Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh Tự tình

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn Thao tác lập luận so sánh siêu ngắn
  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Phần II
  • LUYỆN TẬP
  • Phần I
  • Phần II
  • LUYỆN TẬP
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a.

- Đối tượng được so sánh là bài Văn Chiêu hồn.

- Đối tượng so sánh làChinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiều.

b. Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng:

- Giống: đều nói về con người.

- Khác:Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiềubàn về con người ở cõi sống.Chiêu hồnbàn về con người ở cõi chết.

c. Mục đích so sánh trong đoạn trích:

- Làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của mình.

- Tác giả đi từng bước, đưa dẫn chứng để thuyết phục người đọc:

+Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmnói về một lớp người.

+Truyện Kiềunói về một xã hội người.

+ ĐếnVăn chiêu hồnthì cả loài người lúc sống và lúc chết được bàn tới.

+ NếuTruyện Kiềunâng cao lịch sử thơ ca, ngược lại Chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai bàn đến: cõi chết.

=> Tác dụng: làm cho ý kiến cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn.

d.

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - CÁCH SO SÁNH:

1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:

a. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với các quan niệm sau:

- Quan niệm của những người chủ trương cải lương hương ẩm cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.

- Quan niệm của những người hoài cổ cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì đời sống của người nông dân được cải thiện.

b. Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với các nhân vật của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên.

c. Mục đích so sánh:

+ Chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên

+ Làm nổi rõ cái đúng của Ngô Tất Tố: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.

LUYỆN TẬP

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt

+ Văn hiến [văn hoá và người tài giỏi]

+ Về cương vực lãnh thổ

+ Phong tục tập quán của mỗi nước

+ Anh hùng hào kiệt các triều đại chẳng thua kém gì.

Câu 2[trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- Từ sự so sánh, chúng ta hiểu được tác giả rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình.

- Nó khích lệ tinh thần ý thức dân tộc cho mọi người. Kẻ nào đi ngược lại nhất định sẽ vấp phải thất bại.

Câu 3[trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

- Đoạn trích mở đầu bài Cáo thể hiện lập trường ý thức dân tộc. Nó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin, là chân lý của chính nghĩa. Sức thuyết phục không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức lập luận. Đó là lập luận so sánh. Vừa là so sánh tương đồng và tương phản.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề