viên có thể chọn thời gian 11h30 trở đi hoặc 9h tối. Đối tượng là các mẹ bỉm sữa nên Live Stream thời gian buổi trưa hoặc 8h tối.

Vị trí để Live Stream đặc biệt quan trọng, đó phải là một nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, quan tâm đến background và quan trọng nhất đường truyền Internet phải rất tốt, tránh trường hợp rớt mạng khi đang Live.

Bố trí người trả lời các comment của khách hàng trong quá trình livestream, đặc biệt là các comment đặt hàng.

Chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những fan cứng xem đến cuối livestream

Chỉ công bố kết quả mini game vào cuối tream và dành cho những người đang có mặt.

Phân bổ mini game, loại hình mini game hợp lý ở đầu/ giữa và cuối stream để khuấy động chương trình.

Tài khoản livestream cần có độ uy tín nhất định, có số lượng bạn bè chủ chất lượng để tạo lợi thế trong quá trình livestream

Tài khoản livestream cần nỗ lực tăng Follow càng nhiều càng tốt theo thời gian (xuất hiện nhiều kênh như group để kiếm thêm fan)

Cho họ kiến thức, niềm vui, lợi ích và ta lồng ghép bán hàng

Seeding, up top bài viết, giúp bài viết bạn hiển thị trên newfeeds tốt hơn

Seeding theo nội dung từ những nick phụ (clone)

Tạo nhiều nhóm, Page để đẩy Fan, Member và share lên các page và nhóm đó

Tăng mắt ảo live stream để bán hàng tốt hơn, tăng độ strust bài bán hàng. Tất nhiên nhiều người xem thì bài viết được đánh giá cao hơn. Nhưng đừng quá lạm dụng quá

Thường xuyên đi coi đối thủ live để rút kinh nghiệm để đưa ra ý tưởng mới Hiệu quả và tốt hơn

Cài đặt các câu trả lời tự động theo giờ quy định (trong giờ làm việc, ngoài giờ làm việc) để khách hàng nhận được phản hồi từ bạn sớm nhất có thể

Cài đặt lời chào tự động với các thông tin cơ bản như địa chỉ cửa hàng, hình thức đặt hàng và ship hàng để khách hàng tham khảo

Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì? Lợi ích ra sao? Giá cả như thế nào? Khuyến mãi, vận chuyển ra sao? Lý do gì khách hàng mua sản phẩm của bạn mà không mua sản phẩm này ở những người khác?

Chắc hẳn các khán giả của bạn sẽ rất vui mừng khi nghe bạn đề cập đến tên của họ và trả lời các câu hỏi của họ khi bạn đang Live Video.

Bùng nổ” bán hàng livestream không rõ nguồn gốc

Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến các giao dịch bán hàng truyền thống, tuy nhiên đây lại là cơ hội để các giao dịch thương mại điện tử bứt phá mạnh mẽ. Các sản phẩm giao dịch qua sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội rất đa dạng, phong phú với hình thức thanh toán linh hoạt, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện. Trong đó, việc bán hàng bằng hình thức livetream đã mang lại thu nhập “khủng” cho không ít người bán hàng.

Thực tế, sức hấp dẫn của hình thức livestream như một dạng truyền hình trực tiếp mang tính tương tác cao giữa người bán với người xem. Qua đó, giúp người mua có thể chủ động thắc mắc về sản phẩm và được trả lời. Chỉ cần để lại số điện thoại, ngay lập tức sẽ có người liên hệ chốt đơn hàng.

Baán hàng live stream giá quá rẻ là vì sao
Người bán hàng đầu tư các thiết bị livetream bán hàng rất chuyên nghiệp.

Thao tác mua bán diễn ra rất nhanh cùng mức giá “ưu đãi” chỉ có trong giờ livestream. Tuy nhiên, bên cạnh các trang thương mại điện tử, các địa chỉ Facebook, Zalo… làm ăn nghiêm chỉnh, tạo dựng độ tin tưởng ở người dùng thì nhiều đối tượng đã lợi dụng sự sôi động của không gian này để kiếm lời bằng cách tuồn số lượng lớn hàng giả, hàng lậu vào tiêu thụ.

Cụ thể, cuối tháng 5/2021, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã phát hiện và xử lý cửa hàng Quỳnh Quỳnh (vợ của một diễn viên hài nổi tiếng) bán hàng online. Đặc biệt, người phụ nữ này thường xuyên livestream các mặt hàng như nước hoa và một số sản phẩm tiêu dùng khác. Trong quá trình kiểm tra, xử lý, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1.000 chai nước hoa gồm hàng hóa giả mạo Chanel, Gucci được Quỳnh Quỳnh đăng bán online.

Đây là hai nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.Với những vi phạm trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã xử phạt hành chính với mức tiền 51,25 triệu đồng đối với Quỳnh Quỳnh. Cửa hàng trên cũng bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời hạn 2 tháng...

Hay mới đây nhất, Tổng cục Quản lý thị trường đã “tổng tấn công” vào 8 kho hàng livetream quy mô lớn ở Hà Nội, Hưng Yên và thu giữ hàng chục tấn sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ gia dụng, phần lớn đều không có giấy tờ hợp pháp và được giới thiệu là hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,…các kho hàng này thường bán livetream trên các trang như “Chego hàng Nhật EU” và giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như Zalo, Viber.

Tại Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường tổ chức kiểm tra tại kho chứa hàng không tên đặt ở quận Long Biên do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ, lực lượng chức năng ghi nhận hàng trăm mặt hàng là các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, hàng tiêu dùng thiết yếu được vứt hỗn độn thành từng đống.

Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, trị giá gần 400 triệu đồng.Tại địa điểm khác là “Shop Thủy Top” do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ kho, lực lượng chức năng ghi nhận 495 sản phẩm quần, áo, thắt lưng các nhãn hiệu Gucci, Chanel, LV,… có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với trị giá 60 triệu đồng. Những mặt hàng này hầu hết được bán qua livestream, Facebook với hàng chục nghìn người theo dõi...

Nhiều “trái đắng” vì mua hàng livestream

Với việc bùng nổ quá nhanh các nền tảng thương mại điện tử, kéo theo việc các đối tượng bán hàng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo,…chụp ảnh sản phẩm, dùng địa chỉ bán hàng không rõ ràng, livestream và đăng bài quảng cáo về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nước hoa, hàng tiêu dùng,... không đúng với bản chất thật của hàng hoá.Chính vì vậy, thời gian qua, có không ít trường hợp người tiêu dùng nhận “trái đắng” khi mua hàng hóa qua mạng, đặc biệt qua hình thức bán hàng livestream.

Baán hàng live stream giá quá rẻ là vì sao
Một kho hàng có dấu hiệu giả nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý (Ảnh: Đ.Đ)

Chị Nguyễn Ngọc Anh, ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ: Mới đây, tôi đặt mua một chiếc nồi chiên không dầu trên Facebook với giá 2 triệu đồng. Theo lời quảng cáo của chủ hàng khi livestream thì mặt hàng này là “hàng chính hãng có bảo hành”, giá “siêu rẻ” và “chỉ dành cho những người nhanh tay nhất và chỉ đặt mua tại thời điểm chủ shop livestream mới nhận được ưu đãi”.

Nhưng thực tế, khi nhận hàng thì đó là sản phẩm nhái, sử dụng được vài lần đã hỏng. Tôi liên lạc với chủ hàng để yêu cầu đổi trả nhưng không thể nào liên lạc được vì tài khoản Facebook của người bán hàng đã chặn luôn cả số điện thoại và tin nhắn Facebook của tôi.

Cũng giống như chị Ngọc Anh, chị Phương Uyên ở Khương Trung, Thanh Xuân (Hà Nội) bức xúc cho biết, do tin vào lời giới thiệu của một người bạn, chị Uyên đã kết bạn và trở thành thành viên của một page trên Facebook chuyên bán hàng mỹ phẩm xách tay từ Đức, Mỹ,…

Sau vài lần theo dõi, xem livestream và tương tác trên page, chị Uyên đã đặt mua một bộ mỹ phẩm với lời quảng cáo là thương hiệu Đức với sản phẩm kem lột da mặt, mặt nạ ngủ và kem dưỡng da ban đêm. “Sau một thời gian dùng 3 sản phẩm trên, da mặt tôi không có chiều hướng tốt lên mà còn xấu đi, vùng da mặt bị xạm lại.

Cảm thấy lo lắng nên tôi đã đến một trung tâm chăm sóc da tại Hà Nội khám và điều trị. Tại đây các bác sĩ sau khi khám đã cho biết, nguyên nhân là do tôi dùng mỹ phẩm không an toàn, đặc biệt là da đã bị “nhiễm độc” vì các thành phần gây hại có trong mỹ phẩm.

Điều bức xúc là sau một vài lần phản ánh với chủ Shop tôi chỉ nhận được câu trả lời đại loại như: Da mặt bị kích ứng, không phù hợp với sản phẩm, lựa chọn loại mỹ phẩm khác,…sau khi trả lời 2, 3 lần thì chủ Shop đã kích tôi ra khỏi nhóm tương tác”, chị Uyên kể.

Câu chuyện của chị Uyên hay chị Ngọc Anh không phải là mới và cũng không phải quá bất ngờ bởi, thời gian qua rất nhiều người tiêu dùng phản ánh về việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội. Điều bức xúc hơn đó chính là khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng thường sẽ khó lòng đòi hỏi được vấn đề bồi thường, thậm chí nhiều tài khoản sau khi livetream bán hàng thì khóa tài khoản, lập tài khoản mới,…

Theo Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện nay số lượng các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang cá nhân trên mạng xã hội không chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin, quảng cáo hàng hóa sản phẩm, bán hàng không đảm bảo chất lượng diễn ra phổ biến.

Đặc biệt, tình trạng cá nhân phát hình trực tiếp (livestream) quảng cáo bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng nhiều, việc phát hiện, ngăn chặn các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn do tính chất linh hoạt của trang điện tử, mạng xã hội là dễ dàng đăng phát nhưng cũng dễ dàng gỡ bỏ, giúp đối tượng xóa bỏ dấu vết, chứng cứ.

Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng sau khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên các trang mạng xã hội, hay trên các sàn thương mại điện tử thường không giám lên tiếng hay phản ánh đến các cơ quan chức năng. Một phần là bởi tâm lý “ngại” khi tìm đến các cơ quan chức năng, một phần vì nghĩ “rẻ” không đáng giá là bao nên lặng im. Bởi chính tư duy đó, đã tạo cơ hội để nhiều người bán hàng livetream khai thác, tuồn hàng giả, hàng nhái để tiêu thụ.

Có khó kiểm soát?

Trước thực trạng livestream bán hàng trên mạng bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay, theo lực lượng Quản lý thị trường, việc ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh trên mạng rất khó do các cơ sở kinh doanh online thường không có địa điểm kinh doanh cố định, hàng hóa thường được chia lẻ, tập kết ở các khu nhà trọ, chung cư hoặc nhà ở nên việc điều tra, trinh sát và áp dụng các biện pháp kiểm tra nơi cất giấu tang vật phải có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và chính quyền địa phương.

Baán hàng live stream giá quá rẻ là vì sao
Lực lượng chức năng thu giữ hàng giả, hàng nhái.

Trong khi đó, nhiều cơ sở kinh doanh online mặc dù có hoạt động buôn bán sôi động nhưng khi kiểm tra thực tế lại không có hàng hóa, chỉ khi có khách đặt mua hàng thì mới mang hàng từ nơi khác về. Mặt khác, các giao dịch hàng hóa trên mạng đều không có hóa, đơn chứng từ nên rất khó xử lý.

Đề cập đến vấn đề quản lý bán hàng livestream, cũng như việc lực lượng Quản lý thị trường vừa “tổng tấn công” các kho hàng livestream thời gian qua, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Ban chống buôn lậu thành phố Hà Nội, cho biết, hiện nay hình thức livestream đang rất phổ biến trong bán hàng, tuy nhiên việc “tổng tấn công” các kho hàng livestream thật ra chỉ là hình thức xử lý phần ngọn.

Việc kiểm soát trong thị trường nội địa chỉ là phương pháp bổ sung. Cơ bản phải tăng cường phối hợp giữa cơ quan hải quan, công an kinh tế và Quản lý thị trường để hàng hóa được kiểm soát từ cửa khẩu, không tràn về nội địa. Bên cạnh đó, cần đưa ra chế tài nghiêm khắc để xử lý bán hàng. “Có những kho hàng cả tấn hàng hóa nhưng sau đó chỉ phạt hành chính liệu có thỏa đáng? Cần phải nâng lên hình sự nếu tái phạm hoặc vi phạm với số lượng lớn”, ông Phú đề xuất.

Cùng chung quan điểm trên, luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, hiện có rất nhiều người bán hàng qua livestream có doanh thu rất lớn nhưng không kê khai và đóng thuế, hoặc có kê khai và đóng thuế thì cũng khó đóng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với những trường hợp bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái thì càng ít có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng hóa online, trong đó có hình thức livestream một cách hiệu quả và toàn diện, thì pháp luật cần phải có những quy định riêng và đồng bộ cho hoạt động kinh doanh này. Trước hết, pháp luật cần quy định hoạt động bán hàng online (trong đó có hình thức livestream) là một nghề (hoạt động kinh doanh) phải đăng ký hoặc thông báo với các cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, pháp luật cũng phải có các quy định cụ thể và rõ ràng, để đưa hoạt động kinh doanh này vào trật tự, được pháp luật bảo vệ, và chịu sự quản lý, giám sát từ phía các cơ quan Nhà nước, cùng các chế tài xử lý vi phạm phù hợp. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế được những mặt tiêu cực, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động này, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo tính minh bạch, chính xác và công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước./.