Cảm xúc của ông họa sĩ thế nào trước người thanh niên một mình ở trạm khí tượng

Bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ SaPa

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3trang 189 SGKNgữ văn 9 tập 1phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản,soạn bài Lặng lẽ SaPa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ.

Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?

Trả lời bài 3 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Tuy không dùng cách kể của ngôi thứ nhất nhưng tác giả đã mượn cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ để nói về nghệ thuật và về con người, cảm xúc trước người thanh niên ở một mình trong trạm khí tượng.

Trước sự xuất hiện của một đối tượng nghệ thuật [mà ông đang tìm trong chuyến đi thực tế cuối cùng trước khi nghỉ hưu] đã làm nhà hoạ sĩ bối rối: chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác... nhưng làm thế nào đạt được chính tấm lòng của nhà học sĩ giữa bức tranh đó và làm thế nào người xem hiểu được anh ta, mà không hiểu như một ngôi sao xa?

Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ. Người con trai đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...

Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về người thanh niên và những điều khác như sự bất lực của nghệ thuật trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời [...], như quan niệm về cái đất Sa Pa.

Các nhân vật khác

- Nhân vật cô kĩ sư: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô "bàng hoàng". Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những hình ảnh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.

- Nhân vật bác lái xe: Qua lời kể của nhân vật này, ông hoạ sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên - nhân vật chính của truyện mà theo lời của bác lái xe là “một trong những người cô độc nhất thế gian". Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm lạnh lẽo, chỉ có cây cỏ và mây mù.

Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩ.

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để lên bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước. Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng.

Trả lời ngắn gọn

Nhân vật ông họa sĩ :

- Người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế : Nhận ra Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu, vô cùng tinh tế.

- Say mê nghề : Xông xáo đi thực tế để tìm cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật.

- Có trực giác nhạy bén : Tình cờ gặp anh thanh niên đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy. Thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên.

Tham khảo cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 189 SGK

Ông họa sĩ là nhân vật phụ của tác phẩm nhưng có ý nghĩa đặc biệt, nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm.

  • Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật
  • Là người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế: [căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ].
  • Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên
  • Là người có trực giác nhạy bén: Tình cờ gặp anh thanh niên, ngay lập tức người họa sĩ bắt tay vào sáng tác “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”.

Hoặc

Nhân vật người họa sĩ

- Vừa là nhân vật trong truyện với là điểm nhìn trần thuật của tác giả để thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả với anh thanh niên

- Là người luôn đi tìm đối tượng nghệ thuật ông đã xúc động, bối rối khi bắt gặp anh thanh niên. Ông muốn ghi lại đôi nét tinh thần về anh thanh niên

- Anh thanh niên đã khơi gợi cho người họa sĩ già những suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về sức mạnh và sự bất lực của nghệ thuật trước cuộc sống, về những khó khăn nhọc nhằn của người nghệ sĩ.

- Sapa không lặng lẽ bởi có biết bao nhiêu con người đang âm thầm say mê làm việc cống hiến cho đất nước.

------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 189 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Lặng lẽ SaPa trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

Cập nhật ngày 28/09/2020 - Tác giả: Giangdh
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trích

1.Nhận xét cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
2.Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
[Chú ý: Tình huống nhân vật xuất hiện, quan hệ với các nhân vật khác; hoàn cảnh sống và làm việc, suy nghĩ của anh về công việc và cuộc sống; nét đẹp đáng chú ý ở nhân vật này.]
3.Phân tích nhân vật ông họa sĩ.
[Chú ý: Vị trí của nhân vật trong truyện, những suy nghĩ về nghệ thuật và về con người; cảm xúc trước người thanh niên một mình ở trạm khí tượng.]
Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?
4.Trong truyện ngắn này có sự kết hợp của các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
5.Phát biểu chủ đề của truyện.
Lời giải:
I. Tóm tắt:
Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản chân dung anh thanh niên.
II. Bố cục:
–Phần 1[từ đầu…cô độc nhất thế gian]: Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
–Phần 2[tiếp…có vật gì như thế]: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác hoạ sĩ và cô kỹ sư.
–Phần 3[còn lại]: Cuộc chia tay giữa ba nhân vật.
III. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1 trang 189 - SGK Ngữ văn 9 tập 1:
Nhận xét cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là“một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Trả lời:
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện:
Truyện Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa [ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ] với anh thanh niên làm công tác khí tượng ở trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Với tình huống ấy, nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác, đặc biệt là của ông hoạ sĩ. Cách trần thuật như vậy có tác dụng khắc hoạ nhân vật chính một cách khách quan, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Theo lời tác giả, truyện ngắn này là “một bức chân dung”. Đó là chân dung nhân vật anh thanh niên. Nhân vật được hiện lên ở một số nét đẹp nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật như ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe.
Câu 2 trang 189 - SGK Ngữ văn 9 tập 1:Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
Trả lời:
* Hoàn cảnh sốngcủa anh thanh niên vô cùng đặc biệt vì phải vượt qua cô đơn, vắng vẻ, một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây mù không một bóng người.
* Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Đó là một công việc gian khổ, đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao.
* Những nét đẹpcủa anh thanh niên:
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc [nửa đêm, đúng giờ“ốp”thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải thức dậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định]
- Rất yêu nghề và có suy nghĩ đúng đắn về công việc:"Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”;“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
- Có lí tưởng sống cao đẹp, có những quan niệm rất sâu sắc về cuộc sống:“Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”; hạnh phúc khi biết mình đã góp phần giúp“không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”
- Anh biết sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, có niềm vui từ việc đọc sách, tự học, trồng hoa, nuôi gà...
Câu 3 trang 189 - SGK Ngữ văn 9 tập 1:Phân tích nhân vật ông họa sĩ.
Trả lời:
* Vị trí:
- Là nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng trong truyện: vừa là nhân vật tham gia câu chuyện vừa là điểm nhìn trần thuật của tác giả. Dường như chính Nguyễn Thành Long đã hoá thân vào ông họa sĩ để trần thuật, quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
* Vẻ đẹp:
- Tâm hồn nhạy cảm [xúc động mạnh khi ngay từ những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên; cảm động và bị cuốn hút trước sự chân thành của anh; bối rối khi nghe anh thanh niên kể về công việc; nhận thấy anh thanh niên là một đối tượng nghệ thuật mà ông đang tìm kiếm...]
- Yêu quý và trân trọng thế hệ trẻ [lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ, hành động của anh thanh niên và cô kĩ sư, dành cho họ những tình cảm yêu mến chân thành dù chỉ mới những phút giây đầu gặp gỡ...]
- Yêu nghề [sắp nghỉ hưu nhưng vẫn đi thực tế để sáng tác; ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác:“hoạ sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng cũng làm cho ông nhọc quá. Với những điều người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ”. Cảm giác nhọc mệt của người nghệ sĩ ấy chính là một niềm vui hạnh phúc khi được sáng tạo, được cống hiến...]
=> Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về anh thanh niên và về nghệ thuật làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp, tạo nên chiều sâu tư tưởng chủ đề tác phẩm và góp phần làm cho tác phẩm giàu chất thơ.
Câu 4 trang 189 - SGK Ngữ văn 9 tập 1:Trong truyện ngắn này có sự kết hợp của các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
Trả lời:
Chất trữ tình trong tác phẩm: toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên [những rặng đào với những đường núi quanh co, uốn lượn; những đàn bò thung thăng gặm cỏ, nắng Sa Pa thật kì lạ, mây bị nắng xua, cuộn tròn lại thành từng cục lăn trên các vòm lá ướt sương, luồn cả vào gầm xe, các loài hoa rực rỡ sắc hương...]; toát lên từ nội dung truyện [cuộc gặp gỡ tình cờ để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị, đáng mến của anh thanh niên, từ tình cảm của những nhân vật trong truyện dành cho nhau...]
* Tác dụng của chất trữ tình trong tác phẩm: làm cho truyện“Lặng lẽ Sa Pa”có dáng dấp như một bài thơ, tạo được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc.

Câu 5 trang 189 SGK Ngữ văn 9: Phát biểu chủ đề của truyện.
Chủ đề của truyện: Tác phẩm ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc:“Trong cái lặng im của Sa Pa [...].có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
IV. LUYỆN TẬP:
Phân tích nhân vật ông họa sĩ:
Trong truyện, có một người lặng lẽ quan sát, xúc cảm, suy nghĩ và ghi chép là nhân vật người hoạ sĩ già. Dù không phải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vai trò quan trọng trong truyện. Ông là nhân vật vừa tham gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới, vừa là người kể chuyện. Dường như chính tác giả Nguyễn Thành Long đã hoá thân vào người nghệ sĩ cao tuổi, giàu kinh nghiệm, say mê sự nghiệp sáng tạo ấy trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc những suy nghĩ tâm đắc về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật. Ông hoạ sĩ là người có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cảm động chân thành của anh. Rồi ông lại cảm giác mình bối rối khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và rối trí vì bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. Anh thanh niên là một con người như thế và có thể là nhân vật tương lai trong một tác phẩm của ông. Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác. Trò chuyện với anh, ông hoạ sĩ ngỡ lồng ngực có thêm một trái tim nữa, hay chính là quả tim cũ được đề cao lên. Đang bước vào tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, ông bỗng thấy mình trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc sống, khao khát sống, khát khao sáng tạo. Vừa nói chuyện, ông vừa kí hoạ. Bàn tay như có thần, trái tim rung động, trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ biết bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống, con người và mảnh đất Sa Pa…Ông muốn làm một bức phác hoạ chân dung về anh thanh niên nhưng làm thế nào cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”. Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy :“cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng cũng làm cho ông nhọc quá. Với những điều người ta suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ”. Như vậy cảm giác nhọc mệt của người nghệ sĩ ấy chính là một niềm vui hạnh phúc, một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến.
Giải các bài tập Bài 14 SGK Ngữ văn 9 Lặng lẽ Sa Pa [trích] Ôn tập phần Tiếng Việt Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Bài trước Bài sau

Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

  • Dàn ý phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 6
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 7
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 8
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 9
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 10
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 11
  • Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa - Mẫu 12

Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn, trong suy nghĩ của anh thanh niên một mình ở trạm khí tượng trên núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Bài Kiểm Tra
Bài Kiểm Tra
Thứ hai - 01/03/2021 22:31
  • In ra
– Nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét.
– Quan niệm sống đúng đắn, đời sống tinh thần phong phú của anh tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam.

Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa [trong 10 phút]

Tóm tắt:

Một anh thanh niên trẻ tuổi đang sống tại Lào Cai, cống hiến sức mình cho công việc khí tượng tại Sa Pa.Sống cô độc một mình nên anh rất “thèm người”. Trong một dịp tình cờ anh được gặp gỡ với một bác họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ qua giới thiệu của bác lái xe khi họ có dịp từ Hà Nội lên Lào Cai. Anh đã mời họ về nơi ở và chỗ làm việc của mình để thăm thú, ông họa sĩ già và cô kỹ sư đều ngỡ ngàng trước nếp sống và các suy nghĩ của chàng trai trẻ. Một chàng thanh niên bản lĩnh trong lao động, cống hiến thầm lặng cho đất nước, cho Tổ quốc. Ông họa sĩ ngỏ ý được vẽ chân dung anh nhưng anh đã khiêm tốn giới thiệu về những người khác xứng đáng hơn mình. Rồi mọi người tậm biệt anh trong nỗi niềm tiếc nuối và lưu luyến khôn nguôi để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Anh thanh niên gửi họ những món quà chia tay đầy bình dị mà thắm thiết chân tình.

Ý nghĩa nhan đề

Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu...kìa, anh ta kia]: Anh thanh niên hiện lên qua lời kể của bác lái xe

- Phần 2 [tiếp...có vật gì như thế]: Cuộc gặp gỡ đầy niềm vui của anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ tuổi

- Phần 3 [còn lại]: Cuộc chia tay đầy lưu luyến sau gặp gỡ

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1

- Cốt truyện của truyện ngắn khá đơn giản, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những con người với nhau trên Sa Pa, họ làm những nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ có chung sự thân thiện và giàu tình cảm.

