Y học thực chứng là gì

Không phải tất cả các nghiên cứu khoa học có giá trị như nhau. Các loại nghiên cứu khác nhau có những điểm mạnh và tính hợp pháp khác nhau, và cho bất kỳ một loại nghiên cứu nào, từng cá thể ví dụ thường khác nhau về chất lượng của phương pháp luận, tính hợp lệ nội bộ và tính tổng quát của kết quả [hiệu lực bên ngoài].

Mức độ bằng chứng được xếp hạng từ 1 đến 5 theo thứ tự giảm dần chất lượng. Các loại nghiên cứu ở mỗi cấp độ khác nhau với câu hỏi lâm sàng [ví dụ chẩn đoán, điều trị, hoặc phân tích kinh tế], nhưng điển hình là mức chứng cứ 1 [chất lượng cao nhất] bao gồm các đánh giá có hệ thống hoặc phân tích tổng hợp các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và các thử nghiệm có kiểm soát ngẫu nhiên, đơn lẻ, chất lượng cao. Mức bằng chứng 2 là các nghiên cứu thuần tập được thiết kế tốt. Mức bằng chứng 3 là các bệnh chứng có hệ thống. Mức bằng chứng 4 là các nghiên cứu ca bệnh, nghiên cứu thuần tập và nghiên cứu bệnh chứng chất lượng kém Mức bằng chứng 5 là ý kiến của chuyên gia không dựa trên đánh giá phê bình nhưng dựa trên lý luận từ sinh lý, nghiên cứu cơ bản hoặc các nguyên lý cơ bản.

Đối với phân tích EBM, mức độ bằng chứng cao nhất hiện có được chọn. Lý tưởng nhất là có một số lượng đáng kể các nghiên cứu lớn cấp độ 1 được tiến hành tốt. Tuy nhiên, vì số lượng các thử nghiệm có chất lượng cao, ngẫu nhiên, có đối chứng cực kì nhỏ so với số lượng các câu hỏi lâm sàng có thể xảy ra, mức bằng chứng ít hơn 4 hoặc 5 thường sẵn có. Bằng chứng chất lượng thấp hơn không có nghĩa là quá trình EBM không thể được tuân theo, chỉ là lực kết luận là yếu hơn.

Skip to content

Y học thực chứng [Evidence-based medicine] là phương pháp thực hành y học dựa vào bằng chứng khoa học, những giá trị liên quan đến bệnh nhân, và kinh nghiệm của người thầy thuốc. Dựa trên phương pháp y học thực chứng, bác sĩ Nha khoa có thể tự cập nhật kiến thức một cách hệ thống và khách quan. 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về xu hướng Y học thực chứng qua những thông tin đến từ Ths. BS. Nguyễn Thu Trà, NCS.TS tại ĐH. Nagoya – Nhật Bản để giúp sinh viên và bác sĩ  sẽ biết cách áp dụng phương pháp y học thực chứng trong thực hành lâm sàng.

BS Nguyễn Thu Trà – NCS.TS tại ĐH. Nagoya – Nhật Bản

Y học thực chứng là một khái niệm thực hành lâm sàng được đề xuất bởi bác sĩ người Canada, David Sackett vào năm 1967, và bảng hướng dẫn của Y học thực chứng lần đầu được công bố vào 1981. Đến năm 1991, thuật ngữ y học thực chứng chính thức được ra đời và áp dụng rộng rãi tại các trường Đại học Y.

Tại sao cần có Y học thực chứng?

Vậy tại sao chúng ra cần đến y học thức chứng? Trước đây, các bác sĩ thường điều trị dựa trên quan sát thực tế ở người bệnh và kiến thức lâm sàng của mình. Họ suy luận ra những nguyên nhân gây bệnh, đề xuất phương pháp phù hợp với nguyên nhân gây bệnh mà họ nghĩ ra và áp dụng trên người bệnh mà không qua quá trình kiểm chứng. Đã có rất nhiều ví dụ được ghi lại trong lịch sử y khoa minh chứng cho điều này. Từ TK XVI, có một loại thuốc rất phổ biến trong dân gian là trầu-cau nhờ một hoạt chất có tên là arecoline, chất này kích thích cơ thể tiết adrenaline. Do đó, trầu-cau được coi là có tác dụng chống viêm, điều trị vết thương, hỗ trợ tiêu hoá,… Đến 1980, việc chữa trị bằng trầu cau vẫn còn rất phổ biến ở Châu Á, tuy nhiên tác dụng thực tế của trầu cau chưa bao giờ được chứng minh và chúng còn gây ung thư miệng và thực quản. Còn rất nhiều câu chuyện y khoa chưa được kiểm chứng khác đã đem vào áp dụng. Do đó, có thể gây ra những hiệu quả không mong muốn cho người bệnh. Đây là lí do phương pháp y học thực chứng ra đời. 

Y học thực chứng dựa trên những yếu tố nào?

Y học thức chứng được định nghĩa là quyết định y khoa được đưa ra dựa trên 3 yếu tố:

1. Những bằng chứng lâm sàng tốt nhất

2. Tôn trọng giá trị của bệnh nhân

3. Kết hợp với kinh nghiệm của thầy thuốc

Trong đó Yếu tố bằng chứng lâm sàng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Thay vì câu hỏi nguyên nhân và điều trị như thế nào như trước? Chúng ta sẽ hỏi nguy cơ mắc bệnh của người có yếu tố phơi nhiễm là bao nhiêu? Nếu áp dụng phương pháp điều trị thì khả năng thành công là bao nhiêu? Trong trường hợp không điều trị gì thì khả năng tự khỏi của bệnh nhân là bao nhiêu? 

Qui trình trong y học thực chứng theo 3 bước sau:

Bước 1: Quan sát mặt bệnh

Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bước 3: Tìm hiểu phương pháp điều trị

Theo BS Nguyễn Thu Trà, các bác sĩ nên sử dụng các phương pháp sử dụng bằng chứng, nếu các phương pháp dựa trên bằng chứng đều không hiệu quả thì có thể sử dụng các phương pháp dựa trên suy luận của chúng ta. Tuy nhiên, cần xem xét kĩ về nguy cơ, biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải. Y học bằng chứng chưa bao giờ bỏ qua kinh nghiệm, nó được đặt ưa tiên lên trước kinh nghiệm và với các BS nên ưu tiên dựa trên bằng chứng. Sau khi làm việc nhiều hơn, ta có thể dùng kinh nghiệm để ước chừng các phương pháp phù hợp với bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề