5 công ty hàng đầu ở dubai năm 2022

5 công ty hàng đầu ở dubai năm 2022

Với nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, việc thành lập công ty tại các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) được rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp trên thế giới - trong đó có Việt Nam quan tâm.

UAE có vị trí nằm trên bán đảo Ả rập, là nhà nước liên bang gồm bảy tiểu vương quốc: Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Fujairah, Umm al Qaiwian, Ajman, và Ra's al Khaimah.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của UAE sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và dự báo đạt 1.740 tỷ dirham (473,7 tỷ USD) vào năm 2018.

Cùng với đó, UAE là một quốc gia ưu đãi thuế với một nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với mức sống cao. Do đó, việc rót vốn vào khu vực này với hình thức thành lập công ty được rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm.

Bài viết dưới đây của Global Links Asiasẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các hình thức thành lập công ty tại UAE và các loại giấy tờ và thủ tục liên quan cho các doanh nghiệp/ cá nhân nước ngoài đang có ý định đầu tư tại đây.

5 công ty hàng đầu ở dubai năm 2022

Có nhiều loại hình để thành lập một công ty tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), tùy thuộc vào ưu nhược điểm của mỗi loại hình công ty và mục đích của từng doanh nhân, doanh nghiệp. Trước khi đầu tư vào UAE, nhà đầu tư nên xác định sẽ thành lập công ty dưới hình thức nào.


Tại UAE, doanh nghiệp có thể thành lập công ty trong free zones (khu kinh tế tự do/ đặc khu kinh tế) và bên ngoài free zones

 I. THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI KHU KINH TẾ TỰ DO (FREE ZONES)

Các khu kinh tế tự do (free zones) được thành lập với mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút vốn. Do vậy, chính phủ UAE luôn có những chính sách đặc biệt ưu đãi cùng nhiều hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khi thành lập công ty tại free zones.

Theo quy định, các công ty thành lập trong free zones được dỡ bỏ các rào cản thương mại như thuế quan, sự rườm rà trong thủ tục hành chính... và đặc biệt, thủ tục thành lập công ty tại free zones ở UAE cũng tương đối đơn giản. Bên cạnh đó, về vị trí địa lý, free zones thường gần cảng hoặc sân bay, thích hợp cho các công ty có ý định chọn UAE chỉ như một nơi để sản xuất hoặc làm cơ sơ phân phối cho phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp bên ngoài UAE.

Thông thường, một doanh nghiệp nước ngoài khi đến kinh doanh tại UAE ban đầu sẽ chọn thành lập công ty trong free zones vì có thể sở hữu 100% công ty và cũng không bắt buộc phải hợp tác với một doanh nghiệp nội địa, hơn nữa, cách này cũng sẽ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Ưu điểm

Hạn chế

  • Thủ tục thành lập công ty đơn giản
  • Quyền sở hữu 100%
  • Trực tiếp làm việc, kí kết với cơ quan quản lý free zones (không cần trình chính phủ)
  • Cơ chế thông tin một cửa xử lý tất cả tài liệu xuất nhập cảnh, đăng ký, cấp phép
  • Một cá nhân có thể thành lập được công ty
  • Thông tin bảo mật hoàn toàn
  • Được mở tài khoản ngân hàng ở Dubai
  • Thuế suất 0%
  • Không bị kiểm soát ngoại hối và không có rào cản chuyển vốn
  • Có thể ngưng hoạt động bất cứ khi nào
  • Có thể hoạt động kinh doanh quốc tế
  • Được quyền sở hữu bất động sản
  • Thường gần cảng hoặc sân bay
  • Không được phép hoạt động kinh doanh với các công ty bên ngoài khu vực free zones và khu vưc công (kể cả những tổ chức chính phủ hoặc công ty có liên quan đến chính phủ)
  • Không được thực hiện các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm ...
  • Yêu cầu kiểm toán mỗi năm tài chính .
  • Hạn chế xin visa làm việc (employment visa)
  • Chỉ được thuê văn phòng trong free zones.
  • Các doanh nghiệp trong cùng một freezone có thể trao đổi, kinh doanh với nhau mà không bị tính thuế. Tuy nhiên, nếu khách hàng của doanh nghiệp nằm ngoài free zones hoặc ở free zones khác, doanh nghiệp cần phải có một hợp tác thỏa thuận với một doanh nghiệp hoặc đại lý nội địa mới được coi là hợp pháp

UAE hiện có hơn 30 free zones, trải đều ở bảy tiểu vương quốc. Cần lưu ý rằng, mỗi free zones đều có cơ quan quản lý riêng với những quy định và yêu cầu khác nhau. Doanh nghiệp trước khi thành lập công ty nên tìm hiểu kĩ và xác định sẽ thành lập công ty tại free zones nào và đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh của free zone đó (ví dụ Cơ quan đăng ký kinh doanh Dubai (The Dubai Companies Register) để được cấp giấy phép thương mại (Commercial license) phù hợp vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Abu Dhabi và Dubai là hai thành phố lớn nhất, phát triển nhất và cũng là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất UAE. Abu Dhabi là thủ đô của UAE với diện tích chiếm hơn 80%. Abu Dhabi hiện có 4 free zones, trong đó TwoFour54free zone duy nhất ở UAE cho phép doanh nghiệp làm việc với các tổ chức chính phủ hoặc liên quan đến chính phủ. Dubai là thành phố lớn thứ hai UAE. Hiện tại Dubai có hơn 20 free zones và là một trong những nơi có lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập nhiều nhất khu vực.

Để hợp pháp hóa việc kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xin một trong ba loại giấy phép sau:

Commercial Trade license – đối với các công ty thương mại
Manufacturing/Industrial license– đối với các công ty kinh doanh thiết bị, máy móc sản xuất
Service license– đối với các công ty dịch vụ, ví dụ dịch vụ tư vấn...

Các giấy phép này do cơ quan quản lý free zones cấp. Cần lưu ý rằng, mỗi free zone sẽ có một cơ quan chính quyền riêng biệt nên giấy phép này không có giá trị ở free zone khác, mặc dù cùng thuộc lãnh thổ UAE, thậm chí cùng một thành phố. Do vậy, trước khi xin giấy phép, cần xác định rõ sẽ thành lập công ty tại free zone nào. Trong trường doanh nghiệp hợp muốn phát triển và mở rộng kinh doanh sang các khu vực khác, cần phải xin lại các giấy phép liên quan.

 Hồ sơ thành lập công ty trong free zones ở UAE

01Đối với cá nhân

  • Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng
  • Hóa đơn điện nước để chứng minh địa chỉ
  • Sao kê ngân hàng trong vòng 3-6 tháng
  • Thư xác nhận của ngân hàng mà cổ đông mở tài khoản

02Đối với doanh nghiệp

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Nghị quyết công ty
  • Điều lệ công ty
  • Sổ đăng ký cổ phiếu (Share Register)
  • Sổ đăng ký quản trị viên (giám đốc/ quản lý) của công ty (Directors' register)
  • Giấy chứng nhận đương nhiệm của các giảm đốc (Certificate of incumbency)
  • Biên bản họp hội đồng đầu tiên (Minutes of the first meeting)
  • Giấy phép kinh doanh (Trade license)
  • Giấy chứng nhận tình trạng pháp lý bình thường (Certificate of good standing)
  • Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng của chủ sở hữu của công ty mẹ
  • Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng của người được bổ nhiệm làm giám đốc cho cty mới tại UAE
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc/ quản lý cho công ty mới ở UAE

5 công ty hàng đầu ở dubai năm 2022

II. THÀNH LẬP CÔNG TY NGOÀI KHU VỰC FREE ZONES

1. Thành lập công ty onshore

Thành lập công ty onshore không thuộc khu vực UAE gồm có các hình thức như sau:

  • Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh công ty
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH hay LLC)

Doanh nghiệp khi thành lập công ty ngoài khu vực free zones cần phải hợp tác với một doanh nghiệp địa phương:

  • National Service Agent (đối với văn phòng đại diện và chi nhánh): không nắm giữ cổ phần
  • Local Sponsors (đối với công ty TNHH)

+ Acitive sponsor: nắm giữ 51% cổ phần, có quyền tham gia hoạt động kinh doanh và hưởng lợi nhuận

+ Nominee Sponsor không thực sự nắm giữ 51% cổ phần nhưng sẽ đứng tên trên giấy tờ, không có quyền tham gia hoạt động kinh doanh của công ty và không được hưởng lợi nhuận.

Thuận lợi

Hạn chế

- Được phép kinh doanh trực tiếp trong nội địa UAE

  • Người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 49% cổ phần
  • Đóng thuế cho chính phủ
  • Quy trình thành lập có thể kéo dài

Hồ sơ thành lập công ty onshore ngoài free zones

01Thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Quyết định mở chi nhánh công ty/ VPĐD của Ban giám đốc công ty mẹ
  • Thư cam kết đảm bảo tài chính của công ty mẹ đối với chi nhánh/VPĐD công ty
  • Giấy ủy quyền do tổng giám đốc ký
  • Bản sao passport của Tổng giám đốc được bổ nhiệm
  • Thư bổ nhiệm kiểm toán
  • Giấy tờ, hồ sơ của doanh nghiệp nội địa mà công ty hợp tác (National Service Agent)

02Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Quyết định thành lập công ty TNHH của Ban giám đốc công ty mẹ
  • Giấy ủy quyền do tổng giám đốc ký

 2. Thành lập công ty offshore

Một công ty offshore không được thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở UAE (chỉ được kinh doanh ngoài lãnh thổ) và theo luật quy định không bị đánh thuế tại nơi đăng ký thành lập (UAE). Mục đích của việc thành lập công ty offshore là nhằm tối thiểu hóa mọi loại thuế phải đóng.

Tại UAE, một công ty offshore được miễn các loại thuế sau:

  • Thuế trên thặng dư vốn (Capital Gains)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profits on Business Earnings)
  • Thuế bán tài sản (Property Sales)
  • Thuế giá trị gia tăng (V.A.T)

Ngoài ra, mục đích thành lập một công ty offshore tại UAE có thể nhằm giữ thương hiệu, bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác hoặc nhằm mục đích nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, một số công ty offshore được thành lập tại UAE còn để bảo mật thông tin tài chính.

Các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử, tư vấn hoạt động kinh doanh, quản lý và sở hữu bất động sản,... thường thành lập công ty offshore.

Ưu điểm

Hạn chế

  • Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn
  • Không cần phải trực tiếp đến UAE để thành lập công ty
  • Không yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu
  • Thời gian thành lập công ty chỉ 24h, chậm nhất chỉ 3-5 ngày
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 100%
  •  Được chuyển 100% vốn và lợi nhuận về nước
  • Không đánh thuế thặng dư vốn, không thuế GTGT, không khấu trừ thuế
  • Tài khoản ngân hàng và tiền gửi có thể dùng ở UAE và trên toàn thế giới
  • Không bắt buộc lưu trự hồ sơ hoặc báo cáo hoạt động
  • Có thể nắm giữ cổ phẩn ở các tiểu vương quốc khác ở UAE và các công ty trên toàn thế giới
  • Thông tin giám đốc và cổ đông được bảo mật
  • Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh trong UAE
  • Có thể không xin được thẻ thường trú nhân (UAE Residency Visa)
  • Không được thuê mặt bằng trong nội địa
  • Không được thực hiện các hoạt động như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, quảng cáo,...

Hồ sơ thành lập công ty offshore ngoài free zones

• Bản photo passport của giám đốc và các cổ đông
• Thư giới thiệu của ngân hàng
• Chứng minh địa chỉ cư trú của các cổ đông: sao kê tài khoản có thông tin địa chỉ, hóa đơn tiện ích (điện nước)... 

Với lợi thế của một thị trường giàu có bậc nhất khu vực cùng mức sống cao, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã và đang thu hút đầu tư từ khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc thâm nhập một thị trường mới không phải bao giờ cũng dễ dàng.  GLOBAL LINKS ASIA với các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm cùng hệ thống mạng lưới đối tác uy tín tại UAE, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc, New Zealand... sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư và thành lập công ty tại nước ngoài.

Để theo dõi các bài viết về Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, vui lòng tham khảo: http://www.globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty

Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ:

Công ty nào lớn nhất ở Dubai?

Danh sách đầy đủ.

Những công ty hàng đầu ở Dubai là gì?

Các công ty hàng đầu ở Dubai..
Tháp IHS.UAE ..
Hiệp sĩ Frank.UAE, Ả Rập Saudi ..
Bakery Modern Oman - Tập đoàn Switz.UAE, Ả Rập Saudi và 1 người nữa ..
Hệ thống kinh doanh Axon.UAE ..
Ark trong Interio.UAE ..
Eagle Stone Technologies.UAE ..
Savory & Partners.UAE ..
SMARTWORLD Trade Trading LLC.UAE ..

Công ty nào tốt nhất để làm việc tại Dubai?

Nơi làm việc tốt nhất trong UAE ™ 2022..
Học viện cảnh sát Dubai ..
Nhóm Leminar ..
Chuyển phát nhanh DHL..
Hilton..
McDonald's..
Năm khách sạn & khu nghỉ dưỡng ..
Cơ quan điện và nước Dubai ..
Cảnh sát Ajman ..

Công ty nổi tiếng ở Dubai là gì?

10 công ty hàng đầu ở Dubai.