- Tình huống truyện: Không quá gay cấn hay gây bất ngờ, nó giản dị mà nhẹ nhàng nhưng góp phần lớn vào thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- Trong tác phẩm này, được xem “một bức chân dung”, đó là bức chân dung về chàng thanh niên trẻ tuổi giàu nghị lực với công việc, quan niệm sống vì cộng đồng của anh thanh niên được thể hiện qua cái nhìn của những người trong cuộc gặp gỡ là ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe.

Câu 2

Nhân vật anh thanh niên:

- Vị trí: là nhân vật chính của truyện

- Hoàn cảnh sinh sống:

+ Tuổi: thanh niên, hai mươi bảy tuổi

+ Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu

+ Sống một mình giữa mây mù lạnh lẽo, thèm người vì cô đơn nơi núi cao không một ai để trò chuyện

- Suy nghĩ của anh về công việc:

+ Là người giỏi giang, hiểu biết về công việc của mình, lập được nhiều chiến công phục vụ kháng chiến

+ Trách nhiệm với công việc của mình, luôn luôn ý thức về nghĩa vụ cao cả, làm đúng việc, nghiêm túc, chính xác và luôn đúng giờ: ‘Khi làm việc, ta với công việc là đôi”. “ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”

+ Là một người rất chịu khó, kiên cường và vô cùng bản lĩnh để vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, của những cơn thèm người, chịu rét, chịu cả cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Có lòng yêu nghề và nhiệt huyết, đam mê với công việc của mình.

- Nếp sống và tâm hồn đẹp:

+ Thân thiện, vui cười, hồ hởi mà chân thành, đón tiếp những vị khách xa chu đáo

+ Căn nhà ở và làm việc ba gian sạch sẽ và ngăn nắp, được sắp đặt gọn gàng.

+ Khiêm tốn và quan tâm tới mọi người, giới thiệu những người giỏi giang hơn mình để họa sĩ già vẽ chân dung

+ Hiếu thảo và luôn tự hào về bố

+ Yêu hoa, yêu sách, lấy việc đọc sách làm niềm vui trong cuộc sống

Câu 3

Nhân vật ông họa sĩ:

- Vị trí nhân vật: là một trong những nhân vật tham gia vào cuộc gặp gỡ và cảm nhận về anh thanh niên, qua cái nhìn tinh tế của ông họa sĩ mà vẻ đẹp của người thanh niên được bộc lộ.

- Là một người từng trải và sâu sắc

- Quan niệm về con người và nghệ thuật:

+ Luôn khát kháo đi tìm đối tượng mang vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật

+ Yêu con người và cuộc sống

+ Tác phẩm ngệ thuật đích thực phải đặt được chính tấm lòng của người họa sĩ vào nó, để từ đó người thưởng thức có thể hiểu được vẻ đẹp ấy một cách gần gũi nhất chứ không phải như hiểu vẻ đẹp của một ngôi sao xa vời.

+ Thấy được những nét đáng yêu, đáng trân trọng trong anh thanh niên trẻ

Câu 4

- Những chi tiết tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm:

+ Đoạn tả cảnh Sa Pa: “…cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ...Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”

+ Trong các câu khắc họa hình ảnh cô gái kỹ sư trẻ và anh thanh niên

+ Chất trữ tình còn được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân vật đầy nhẹ nhàng mà tinh tế

- Tác dụng: Các yêu tố trữ tĩnh thể hiện qua các đoạn tả cảnh tạo nên một không gian Sa Pa đầy sức hấp dẫn, thu hút, đẹp tuyệt diệu. Đồng thời, góp phần tạo sự mượt mà, chất thơ cho câu chuyện, người đọc vừa cảm thấy thích thú, hấp dẫn, vừa thấy mìn được thư thái, nhẹ nhàng khi thưởng thức tác phẩm.

Câu 5

Chủ đề truyện:

Truyện Lặng lẽ Sa Paqua vẻ đẹp của anh thanh niên ngợi ca những người lao động thầm lặng, sẵn sàng cống hiến mình cho sự nghiệp bảo vệ Tố quốc, cho đời sống nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề