Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình nghĩa là gì

Trong bài thơ “Truyện cổ nước mình” những câu thơ dưới đây có ý nghĩa như thế nào ?
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

A.

Thế hệ trẻ sau này không có cơ hội gặp những con người của thế hệ trước, chỉ có những di sản truyện cổ của cha ông để lại giúp cho các bạn trẻ hiểu được giá trị cuộc sống qua các điều cha ông gửi gắm trong đó.

B.

Những thế hệ đi trước khuyên răn con cháu mình bằng cách để lại những bài học đạo đức, đối nhân xử thế trong những câu truyện cổ để thế hệ sau lại truyền cho những thế hệ về sau nữa.

C.

Thế hệ trẻ không còn được gặp mặt ông cha của mình bởi sự ngăn cách của thời gian, tài sản mà cha ông để lại cho đời sau chính là những câu truyện cổ vừa sâu sắc, vừa hóm hỉnh, tài tình.

D.

Đời cha ông được ví như những chân trời đã rất xa, thế hệ sau không còn có thể nghe được những gì họ nói, nhưng đọc được lời dạy của họ thông qua những câu truyện cổ sâu sắc, thiết tha.

Đáp án và lời giải
Đáp án:A

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Her father is not only the town mayor, he runs ____________________, too.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Do you have ___________________________ idea who could have borrowed your bicycle?

  • Choose the best answer for the following sentence:

    The _______________________ produced at our factory in England.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    She put her handbag down ___________________ and now she can’t find it.

  • Choose the best answer for the following sentence:

    Is _______________________ a post office near here?

  • Choose the best answer for the following sentence:

    ____________________ countries still have a king or a queen, don’t they?

  • Choose the best answer for the following sentence:

    __________________ tells me you’ve got ___________________ bad news for me.

  • Find a mistake in the four underlined parts of the sentence and correct it:

    Maria is not a citizen of the United States, so she has to pay income taxes anyway.

  • Find a mistake in the four underlined parts of the sentence and correct it:

    The television broadcast was interrupted for fifty minutes. However, mostof the audience

    missed the second half of the football match.

  • Find a mistake in the four underlined parts of the sentence and correct it:

    Nobody else is going to turn up now for the lesson, so you must as well go home.

Em hiểu thế nào về các câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận...

Soạn bài Chuyện cổ nước mình. Trả lời câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo – Phần suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về các câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trả lời:Câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.


    Bài học:
  • Bài 2: Miền Cổ Tích [Chân trời sáng tạo]
  • Soạn bài Chuyện cổ nước mình [Chân trời sáng tạo]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcSoạn bài Chuyện cổ nước mình – