Ý nghĩa của món gỏi ngũ sắc

Bạn cho 1 lớp giấy bạc vào lót bên dưới chiếc mẹt tre, sau đó xếp các rau củ gồm dưa leo, bắp cải trắng, bắp cải tím, rau răm, hành tây và cà rốt đã sơ chế lên, ở giữa bạn sẽ để thịt bò. Sau cùng, rắc lên 1 ít đậu phộng rang.

Khi ăn, bạn chỉ cần đổ nước sốt vào đều, sau đó trộn lên là có thể dùng.

Nhớ lắm món gỏi ngũ sắc thần kỳ của mẹ

01 Tháng 12, 2017 | 02:30

[NLĐO]- Con đã tập làm gỏi ngũ sắc nhưng lần nào cũng cảm thấy thiêu thiếu chút gia vị gì không rõ. Phải chăng khi nấu mẹ đã nêm vào đó bao yêu thương đong đầy dành cho chúng con?

  • Khoai sọ chiên mì gói: Món "quái" nhưng chồng lại khoái!
  • Chỉ là bánh mì thôi nhưng ăn ở Lạng Sơn khác đấy!
  • Bánh gối chiên giòn nóng hổi cho ngày se lạnh.


Hôm rồi nghe bố bảo mưa mấy ngày liền lúa cắt không được đành bỏ ngoài ruộng phó mặc cho ông trời, chắc là mẹ buồn tiếc lắm phải không? Con ở đây mà lòng không nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ những mùa mưa đã cũ…

Những ngày mùa vụ cả nhà rộn ràng, lúa về chất đầy sân, bàn tay mẹ thêm chai sần, cứ nắng nắng mưa mưa cả xóm xúm vào hốt phụ, nghe tiếng cười cứ vang vọng mãi. Lúa được mùa mẹ nấu đãi cả nhà thật nhiều món ngon.

Mà kỳ lạ, bàn tay mẹ cứ như là có phép màu vậy, món nào dù đơn giản đến mấy qua tay mẹ đều trở nên thần kỳ. Mẹ chăm chút món ăn rất kỹ dù là những món đơn giản hay phức tạp thì luôn trông phải bắt mắt, hương vị phải đậm đà thơm ngon. Trong số những món mà hễ mẹ làm là sẽ hết veo ngay tức khắc đó là món gỏi ngũ sắc.

Món ăn nhìn đơn giản vậy thôi nhưng cầu kỳ vô cùng. Đầu tiên mẹ lựa những trái dưa leo, đu đủ xanh tốt và cà rốt tươi ngon thái sợi thật mỏng, thật nhuyễn thật đều, thêm hoa chuối bào ngâm chút chanh cho màu luôn đẹp. Bắp cải cũng làm y như vậy cứ tỉ mỉ từng chút một. Chả lụa cũng do chính tay mẹ chuẩn bị từ hôm trước, khô bò xé sợi cho hương vị cay nồng, chút lạc rang giã nhuyễn làm thêm vị bùi bùi cho món ăn, tất cả sắp trên đĩa thật đẹp cho thêm rau thơm lên tô điểm làm duyên.

Màu sắc thật đẹp, thật tươi

Nước chấm phải được làm từ loại tương ớt đặc biệt cay, mẹ làm riêng cho cả nhà trộn chút tương cà, tỏi băm nhuyễn thêm chút đường nêm nếm thật vừa ăn, đến khi thấy nước chấm có độ sánh vừa đạt là thành công. Khi ăn rưới nước chấm lên mặt rồi trộn đều. Vị giòn giòn của rau củ, vị chát của hoa chuối thêm vị bùi của lạc rang tất cả hòa quyện thành một món ăn tuyệt diệu mà mỗi lần đi xa con cứ nhớ mãi không quên.

Mẹ thường dạy: "Cách nấu ăn cũng phần nào nói lên tính cách con người, việc bếp núc rất quan trọng đối với người phụ nữ, tình yêu luôn bắt đầu từ gian bếp, con đừng quên con nhé". Theo lời mẹ dạy, con đã tập làm gỏi ngũ sắc nhưng lần nào cũng cảm thấy thiêu thiếu chút gia vị gì không rõ. Phải chăng khi nấu mẹ đã nêm vào đó bao yêu thương đong đầy dành cho chúng con?

Cứ mỗi lần trời mưa như bây giờ là con lại nhớ món ăn nhiều kỷ niệm ấy, nhớ dáng tất bật của mẹ, nhớ nụ cười hạnh phúc của bố, nhớ tiếng hít hà của nhóc em, nhớ…nhớ lắm mẹ ơi!

Bài và ảnh: Phương Loan

TỪ KHÓA

  • câu chuyện cổ tích
  • đu đủ xanh
  • lời mẹ dạy con
  • nụ cười hạnh phúc

Gỏi không khó làm, lại có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau. Tôm, thịt, bao tử, tai heo là những thực phẩm chính được sử dụng. Các loại rau, củ thì nhiều vô số. Có khi chỉ cần một loại là ngó sen hoặc bồn bồn; nhưng cũng có thể kết hợp nhiều loại củ quả khác. Món gỏi được hướng dẫn dưới đây sử dụng 5 loại củ quả với 5 [ngũ] màu khác nhau vừa bắt mắt vừa phong phú về mùi, vị.

Nguyên liệu:- Chả lụa 100gr- Thịt ba rọi 200gr- Tôm đất 200gr- Cà rốt 100gr- Củ sắn 100gr- Khế chua to chín vàng 3 trái- Củ dền 100gr- Dưa leo 2 trái- Dầu mè 1 muỗng- Bánh phồng tôm 100gr- Ba trái ớt to- Giấm 2 chén- Bún tàu 1 lọn- Dầu ăn 300gr- Chanh 3 trái- Hành tím 5 củ- Đậu phộng 100gr

- Gia vị

Cách làm:

1/ Sơ chế:- Chả lụa: cắt lát mỏng hình chữ nhật [1x3 cm].- Thịt ba rọi: rửa sạch, ướp gia vị vừa ăn. Đun sôi 1/2 chén nước, cho thịt vào luộc chín, vớt ra xắt mỏng.- Tôm: rửa sạch. Đun sôi 1/2 chén giấm + 1 chút muối + đường, cho tôm vào luộc chín, lột sạch vỏ, tôm to thì xẻ đôi.- Cà rốt: bào mỏng, xắt sợi nhuyễn như cọng tăm ướp với 1/2 muỗng đường cho dịu lại, vắt ráo nước. Ngâm giấm + đường + chanh.- Củ sắn: xắt sợi nhuyễn ướp đường, vắt ráo nước ngâm giấm, đường, chanh.- Khế: gọt cạnh, xắt lát mỏng theo chiều dọc của từng múi, ép bớt nước chua, ướp đường + một chút muối.- Dưa leo: cắt khúc dài 5 cm, bỏ ruột, xắt sợi theo chiều dọc khúc dưa, ướp đường, vắt ráo nước, ngâm giấm + chanh + đường.- Củ dền: gọt vỏ, cắt sợi nhuyễn, để vào tô đổ rượu đun sôi vào ngâm, để nguội vớt ra tô khác chế nước sôi vào ngâm lại như trên 2 lần nữa, vắt ráo nước, ngâm giấm + chanh + đường.- Bún tàu: [không ngâm] cắt khúc 5 cm, thả vào dầu đun nóng chiên phồng.- Đậu phộng: rang vàng đâm nát.- Hành ta: cắt lát mỏng, phơi héo, cho vào chảo dầu phi thơm. Khi hành gần vàng rải vào 1/4 muỗng đường cho hành mau vàng, có màu đẹp.

- Ớt: 1 trái tỉa hoa, 1 trái cắt sợi, 1 trái băm nhuyễn.

2/ Làm nước trộn gỏi:
- Pha nước mắm + giấm + chanh + đường + bột ngọt nêm vừa ăn + 2 muỗng tỏi ớt băm nhỏ.

3/ Trình bày:- Cà rốt, củ sắn, dưa leo, củ dền, khế chua vớt ra để ráo nước dấm, xếp thành 5 phần [theo hình bông hoa] trên đĩa. Sau đó xếp chả lụa, thịt ba rọi, tôm đất, bún tàu, rau răm lên trên rồi rưới mỡ hành, dầu mè. Ngay trước khi ăn mới rưới nước mắm trộn lên rồi rắc đậu phộng, ngò lên trên cùng.

- Dọn ăn với bánh phồng tôm + nước mắm pha.

Công thức trên do Công ty Đào tạo gia chánh Rosa [Biên Hòa, Đồng Nai] cung cấp.

K.H

Gỏi ngũ sắc hấp dẫn với sự pha trộn của nhiều nguyên liệu, nhiều loại rau khác nhau tạo nên một bức tranh ẩm thực độc đáo cùng hương vị thơm ngon

Gỏi - Món ăn bình dị của người Sài Thành

Trong những món ăn vùng đất Nam Bộ, gỏi được xem là món dân dã, đồng quê, phù hợp với khẩu vị cũng như sở thích của nhiều người. Các món gỏi của miền Nam rất phong phú, thường là trộn với tôm, thịt, tai heo như món gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bồn bồn, gỏi củ hủ dừa, gỏi vịt với rau rém, gỏi xoài khô cá lóc, gỏi đu đủ…

Gỏi ngũ sắc – món ngon khó cưỡng của ẩm thực Nam Bộ

Vùng Bến Tre nổi tiếng với gỏi củ hủ dừa tôm thịt. Củ hủ dừa là phần non nhất trong cây dừa, khi lấy củ hủ xem như phải chặt bỏ cây dừa, vì vậy món gỏi củ hủ dừa cũng được coi là món ăn độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Vùng Bạc Liêu, Cà Mau thì nổi tiếng với món gỏi bồn bồn - bồn bồn là loại cây cỏ mọc hoang dại ở vùng đất trũng. Về An Giang thì có món gỏi sầu đâu rất độc đáo mà không nơi nào có được. Lá, hoa sầu đâu có vị rất đắng được trộn với khô sặc rằn hay cá lóc rưới lên một ít nước mắm me chua ngọt.

Gỏi ngũ sắc Món Ngon Sài Thành - Sự kết hợp những tinh hoa đặc sắc nhất của gỏi Nam Bộ

Nhà hàng Món Ngon Sài Thành trên phố Huỳnh Thúc Kháng sẽ không làm bạn thất vọng, khi chọn lọc và mang đến cho thực khách những món gỏi ngon đúng điệu Nam Bộ. Và gỏi ngũ sắc Nam Bộ sẽ là một trải nghiệm ấn tượng khi dùng bữa tại đây.

Món ăn như một bức tranh ẩm thực đầy màu sắc

Nhiều khách hàng đã tò mò với tên gọi thật của món ăn này. Đây là sự kết hợp của 5 trong tất cả các món gỏi của nhà hàng, để tạo nên một món gỏi ngũ sắc đủ hương vị khiến thực khách thích mê, thường bao gồm: gỏi gà lá cóc, gỏi mực dưa leo, gỏi xoài hải sản, gỏi bò bóp thấu, gỏi gà thân chuối, gỏi bồn bồn tôm thịt, ... Để làm nên món này cần nhiều công vì người đầu bếp sẽ phải chế biến từng món riêng lẻ. Từng món gỏi riêng trong gỏi ngũ sắc sẽ được thay đổi theo từng mùa, để đảm bảo luôn tươi ngon, chất lượng.

Theo đầu bếp nhà hàng chia sẻ, gỏi ngũ sắc chế biến không quá khó nhưng để ngon miệng thì món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ rất lớn từ người đầu bếp. Món gỏi ngũ sắc ngon thì điều kiện tiên quyết là các nguyên liệu tươi ngon và đủ thành phần, chỉ cần thiếu đi một nguyên liệu cũng sẽ làm hương vị món ăn không tròn vẹn.

Gỏi gà lá cóc có lẽ là món ăn khá lạ với người Bắc Bộ. Lá cóc chỉ có thể tìm thấy ở phương Nam. Khác với các món gỏi của miền Bắc hay dùng đu đủ xanh, xoài xanh, nguyên liệu thường được bóp với dấm cho ngấm, thì gỏi gà lá cóc với lá cóc đã có sẵn vị chua rất giòn, thanh, lại quyện thêm với vị ngọt của thịt gà, mang đến nhiều thú vị người thưởng thức. Gỏi bò bóp thấu tại Món ngon Sài Thành là chút biến tấu nhẹ nhàng mà đầy kích thích của thịt bò tái chanh, kết hợp với vị chua của khế, vị hơi chát của chuối xanh và mùi thơm hấp dẫn từ hành phi hòa lẫn với đậu phộng rang vàng để tạo nên một hương vị không lẫn vào đâu được.

Gỏi xoài hải sản là sự kết hợp từ vị chua dìu dịu của xoài, vị ngọt từ hải sản hấp vừa chín tới vẫn còn giữ được độ dai giòn, chút gì đó đậm đà đến từ gia vị, được cân bằng bởi vị cay nồng của ớt, để rồi ăn miếng thứ nhất, muốn tiếp tục miệng thứ hai cứ thế cho đến miếng cuối cùng được đưa lên miệng, hương vị cứ vấn vương nơi đầu lưỡi.

Nếu từng một lần nếm thử gỏi bồn bồn tôm thịt, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị giòn, mềm, chua lạ, như thể ngó sen và măng hòa quyện. Gỏi được làm từ phần nõn của cây bồn bồn ở miền Tây sông nước kết hợp cùng tôm tươi tạo nên vị thơm ngọt đầy hấp dẫn. Bồn bồn tươi qua tay nghề khéo léo của người đầu bếp vẫn giữ được hương vị đặc trưng cùng màu sắc trắng ngần bắt mắt.

Có thể bạn không biết nhưng “linh hồn của những món gỏi” chính là phần nước mắm được pha với tỉ lệ vừa đủ, với những hương vị đậm đà đan xen giữa vị chua cay mặn ngọt. Nhưng với từng loại gỏi sẽ được gia giảm riêng để hài hòa với những nguyên liệu khác. Tất cả đều giữu chuẩn vị Nam Bộ với sự nghiên cứu và phát triển của cô Hai Chi - con gái Má Sáu Cây Dừa - cây đại thụ của ẩm thực Nam Bộ.

Gỏi ngũ sắc không chỉ ngon miệng mà còn khiến thực khách bất ngờ bởi cách bày biện vô cùng đẹp mắt trong những bẹ hoa chuối. Mỗi loại gỏi được đặt trong một chiếc bẹ hoa chuối, ghép lại tựa một bông hoa ẩm thực 5 cánh đang tỏa sắc hương mời gọi, kích thích mọi giác quan của người thưởng thức.

Gắp một miếng gỏi, chấm vào chén nước chắm hơi cay nếu bạn cảm thấy chưa vừa miệng, rồi thưởng thức. Vị ngọt ngọt, chua chua của các loại nguyên liệu, đậm đà của nước chấm, tất cả tổng hòa tạo nên một hương vị ngon miệng khó diễn tả. Gỏi ngũ sắc tuy là sự kết hợp của  những món ăn dân dã, chủ yếu là các thành phần từ miệt vườn sông nước, nhưng lại mang đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên.

Bên cạnh gỏi ngũ sắc, nhà hàng Món Ngon Sài Thành 59A Huỳnh Thúc Kháng còn thu hút thực khách với những món ngon đúng điệu Nam Bộ như lẩu bông miền Tây, gà nướng Sài Thành, rau củ quả chấm kho quẹt, chè sầu riêng… khiến bạn mê mẩn mỗi khi ghé đến.

Nếu bạn muốn kiếm tìm hương vị đặc trưng của Sài thành hay những miệt vườn miền Tây sông nước giữa lòng thủ đô, thì nhà hàng Món Ngon Sài Thành là chính là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn. 

Để tìm hiểu thêm thông tin về nhà hàng Món Ngon Sài Thành và nhận ưu đãi khi đặt bàn, truy cập ngay nhé: 

//pasgo.vn/nha-hang/mon-ngon-sai-thanh-59a-huynh-thuc-khang-1326

Thông tin liên hệ:

Nhà hàng Món Ngon Sài Thành: Nhà hàng Món Ngon Sài Thành – 59A Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội

doannv

14/04/2017

Video liên quan

Chủ Đề