Ast trong xét nghiệm máu là gì năm 2024

Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm chức năng gan quan trọng - ảnh: BookingCare

Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng gan n. Vậy ý nghĩa của xét nghiệm này đối với việc đánh giá hoạt động của gan như thế nào?

Xét nghiệm AST là một trong những xét nghiệm quan trọng của các xét nghiệm chức năng gan. Xét nghiệm AST thường sử dụng để đánh giá tình trạng gan cũng như phát hiện các dấu hiệu bệnh lý khác liên quan đến gan.

Xét nghiệm AST đo lường yếu tố nào?

Xét nghiệm máu AST đo lượng aspartate transferase trong máu. Đây là loại enzyme protein có trong các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gan. Enzym này đóng vai trò như một chất xúc tác hỗ trợ hầu hết các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi tế bào bị tổn thương, AST có thể được giải phóng vào máu khiến chỉ số AST thay đổi bất thường.

Xét nghiệm AST chẩn đoán điều gì?

Mức độ AST có thể cung cấp thông tin quan trọng về chức năng gan và các bệnh lý liên quan đến hủy hoại tế bào gan như viêm gan virus, xơ gan, viêm gan do rượu và tổn thương gan do nguyên nhân khác. Nồng độ AST trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan, xơ gan hoặc các bệnh phá hủy tế bào gan. Mức AST cao cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim hoặc viêm tụy.

Ngoài ra, AST có thể được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan và xơ gan. Nếu mức độ AST giảm xuống sau điều trị có thể cho thấy sự cải thiện của chức năng gan.

Chỉ số AST có thể được kết hợp cùng với các chỉ số gan khác như ALT (Alanine Aminotransferase), bilirubin, albumin và INR (International Normalized Ratio) giúp cung cấp thông tin bổ sung về chức năng gan, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người kiểm tra.

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức AST trong máu

Mức độ AST trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến có thể ảnh hưởng đến mức độ AST:

  • Các bệnh nền khác: các trường hợp viêm gan, xơ gan, viêm gan mãn tính hoặc chấn thương gan, suy tim, đau tim cấp tính hoặc tổn thương cơ hoặc gan trước đó thường có mức độ AST trong máu cao hơn.
  • Sử dụng thuốc và chất gây nghiện: Một số loại thuốc và chất gây nghiện có thể gây tổn thương cho gan và làm tăng mức độ AST. Ví dụ, sử dụng rượu, paracetamol (acetaminophen) quá liều, hoặc một số loại thuốc chống ung thư có thể ảnh hưởng đến gan và gây tăng AST.
  • Bệnh tiểu đường: Các vấn đề liên quan đến tiểu đường như tiểu đường không kiểm soát được hoặc biến chứng liên quan đến tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mức độ AST trong máu.
  • Bệnh lý cơ bản khác: Các bệnh lý như bệnh thận, bệnh nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến mức độ AST.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như các thuốc chống coagulation hoặc statin có thể ảnh hưởng đến mức độ AST trong máu.

Khi phân tích kết quả xét nghiệm AST, bác sĩ có thể đánh giá thêm các yếu tố di truyền cá nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn tại thời điểm đó để đưa ra kết luận.

Chỉ số AST bình thường là bao nhiêu?

Hiện chưa có phạm vi AST nào được chưa ra làm tiêu chuẩn dành cho tất cả mọi người. Mức đánh giá này có thể khác nhau tùy theo từng phòng thí nghiệm và cơ sở y tế. Nhìn chung, giới hạn tham chiếu thông thường cho AST ở người lớn vào khoảng 8 đến 33 U/L (đơn vị/lít).

Ngoài ra, mức AST bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Độ tuổi.
  • Giới tính.
  • Cân nặng.
  • Thói quen sinh hoạt.

Bác sĩ và chuyên gia xét nghiệm sẽ xem xét tất cả các yếu tố này cùng với kết quả trên báo cáo xét nghiệm để kết luận về mức độ AST và tình trạng sức khỏe của người làm xét nghiệm.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm AST

  • Người làm xét nghiệm cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các yêu cầu chuẩn bị trước khi xét nghiệm.
  • Nếu xét nghiệm AST được thực hiện đồng thời trong xét nghiệm chuyển hóa toàn diện (CMP), người làm xét nghiệm có thể cần nhịn ăn, chỉ uống nước lọc từ 10 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Nếu chỉ làm xét nghiệm máu AST hoặc bảng chức năng gan (HFP) sẽ không cần phải nhịn ăn.
  • Nếu đang sử dụng thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ nào cần thông báo cho bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để được hướng dẫn cụ thể.
  • Nếu kết quả xét nghiệm AST không nằm trong giới hạn tham chiếu thông thường, người làm xét nghiệm nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ hơn ý nghĩa của kết quả đối với tình trạng sức khỏe của mình.

Xét nghiệm AST là một phần của xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra tình trạng gan. Xét nghiệm này có thể kế hợp với nhiều hình thức các xét nghiệm chức năng gan khác giúp chẩn đoán hoặc theo dõi các vấn đề về gan cũng như đánh giá một số khía cạnh sức khỏe khác của người làm xét nghiệm. Bạn đọc có thể tới các cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện xét nghiệm khi cần thiết.

Chỉ số AST bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số AST tăng cao (vượt quá 3000 UI/L) Chỉ số AST bao nhiêu là nguy hiểm? Khi chỉ số AST tăng cao vượt quá 3000 UI/L, các tế bào gan tổn thương và hoại tử như viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do dùng nhiều hóa chất, thuốc độc…

Chỉ số AST và ALT là gì?

AST (SGOT) và ALT (SGPT) là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu không cải thiện kịp thời nguyên nhân làm men gan tăng cao, các chỉ số này có thể xuống thấp bất ngờ vì không còn tế bào gan nào sống sót.

ALT bao nhiêu là nguy hiểm?

Nghiêm trọng nhất là khi chỉ số ALT trong máu đạt ngưỡng 5000 Ul/L. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ sốc gan hoặc suy gan cấp, tính mạng bị đe dọa.

Chỉ số AST trọng xét nghiệm máu là gì?

AST là viết tắt của Aspartate transaminase, đây là một chỉ số men phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan. Xét nghiệm AST giúp xác định nồng độ của men AST trong cơ thể. Tùy từng loại bệnh và tình trạng bệnh thì chỉ số này sẽ tăng lên ở mức độ nhất định, qua đó có thể cho thấy được mức độ tổn thương tại tế bào gan.