Xây dựng lòng tin với đồng nghiệp

Sunday, 18/03/2018 | 08:21:21

Trong môi trường công sở, ai cũng muốn được sếp tin tưởng và trọng dụng. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên được quý mến không đồng nghĩa với việc phải nịnh bợ để lấy lòng sếp mà là tìm cách để có được sự tin cậy của sếp. Điều này không chỉ giúp cho công việc của bạn thuận lợi mà còn ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến và sự nghiệp của bạn. Hãy cùng Tìm Việc Nhanh tìm hiểu 7 bí quyết vàng để xây dựng lòng tin nơi sếp mà bạn nên thực hiện nhé.

Cho dù bạn có khéo ăn nói, lấy lòng sếp đến đâu thì kết quả công việc mới chính là sự minh chứng hiệu quả nhất cho sếp và đồng nghiệp thấy được năng lực thật sự của bạn. Việc bạn cần làm là nỗ lực thật tốt trong công việc, thấu hiểu và đáp ứng điều sếp cần ở bạn. Hãy luôn để kiến thức và năng lực thực sự của bạn lên tiếng thay vì những lời ba hoa, nói nhiều hơn làm. Điều này giúp bạn tạo dựng được lòng tin nơi sếp một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là điều mà sếp luôn coi trọng và nó cũng là thước đo quyết định cho sự thăng tiến của bạn sau này.

Để xây dựng lòng tin nơi sếp bạn cần phải làm tốt công việc của mình trước tiên

2. Chịu khó học hỏi

Một nhân viên lười biếng, không chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ người khác là đối tượng đầu tiên bị liệt vào danh sách “sổ đen” của sếp. Nếu bạn chỉ lờ đi điều mà bạn không biết thì bạn sẽ không bao giờ trưởng thành và phát triển trong công việc được. Vì vậy, hãy chịu khó học hỏi từ mọi người xung quanh, bỏ qua sự tự ái của bản thân, không dấu dốt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đương đầu với thử thách. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất không chừng sẽ có ích cho sự nghiệp của bạn đấy.

3. Thẳng thắn nhận trách nhiệm về sai lầm của mình

Điều này thoạt đầu nghe rất hiển nhiên nhưng không ít nhân viên đã không dám nhận lỗi khi gặp khó khăn hay thất bại trong công việc. Khi đó, sếp cũng sẽ để mắt tới bạn, nhưng đó chắc chắn không phải là một ấn tượng đẹp. Khi mọi việc không theo mong muốn của bạn, hãy nhận lỗi trước sếp, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đưa ra cách giải quyết phù hợp trong trường hợp tương tự. Sếp sẽ thấy ấn tượng với cách hành xử này của bạn.

4. Giữ lời hứa

Khi được sếp giao cho bất kì công việc gì, hãy chắc chắn là bạn sẽ hoàn thành công việc đúng hạn. Sếp luôn đánh giá cao nếu bạn hoàn thành công việc trước thời hạn được giao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Ngay cả khi sếp giao cho bạn nhiệm vụ khó khăn, vượt quá khả năng của bạn thì hãy trung thực thừa nhận với sếp và cố gắng hoàn thành trong giới hạn khả năng của bản thân. Đừng vì để gây ấn tượng với sếp mà cuối cùng lại trở thành kẻ thất hứa. Muốn tạo dựng lòng tin, bạn cần đảm bảo lời hứa được thực hiện, thậm chí là làm tốt.

Đừng trở thành kẻ vô trách nhiệm và thất hứa với sếp!

5. Có trách nhiệm và chủ động trong công việc được giao

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để có được lòng tin của sếp. Khi bạn chủ động trong công việc, bạn sẽ nắm bắt và xử lý dễ dàng các công việc được giao. Với mỗi công việc bạn phải tự lực suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết chứ đừng cái gì cũng phải hỏi. Ngoài ra, hãy nắm vững mọi việc đang diễn ra, nhớ rằng sếp chỉ có thể nói với bạn về mỗi công việc một lần, bạn cần phải ghi nhớ, nếu cần thiết bạn có thể ghi ghép cẩn thận để không hỏi lần thứ hai. Bằng sự chủ động và tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ thấy làm việc với sếp thật thoải mái.

6. Báo cáo công việc chính xác, thường xuyên

Đôi khi sếp không thể quán xuyến, quan tâm chi tiết đến từng công việc của các bộ phận. Vì vậy, hãy chứng tỏ bạn là một nhân viên cẩn thận và đáng tin cậy. Bạn nên chú tâm làm tốt công việc của mình, thường xuyên báo cáo với sếp tình hình, tiến độ công việc để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng, và tránh sai lầm không đáng có. Điều này cũng giúp củng cố hơn nữa niềm tin của sếp dành cho bạn.

7. Chứng tỏ là bạn có ý định làm lâu dài ở công ty

Nhảy việc là một xu hướng điển hình hiện nay, nhất là với những người trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không cho sếp thấy mục tiêu dài hạn của mình tại công ty thì sẽ rất khó được sếp tin tưởng giao cho công việc quan trọng. Hãy chứng tỏ với sếp rằng bạn có tâm huyết gắn bó lâu dài và năng lực giúp phát triển công ty, nó sẽ có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn sau này.

Tạo được lòng tin với sếp đã là khó, nhưng để duy trì sự tin tưởng ấy về lâu về dài lại càng khó hơn. Có được sự tín nhiệm của sếp là việc không đơn giản, nó đòi hỏi chúng ta phải chuyên tâm trong công việc và khéo léo trong giao tiếp. Hi vọng 7 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với sếp dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Sưu tầm

Xây dựng và phát triển lòng tin với nhân viên luôn là chiến lược dài hạn trong tổ chức. Lòng tin của nhân viên dành cho người quản lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là việc đòi hỏi nhà quản lý cần dành nhiều thời gian và đầu tư công sức cho cấp dưới của mình. Xem hết bài viết dưới đây để biết cách nắm giữ thành công bằng việc xây dựng lòng tin với nhân viên.

Tạo điều kiện giúp nhân viên phát triển

Là một nhà quản lý, việc giúp nhân viên phát triển không những có lợi cho bản thân họ, tổ chức mà còn mang lại hiệu quả công việc cho chính bạn. Muốn xây dựng lòng tin với cấp dưới, hãy tập trung vào việc huấn luyện và phát triển nhân viên. Người quản lý cần đồng hành xuyên suốt với nhân viên trên con đường phát triển sự nghiệp của họ. Đây cũng là điều mà mọi nhân viên mong muốn khi bước chân vào làm việc tại doanh nghiệp.

Với vai trò một người quản lý, bạn phải luôn chủ động sẵn sàng giúp đỡ nhân viên và tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực. Hãy cho cấp dưới thấy, bạn đang đầu tư để phát triển tiềm năng cho tất cả nhân viên. Khi những nguyện vọng nghề nghiệp và khao khát của nhân viên được nhận thức rõ ràng sẽ giúp họ trở nên tin tưởng, gắn bó hơn với người quản lý cũng như tổ chức.

Để nhân viên có cơ hội được đóng góp

Thay vì kiểm soát một cách thái quá công việc của nhân viên, hãy cho họ được tự do thể hiện năng lực bản thân. Việc cho nhân viên cơ hội để thể hiện khả năng của mình cũng giúp họ cảm thấy hài lòng trong công việc và có niềm tin hơn với nhà quản lý. Người nhân viên sẽ cảm thấy mình có giá trị trong đội nhóm và làm việc có mục đích, cống hiến được tài năng của bản thân cho tổ chức.

Người quản lý nên tạo cảm giác thoái mái để cấp dưới có thể đưa ra những ý tưởng, đóng góp mới cho tổ chức. Hãy khuyến khích nhân viên chủ động đóng góp, xây dựng trong công việc bằng cách trao cho họ những cơ hội làm việc, dự án quan trọng của doanh nghiệp. Điều đó cũng thể hiện rằng bạn tin tưởng vào năng lực và sự tự giác của họ. Một môi trường làm việc tự do, cởi mở sẽ góp phần xây dựng lòng tin cho nhân viên.

Cởi mở chia sẻ, trao đổi trực tiếp với nhân viên

Một cách dễ dàng để xây dựng lòng tin với nhân viên là trở nên cởi mở hơn, thoái mái chia sẻ và trao đổi trực tiếp với họ. Nhà quản lý thường ngại chia sẻ mọi thứ, giải thích lí do với cấp dưới vì sợ thông tin của tổ chức bị rò rỉ hay gặp bất đồng quan điểm trong công việc. Tuy nhiên, việc cởi mở chia sẻ và thẳng thắn trao đổi trực tiếp với nhân viên sẽ thể hiện sự tin tưởng từ cả hai phía.

Nhân viên khi được cấp trên chia sẻ và trò chuyện sẽ cảm thấy bản thân họ được tôn trọng. Họ sẽ có cảm giác được người quản lý trực tiếp quan tâm đến mình. Nhà quản lý thông minh là người tạo cho cấp dưới có cơ hội được mở lòng, thoái mái trao đổi về mọi thứ trong công việc. Khi đó, bạn sẽ được mọi nhân viên trong công ty quý trọng và tin tưởng.

Thẳng thắn thừa nhận khi mắc phải sai lầm

Việc xây dựng lòng tin luôn là một quá trình cần nhiều nỗ lực và thời gian, thế nhưng chỉ cần một lời nói dối thì mọi niềm tin của nhân viên dành cho bạn sẽ hoàn toàn sụp đổ. Vì thế, yếu tố đầu tiên để xây dựng lòng tin với nhân viên chính là người quản lý phải tỏ ra minh bạch và rõ ràng. Sự thật thường dễ gây mất lòng tuy nhiên càng cố gắng che giấu sẽ dẫn tới nhiều thất vọng khi mọi thứ bị lộ ra.

Khi mắc phải sai lầm, người quản lý nên thẳng thắn thừa nhận, sửa chữa và thay đổi thay vì trốn tránh, đổ lỗi cho nhân viên. Hãy cố gắng minh bạch và nhìn nhận mọi thứ một cách thật khách quan. Chỉ như thế, bạn mới nhận được sự nể trọng từ cấp dưới bởi những điều chân thành sẽ dễ dàng được cảm thông và thấu hiểu. 

Luôn biết cách quản trị bản thân

Đóng vai trò một người quản lý, bạn phải biết học cách quản trị bản thân bằng việc làm gương cho nhân viên. Muốn cấp dưới làm điều gì đó, trước tiên bạn hãy là người thực hiện để nhân viên noi theo. Hãy luôn chủ động để nhân viên có thể thấy dù là nhà quản lý, bạn vẫn sẵn sàng thực hiện mọi việc. Thay vì chỉ biết ra lệnh và chỉ đạo, người quản lý nên tập trung hơn vào việc trở thành tấm gương cho cấp dưới.

Quản trị bản thân tốt sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý nhân viên. Bên cạnh việc trở thành tấm gương cho cấp dưới, để quản trị bản thân cách tốt nhất thì bạn cần phải biết quản lý cảm xúc, các mối quan hệ, công việc và đội nhóm. Cùng tham khảo một số kỹ năng quan trọng giúp bạn biết cách Quản trị bản thân – “then chốt” giúp quản lý nhân viên thành công.

Video liên quan

Chủ Đề