Xung đột giữa cha mẹ và con cái Tiếng Anh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Tiếng Anh Lớp 11 Mới
  • Sách Giáo Viên Tiếng Anh Lớp 11 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Anh Lớp 11 Tập 2
  • Sách giáo khoa tiếng anh 11 nâng cao
  • Học tốt tiếng anh 11 nâng cao
  • Sách Bài Tập Tiếng Anh Lớp 11 Nâng Cao

Unit 1 lớp 11: Reading

Reading

1. You are going to read a text about conflicts between parents and their teenage children. Which of the following do you think you may find in the text. [Em sẽ đọc một bài nói về những xung đột giữa cha mẹ và con cái tuổi thanh thiếu niên. Theo em những ý kiến nào dưới đây sẽ tìm thấy trong bài đọc?]

a. cha mẹ và con cái có những sở thích âm nhạc khác nhau.

b. những quyết định mạnh mẽ của cha mẹ về mọi điều có liên quan đến con cái họ.

c. sự phản đối của con cái đối với cách mà cha mẹ đối xử với chúng như con nít.

d. sự phản đối của cha mẹ đối với quần áo của con cái.

e. mong muốn của cha mẹ trong việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của con cái sao cho tốt hơn.

f. những quan điểm mạnh mẽ về việc giáo dục và công việc tương lai của con cái.

g. cha mẹ và con cái có những niềm tin khác nhau.

2. Read the text quickly and check your predictions in 1. [Em hãy đọc nhanh bài đọc và kiểm tra xem ý nào giống những dự đoán của em ờ bài tập 1.]

Hướng dẫn dịch

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, luôn có những xung đột giữa cha mẹ và con cái trong độ tuổi teen. Đây là một số lí do chính và một số lời giải thích.

Dù con cái bao nhiêu tuổi, hầu hết bố mẹ đều đối xử với con cái như những đứa trẻ nhỏ. Vì họ luôn cố gắng giúp con cái họ học hỏi thế giới xung quanh, cha mẹ có niềm tin mãnh liệt rằng họ biết nhũng gì tốt nhất cho con họ. Tuy vậy, khi trẻ lớn lên, chúng muốn độc lập hơn, muốn có ý kiến của riêng mình và tự đưa ra quyết định. Chúng không thoải mái khi cha mẹ cứ liên tục đối xử với chúng như với những đứa trẻ.

Một lĩnh vực xung đột thường thấy là về quần áo trẻ thích mặc. Cha mẹ nghĩ rằng nhũng loại quần áo này phá vỡ chuẩn mực xã hội hoặc sẽ làm trẻ lơ đãng việc học. Thêm vào đó, một số bạn tuổi teen muốn những quần áo đắt đỏ của các thương hiệu nổi tiếng, điều này dẫn tới gánh nặng tài chính cho cha mẹ vì nhiều cha mẹ không thể mua những thứ đắt tiền.

Một nguyên nhân xung đột nữa là cách thức trẻ sử dụng thời gian rảnh. Cha mẹ nghĩ rằng trẻ nên sử dụng thời gian một cách có ích hơn là chơi game trên máy tính hay chít chat trực tuyến. Nhưng trẻ em không phải lúc nào cũng nhận thấy nhũng điều cha mẹ chúng làm.

Những xung đột nảy sinh do sự khác biệt về sở thích giữa cha mẹ và con cái. Một số bậc cha mẹ muốn áp đặt sự lựa chọn của mình về việc chọn trường đại học hay định hướng nghề nghiệp lên con cái cho dù con cái họ có muốn hay không. Trên thực tế, danh sách xung đột dường như bất tận. Một sự thảo luận mở có thể giúp tạo ra sự tin tưởng và thông hiểu lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái.

Predictions in 1 which you find in the text: b, c, d, e, f

3. Match the highlighted words in the text with the definitions below. [Hãy ghép những từ được tô màu với những định nghĩa phù hợp bên dưới.]

1. afford 2. impose 3. brand name 4. norms 5. conflicts

4. Read the text carefully. Answer the following questions. [Đọc kỹ bài đọc và trả lời câu hỏi.]

1. Because they strongly believe thev know what is best for their children.

2. They want to be more independent, create their own opinions and make their own decisions.

3. They are worried because these clothes may break rules and norms of society, or distract them from schoolwork.

4. They want their children to spend their time in a more useful way.

5. Some of them try to impose their choices of university or career on their children.

5. Discuss with a partner/ [Thảo luận với nhóm]

Dịch:
         Mâu thuẫn giữa cha, mẹ với con cái là điều tất yếu khó thay đổi trong hầu hết tất cả gia đình trên Trái Đất. Vì đó có thể hình thành trên những sự thay đổi của một xã hội 4.0 ngày nay. Từ những việc như là: các thiết bị công nghệ thông tin phát triển và những thành viên mỗi ngày cứ đâm đầu, nhét óc từng chút một vào thế giới mạng xã hội. Một thế giới ảo online tụ họp gần 2/3 dân số trên thế giới tham gia vào. Mọi ngườ thân chung sống một nhà cùng nhau dần lãng quên đi thế giới hiện thực, xa lánh và không hiểu được tâm tư của nhau. Sự lục đục nho nhỏ sảy ra khi gặp một số khó khăn, bực tức với người khác mà vô tình đổ lên người gần gũi với mình. Bố mẹ và con cái không thương yêu nhau như trước, bố mẹ cứ la mắng mà không an ủi con. Con cái thì cứ hỗn hào, không vâng lời bố mẹ. Đôi khi, đó đơn giản chỉ là một hành động nhỏ nhưng từ từ nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nói tóm lại, để hạn chế các mâu thuẫn thì mọi người phải tự mình ý thức về việc làm của bản thân dù lớn hay nhỏ.

Những xung đột giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi dậy thì vốn là chuyện phổ biến đến mức… bình thường ở hầu hết các gia đình. Và những mâu thuẫn không được giải quyết tốt lại làm phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn khác nữa.

Khi vấn đề được xử lý một cách bình tĩnh và công bằng, sẽ có ít vấn đề được phát sinh, dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ. Khi trẻ lớn lên, chúng có xu hướng muốn kiểm tra giới hạn của mình và đôi khi lại gặp rắc rối vì điều này. Các bậc phụ huynh có thể lo lắng khi con bắt đầu bước vào tuổi teen và trở nên xa cách cũng như có những cư xử tồi tệ. Luôn quan tâm đến con là một điều tốt, thay vì để con gặp những rắc rối một mình mà cha mẹ không hề hay biết.

Những phiền muộn tuổi teen

Có nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con trẻ ở độ tuổi này. Một số những lý do phổ biến là:

1. Con nhận điểm xấu ở trường. Điều này có thể là một vấn đề vì phụ huynh sẽ lo lắng về chuyện học hành và đậu đại học của con. Ngoài ra, điểm thấp khiến con không nhận được bất kỳ học bổng nào, dẫn đến cha mẹ cảm thấy buồn rầu.

2. Con giao du với một nhóm bạn xấu. Nếu con có bạn bè làm những điều mà cha mẹ không chấp nhận, khiến con dễ bị nhiễm tính xấu, thì bạn bè của con có thể sẽ không được cha mẹ ưng thuận.

3. Phụ huynh quá nghiêm khắc dẫn đến luôn gây khó dễ cho con. Kiên quyết và cứng rắn là điều quan trọng, nhưng đừng thái quá, vì điều này có thể làm cho con muốn nổi loạn nhiều hơn.

4. Nếu con vướng vào rắc rối ở trường, có thể sẽ nảy sinh xung đột với cha mẹ. Nếu cha mẹ quyết định phạt con, trẻ sẽ chẳng cảm thấy vui vẻ gì.

5. Thiếu sự giao tiếp có thể gây ra rất nhiều vấn đề giữa cha mẹ và con cái. Điều quan trọng là cả hai phải thực sự trò chuyện để hiểu nhau. Và còn rất nhiều lý do khác khiến phụ huynh và trẻ ở độ tuổi thiếu niên không hòa thuận, với muôn vàn tình huống hoàn toàn khác nhau.

Xoá tan mâu thuẫn giữa cha mẹ – con cái

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng xung đột này, bạn có thể thử một vài cách tiêu biểu sau đây:

1. Giao tiếp. Nói chuyện với con khi bạn đang khó chịu vì những gì con làm là điều quan trọng, vì nếu bạn không nói chuyện với con, con sẽ không biết bạn đang giận hay khó chịu.

2. Đọc một quyển sách về nuôi dạy con, hay về mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ ở độ tuổi thiếu niên.

3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn. Trong khi nhiều người phản đối ý tưởng hỏi ý người ngoài về chuyện gia đình, tham khảo ý kiến chuyên gia là một cách tốt để cởi mở giao tiếp giữa con cái và cha mẹ.

4. Làm việc cùng nhau, chẳng hạn như đi xem phim hoặc chơi trò chơi.

5. Khắc phục vấn đề gia đình có thể khó khăn, nhưng chỉ cần tất cả mọi người đều nói lên cảm xúc của mình, dần dần mọi chuyện sẽ ổn và mối quan hệ giao tiếp trong gia đình sẽ được cải thiện.

Nghệ thuật cư xử

Kiểm soát cảm xúc

Khi nói chuyện, tranh luận cùng con bất cứ chủ đề nào dù thích hay không thích, cha mẹ cũng nên giữ được thái độ bình tĩnh. Đừng nên phán xét suy nghĩ của con, thay vào đó phân tích cho con liệu đó có phải là điều có ích hay không, có cần thiết vào lúc này không, nếu không được, con sẽ mất gì. Cha mẹ nên thử đứng theo góc nhìn của con chứ đừng hoàn toàn để suy nghĩ của thời đại mình sống chi phối cảm nhận. Ngoài ra, cố gắng đưa con vào giữa suy nghĩ cá nhân cùng trách nhiệm gia đình và giúp con cân bằng 2 chuyện này. Khi đó, dù không theo đứng ý mình, con vẫn sẽ không quá khó chịu, đây cũng là cách khiến con ngày một trưởng thành hơn.

Thống nhất trước với con những nguyên tắc

Muốn con không tranh cãi hay phản ứng tiêu cực trước những quyết định của mình, trước đó cha mẹ cần thảo luận, thống nhất các quy định. Một số điều có thể nói đến như con phải về trước 9-10 giờ, đi chơi phải xin phép, ăn mặc tóc tai theo phong cách gì cũng được nhưng phải phù hợp khi đến lớp và nếp sống gia đình, có bạn trai/ bạn gái, nên cho cha mẹ biết… Khi 2 bên đều biết trước và đồng ý, sẽ ít xảy ra trường hợp xung đột giữa cha mẹ và con cái hơn.

Xem con là bạn và cũng để mình thành một người bạn của con

Con vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên giảm bớt phần nào việc xem con còn quá bé bỏng mà hãy dần để con ở vị trí bình đẳng, người lớn. Không nên dùng các từ ngữ mang tính xúc phạm, coi thường hay gây xấu hổ vì khi này con mang tâm lý rất nhạy cảm, sẽ rất dễ “bùng nổ” nếu cha mẹ cư xử không khéo léo.

Hãy tôn trọng con, tôn trọng cả bạn bè của con

Ngoài ra, không nên so sánh con với bất cứ người nào khác. Cha mẹ nên cho phép con tham gia vào các vấn đề gia đình, được phép nói lên ý kiến của mình. Thêm nữa, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống để từ đó con có thể thêm tin tưởng và mở lòng với cha mẹ.

Với những điều trên, cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng cho mối quan hệ của mình với con khi con trong độ tuổi dậy thì “sớm nắng chiều mưa”. Một mối quan hệ gia đình tốt mà con có khi này sẽ là bước đệm quan trọng cho việc trưởng thành thật sự của con mai sau.

>> Nguồn: //www.cpcs.vn/nhung-xung-dot-giua-cha-me-va-con-cai-o-do-tuoi-day-d12691.html

Video liên quan

Chủ Đề