Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 đề 1

Đề 1: Bài tập làm văn số 6 ngữ văn 8

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô [ Lý Công Uẩn] và Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn] hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với mệnh của đất nước

Trong suốt chiều dài lịch sử suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước không thể không kể đến những cá nhân kiệt xuất với tài năng thiên bẩm. Những cá nhân đó tuy nhỏ bé song lại nắm giữ vận mệnh cả một quốc gia dân tộc. Với “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ta thấy ở đó bóng dáng của những cá nhân có ảnh hưởng lớn lao đối với vận nước lúc bấy giờ. Làm sáng bừng vai trò của người lãnh đạo trong bất cứ một giai đoạn lịch sử nào.

Đất nước dù là trong thời bình hay thời loạn thì luôn cần có bóng dáng của hào kiệt. Bởi chỉ có những người đủ tài, đủ tầm mới có thể chèo lái con thuyền dân tộc cập bến của hạnh phúc. Vị đại tướng Trần Quốc Tuấn ghi dấu ấn trong trang sử hào hùng ấy bởi chiến thắng ba lần quân Nguyên Mông lừng lẫy, bởi hào khí Đông A ngút trời. Ông chính là đại diện tiêu biểu của khí thế nhà Trần bấy giờ. Tình yêu nước, sự anh minh của một nhân tài kiệt xuất đã được khắc họa trọn vẹn trong bài Hịch tướng sĩ. Một áng thiên cổ hùng văn chứa đựng tinh thần dân tộc lớn lao. Đọc bài Hịch ta như nghe văng vẳng đâu đấy tiếng của cha ông, của núi sông ngàn đời vang vọng. Làm sôi sục ý chí chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc thời bấy giờ.

Quân Nguyên Mông được biết đến là một đạo quân mạnh và hung hãn nhất thế giới lúc ấy. Vó ngựa của chúng đi qua đâu thì đều đẫm máu, bao quốc gia trên thế giới đã phải lùi bước trước chúng. Thế nhưng vó ngựa quân Nguyên đã phải chùn bước trước một Đại Việt nhỏ bé điều đó để khẳng định được sự tài tình cũng như tài thao lược của một vị tướng tài. Trong lúc thế giặc đang lớn, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch bằng lời lẽ vô cùng đanh thép, bằng ý chí ngút trời và tình yêu nước nồng nàn kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ông đã hòa mình vào nỗi đau của đất nước, nỗi nhục quốc thể để viết nên những lời tâm huyết. “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Niềm căm tức đã tạo nên một động lực mãnh liệt dẫu có hi sinh cũng không sờn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài lội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Bên cạnh việc bộc lộ một tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc thì ông còn thể hiện mình là một người có tình yêu thương con người sâu sắc. Ông quan tâm đến đời sống tinh thần của binh sĩ, quan tâm họ như những người anh em ruột thịt. Thế nhưng không phải vì thế mà ông bỏ qua cho họ muốn làm gì thì làm ngược lại khi huấn luyện thì vô cùng nghiêm khắc. Phê phán những hành động sai trái của họ khi tỏ ra thờ ơ trước vận mệnh của đất nước. Ông đã soạn thảo ra cuốn Binh thư yếu lược như một cách để khiến quân lính chăm chỉ luyện tập bỏ qua lối sống xa hoa trụy lạc một lòng vì nước hơn. Và những sự hi sinh cùng với đức độ của ông đã được trả lại bằng chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần trước quân Nguyên Mông xâm lược. Một chiến thắng khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể, để rồi vị tướng anh minh lỗi lạc ấy đã được người dân tôn sùng phong là Đức Thánh Trần. Phải chăng chính tài năng ý chí bất diệt đó của ông đã làm nên một trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu những năm đầu thể kỉ XX?

Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả thời bình thì vị thế của những người lãnh đạo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó được gián tiếp khẳng định thông qua áng văn Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn – một vị vua anh minh lỗi lạc của dân tộc. Ông là người sáng lập ra triều đại nhà Lý hưng thịnh với nhiều chiến công lừng lẫy. Vị Vua này nổi tiếng là một người có học rộng hiểu cao, nhân ái và thương dân sâu sắc. Vì thế sau khi nhận thấy Hoa Lư không còn thích hợp để làm kinh đô của nước Đại Việt nữa ông đã soạn Chiếu dời đô vào năm 1010 để về Hà Nội ngày nay. Mục đích cao cả của việc này đó chính là để mưu cầu việc lớn, mang đến con dân trăm họ ấm no hạnh phúc. Và một mảnh đất có địa thế đẹp, rộng rãi bằng phẳng không phải nơi đâu cũng có được là Đại La [ Hà Nội] ngày nay. Cùng với việc chuyển dời đô ông cũng đổi tên kinh thành là Thăng Long. Có thể nói đây chính là môt bước ngoặt vĩ đại của dân tộc, một bước tiến mà đến hàng ngàn năm sau có lẽ chưa ai có thể đủ tầm như ông. Nếu như không có cái nhìn xa trông rộng không có đầu óc tính toán thì có lẽ không ai có thể làm được điều vĩ đại đó.

Bằng lời lẽ lập luận sắc bén lí lẽ thuyết phục Lý Công Uẩn đã thuyết phục được người nghe một cách vô cùng dễ dàng. Bởi theo ông, việc dời đô không phải do ý muốn nhất thời của một cá nhân nào. Mà nó cần đến sự chung tay của nhiều người. HIểu được điều nhân dân muốn đó là độc lập, thì con người hay non sông phải thu về một mối. Đại La là một trong những địa điểm lí tưởng mà theo ông thì ở thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Mảnh đất lí tưởng này sẽ mang đến cho người dân cuộc sống ấm no hạnh phúc và tránh khỏi cảnh ngập lụt. Dời đô là một quyết định thiết yếu và mang đến cho dân tộc một bước ngoặt lịch sử chói lọi.

Qua “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn chúng ta mới thấy được vai trò to lớn của người lãnh đạo trong bất kì hoàn cảnh nào. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Vì thế người lãnh đạo phải là những người có tâm, có tầm và có tài để chèo lái vận nước đến bờ của thành công.

Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Vai trò người lãnh đạo với vận mệnh đất nước

Một số hướng dẫn giúp các em học sinh lớp 8 thực hiện bài viết số 6 lớp 8 đề 1 đó là dựa vào chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu vai trò quan trọng của những người lãnh đạo Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.Chia sẻ nhanh một bài viết tự làm giúp các em viết tập làm văn tốt tại lớp.

Bài viết số 6 lớp 8 đề 1 tham khảo

Mọi quốc gia trên thế giới đều có người đứng đầu lãnh đạo, muốn đất nước phát triển những người lãnh đạo phải tài giỏi, xuất chúng hơn người.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong lịch sử dân tộc đều là những người giỏi giang, tài năng và trí tuệ hơn người. LíCông Uẩn chỉ sau thời gian ngắn sáng lập nhà Lý đã có quyết định táo bạo đó làdời đô từ Hoa Lư [Ninh Bình] về thành Đại La, sau này được đối tên là Thăng Long.“Chiếu dời đô” không chỉ đơn giản là chiếu thư mà còn tạo ra bước ngoặc lịch sử trong vận mệnh dân tộc, thể hiện tầm nhìn sâu rộng, thấu đáo củaLíCông Uẩn. Thời thế mỗi lúc một khác, trước kia kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trợ đã giúp nhà Đinh, Tiền lê nhiều lần chống giặc ngoại xâm thành công. Khi Lý Công Uẩn sáng lập ra nhà Lý ông nhận thấy cần phải tập trung vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống mang lại sự hòa bình, no ấm cho dân chúng, đây là nền tảng đế giữ vững nền độc lập.Tầm nhìn ra trông rộng của người lãnh đạo xuất chúng đã giúp ông có những quyết định đúng đắn hợp lý.

Xem thêm >>> Soạn bài Vai trò người lãnh đạo với vận mệnh đất nước

Với việc dời đô về Đại La, Lý Công Uẩnđược người đời ca ngợi khitìm ra được vị trí trung tâm trời đất, địa thế thuận lợi giúp nhân dân tránh khỏi cảnh ngập lụt, đời sống vì thế cùng phát triển. Ông cũng là vị vua thông hiểu phong thủy, địa lý, chính trị. Đưa ra quyết sách phù hợp với lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Đây là cơ sở giữ vững quốc gia hưng thịnh.

Cùng là người lãnh đạo nhưng tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn lại nằm ở thời đại khác và hoàn cảnh cũng khác với Lý Thái Tổ. Đất nước lúc bấy giờ đứng trước bờ vực của chiến tranh, sự tồn vong của dân tộc đang lâm nguy. Trước tình hình nguy cấp đó đòi hỏi Trần Quốc Tuấn không chỉ cần sự tài giỏi của người cầm quân mà còncả bản lĩnh của người lãnh đạo đó là khích lệ động viên mỗi binh sĩ, thu trăm quân về một mối, khơi dậy niềm tự hào của mỗi người lính.“Hịch tướng sĩ” đó là lời “tổng động viên”, đánh vào nhân tâm giúp cho các binh sĩ thấy rõ được hai con đường hoặc là nước mất nhà tan hoặc vinh quang của chiến thắng khi đánh bại quân xâm lược. Sự tài giỏi củaTrần Quốc Tuấn chính là biết cách khích lệ tướng sĩ về lòng tự hào dân tộc, ý chí diệt giặc cứu nước đúng lúc đúng thời điểm góp phần không nhỏ vào chiến thắng quân xâm lược ngoại bang.

Cả“Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” cho thấy rằng dù bất kì giai đoạn lịch sử nào thì vai trò của người lãnh đạo luôn cực kỳ quan trọng, lãnh đạo giỏi có thể giúp đất nước phát triển ngược lại sẽ khiến quốc gia suy tàn, tất cả đều có quyết sách của người đứng đầu đất nước.

Lịch sử Việt Namđang được viết tiếp với cuộc sống hiện đại, người lãnh đạo vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò soi đường dẫn lối giúp định hướng đất nước đi lên vàbảo vệ nền độc lập dân tộc ở hiện tại và trong tương lai.

» Bài viết số 6 lớp 8 đề 2

» Bài viết số 6 lớp 8 đề 3

Văn Học - Tags: Văn nghị luận
  • Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

  • Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân

  • Bài viết 5 lớp 11 đề 3: Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao

  • Bài số 5 lớp 11 đề 1: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiểu

  • Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu

  • Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao

Video liên quan

Chủ Đề