Bà bầu uống nước mía buổi tối có tốt không

Hy vọng rằng, những tiết lộ trên đây của mình sẽ giúp các chị em không còn phải lăn tăn về việc có nên uống nước mía khi mang thai hay không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, các mẹ hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Avisure Mama tư vấn cụ thế nhé!

Không giống như nước dừa, có nhiều lời truyền miệng không tốt về việc mẹ bầu không nên uống dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trước khi tìm hiểu, bầu mấy tháng ăn mía được hay bầu mấy tháng được uống nước mía; chúng ta cùng tìm hiểu bà bầu uống mía có tốt không.

1. Bầu mấy tháng được uống nước mía? Hạn chế ốm nghén

Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Trong quá trình mang thai, thời gian ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhất. Vậy bầu mấy tháng ăn uống mía được? Chính lúc này, nước mía sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng nghén.

Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều.

Bà bầu uống nước mía buổi tối có tốt không
Mẹ bầu mấy tháng được uống nước mía và có tốt không?

2. Ngăn ngừa nguy cơ táo bón

Mẹ bầu mấy tháng được uống nước mía? Hay bầu 4 tháng uống nước mía được chưa? Trong tam cá nguyệt thứ hai, táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm quẳng gánh lo này qua một bên.

Vậy bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả? Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm. Nó sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày. Ngoài ra, hệ miễn dịch khi mang thai của mẹ yếu hơn bình thường. Trong nước mía có chứa một lượng chất chống ôxy hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh.

3. Bầu mấy tháng được uống nước mía? Thêm dinh dưỡng cho thai nhi

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ ba; mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía trong ngày. Mỗi lần dùng khoảng 200ml và khoảng 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.

Nước mía là thức uống chứa nhiều đường giúp bù nước cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, nước mía tươi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Vậy để trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu uống nước mía được không?”, mẹ hãy cùng AVAKids xem các thông tin trong bài viết sau nhé! 

1Bà bầu uống nước mía được không?

Bà bầu uống nước mía buổi tối có tốt không

Mẹ bầu nên uống nước mía tươi, uống đúng thời điểm và điều độ. Nguồn: Canva

Câu trả lời là được, nhưng mẹ bầu nên uống nước mía tươi, uống đúng thời điểm và điều độ. Nước mía không những có vị ngọt dễ chịu, dễ uống mà còn cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhiều trường hợp các mẹ bầu đưa món uống dân dã này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Theo các chuyên gia, nước mía mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho bà bầu cùng những tác dụng tuyệt vời như cung cấp vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch,... Tuy nhiên, lượng đường trong thức uống này khá lớn nên có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu dùng quá mức.

Bên cạnh đó, nước mía nên uống khi còn tươi, vừa mới ép nhằm đảm bảo các giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon. Không nên dùng loại đã bảo quản lâu trong tủ lạnh vì bên trong dễ sinh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.

Khác với nước dừa được khuyên tránh uống vào 3 tháng đầu thai kỳ. mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:Những loại thực phẩm và đồ uống cần tránh khi mang thai

2Nước mía có tác dụng gì cho thai kỳ?

Nước mía rất dễ tìm mua, đồng thời do không cần qua chế biến phức tạp nên nó vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng phong phú. Trong nước mía có chủ yếu là đường saccarozo, ngoài ra còn chứa nhiều khoáng chất cùng với khá nhiều chất chống oxy hóa, protein và chất xơ khác cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là những tác dụng khi mẹ bầu uống nước mía.

  • Bổ sung năng lượng tức thời

Đường chiếm khoảng 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và chất bột. Vì thế, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Có bầu uống nước mía sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục năng lượng và giảm mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ nhạy cảm.

  • Cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho mẹ và bé

Ngoài chứa nhiều đường saccaro, nước mía còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali, kẽm, sắt,... Bên cạnh đó, nước mía còn cung cấp các loại vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6,... cùng hàm lượng protein khá cao. Protein là một dưỡng chất vô cùng quan trọng cần thêm vào chế độ ăn của bà bầu.

Đồng thời, với hợp chất axit folic (vitamin B9) có trong nước mía cũng giúp cho thai nhi giảm các chứng bệnh dị tật bẩm sinh. Với thành phần phong phú, nước mía cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho bà bầu cũng như đối với sự phát triển của em bé.

Bà bầu uống nước mía buổi tối có tốt không

Tác dụng của nước mía

  • Giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ

Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa. Vì thế, nước mía được các mẹ bầu sử dụng như một bài thuốc giúp giảm bớt chứng ốm nghén khi mang thai.

Mẹ bầu có thể áp dụng công thức như sau: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml), chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp mẹ bầu đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.

  • Bảo vệ làn da mẹ bầu

Khi thêm nước mía vào chế độ ăn của bà bầu, các vitamin và chất chống oxy hóa có thể giúp mẹ cải thiện những vấn đề về da thường gặp như mụn, nám, tàn nhang,…

Ngoài ra, trong nước mía có chứa Axit alpha hydroxy (hay còn viết tắt là AHA) mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Axit glycolic, một trong những AHA tự nhiên nổi bật nhất có trong mía, có thể giúp duy trì vẻ rạng rỡ, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho làn da được mềm mại.

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai nhạy cảm, mẹ bầu dễ thiếu chất và nhiễm bệnh. Nước mía là nguồn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy, thức uống này sẽ giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, chất policosanol trong thành phần nước mía sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể mẹ, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

  • Cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón hoặc chứng khó tiêu khi mang thai. Uống nước mía sẽ giúp mẹ duy trì hệ tiêu hóa tốt và ngăn ngừa vấn đề viêm nhiễm ở dạ dày. Bên cạnh chất xơ trong thành phần, nước mía còn chứa khoáng kali rất hữu ích trong việc cải thiện vấn đề táo bón trong thai kỳ.

  • Lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, nước mía có đặc tính thanh nhiệt lợi tiểu. Nhờ vậy, bổ sung nước mía vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất hữu ích để đẩy lùi nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, nước mía hỗ trợ giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu và giúp ngăn ngừa sỏi thận.

3Thời điểm nào trong ngày để bà bầu uống nước mía

Bất kỳ món ăn thức uống nào nếu bổ sung quá mức đều có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều mẹ bầu thường uống nước mía thay nước lọc.

Theo Đông y, nước mía có tính mát và thanh nhiệt nên có thể gây lạnh bụng nếu uống quá nhiều. Mẹ bầu chỉ nên uống loại nước này với lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.

Vậy mẹ bầu nên uống nước mía khi nào? Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm vì có thể gây khó chịu đường ruột.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung các chất dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Những lời khuyên bổ ích cho mẹ bầu

4Rủi ro tiểu đường thai kỳ khi bà bầu uống nhiều nước mía

Bà bầu uống nước mía buổi tối có tốt không

Uống nước mía không kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nước mía có nhiều công dụng hữu ích nhưng thành phần lại chiếm khoảng 70% là đường.

Uống nước mía không kiểm soát không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đối với người bình thường, việc uống nước mía quá nhiều còn có thể gây tiểu đường. Thế nên, mẹ bầu cần cân nhắc hàm lượng các chất nạp vào cơ thể thông qua đường ăn uống. Đặc biệt, tùy vào tình trạng sức khỏe mà các mẹ bầu nên điều chỉnh lượng nước mía nạp vào cơ thể.

  • Đối với mẹ bầu không có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Nước mía hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, mẹ bầu nên dùng món uống dân dã này với lượng vừa phải để hạn chế trường hợp tăng lượng đường trong máu. Từ đó có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Đối với mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Trường hợp này cần thận trọng khi uống nước mía. Dù đường mía là đường tự nhiên nhưng việc uống triền miên sẽ khiến tình trạng tiểu đường thêm trầm trọng. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Vậy ngoài nước mía, mẹ bầu nên uống nước gì để bổ sung chất dinh dưỡng? Mẹ bầu có thể thay thế nước mía bằng các đồ uống giàu carbohydrates phức tạp (hay còn gọi là carbohydrates phức hợp, tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ).

Carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

  • Những điều cần tránh khi mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên làm
  • Top 11 bệnh viện và phòng khám Nhi uy tín, chất lượng ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Top 8 bác sĩ sản phụ khoa uy tín ở TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh nước mía, phụ nữ mang thai cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. AVAKids mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho mẹ và bé.

Các bài viết của AVAKids chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.