Vì sao trong cảm nhận của người cháu bếp lửa của bà lại kì la và thiêng liêng

Dàn ý Cảm nhận những suy ngẫm của người cháu về hình ảnh người bà và bếp lửa trong bài thơ "Bếp lửa"

1. Mở bài:

Bếp lửalà một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Bằng Việt và của nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau là hình ảnh người bà và bếp lửa. Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con. Từ những suy ngẫm của người cháu về hình ảnh người bà và bếp lửa, tác phẩm ánh lên tình cảm quê hương thiêng liêng, thiết tha, nồng ấm.

2. Thân bài:

Tất cả còn đọng lại trong kí ức của người cháu là hình ảnh của bà bên bếp lửa. Bếp lửa do tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc của cuộc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa cụ thể hơn mang ý nghĩa ẩn du, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không phải chỉ bằng thứ nguyên liệu người ta vẫn thường dùng nhóm lửa mà bằng tình bà dành cho cháu, dành cho cuộc sống, bằng ý chí kiên định, bất khuất đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt. Ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà. Ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và là ngọn lửa thắp sáng lên niềm tin, ý chí, hy vọng và nghị lực kiên cường.

Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn cháu ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, một niềm tin tươi sáng về ngày mai? Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm tin của bà truyền cho cháu.

Đó cũng là ý chí, là nghị lực, là niềm tin của cả một dân tộc trong thời kỳ lịch sử vô cùng khó khăn đó, niềm tin về một ngày mai hoà bình, một ngày mai tươi sáng và một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ phía trước. Hình ảnh của bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Lửa ấy là lửa niềm tin, lửa sức sống truyền đến các thế hệ mai sau.

Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa quê hương:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…”

Cuộc đời bà là một chuỗi dài những tháng ngày gian truân, vất vả, biết bao lận đận, trải qua nhiều nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt. Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh dù khổ nhọc, vất vả đến mấy vẫn sáng lên tình yêu thương.

Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó âm thầm bồi đắp cao dần cái kỳ lạ và thiêng liêng của bếp lửa. Nhóm “bếp lửa ấp iu nồng đượm” là nhóm lên cuộc sống yêu thương. Nhóm “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”; nhóm “niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui” là nhóm lên cuộc sống ấm no. Nhóm “dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…” là lên ngọn lửa trong lòng muôn thế hệ.

Bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương rưột thịt, tình cảm sẻ chia, tinh thần đoàn kết với hàng xóm láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu quê hương, đất nước. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà khơi dậy cả những ký ức, kỷ niệm tuổi ấu thơ trong cháu để cháu luôn nhớ về nó. Nỗi nhớ ấy cũng có nghĩa là nhớ về cội nguồn, nhớ về đất nước quê hương, nhớ về dân tộc mình.

Hình ảnh bếp lửa đơn sơ, giản dị đã mang ý nghĩa khái quát cao, trở thành ngọn lửa trong trái tim – môt ngon lửa ẩn chứa niềm tin và sức sống của con người. Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.

Từ ý nghĩa của bếp lửa, nhà thơ đã có sự khái quát hình ảnh tất cả các bếp lửa:“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như vừa khám phá ra một điều kỳ diệu giữa cuộc đời bình dị. Nó kì lạ là bởi đã cháy lên trong mọi hoàn cảnh, dù là ngày nắng hay ngày mưa, lúc cuộc sống ấn no hay lúc giặc càn giặc quét. Từ đôi bàn tay cằn cỗi của bà, ngọn lửa bùng lên làm nên sống, thắp lên niềm tin cuộc đời. Nó thiêng liêng là bởi nó là ngọn lửa trong bếp mọi nhà, là niềm tin thánh thiện của con người về vị thần lửa tối cao luôn mang lại cuộc sống ấm no và che chở cho con người. Nó gắn chặt với đức hi sinh, cuộc đời tần tảo và tình cảm lớn lao của bà dành cho cháu. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa.

3. Kết bài:

Bài thơ mở ra bằng hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, đứa cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp. Kết cấu đầu cuối tương ứng gói gọn tấm lòng và nỗi nhớ mong của cháu dành cho bà. Ngọn lửa từ tay bà ngón đã biến thành ngọn lửa của khát vọng, ý chí và niềm tin giúp chúa vững bước trên đường đời.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề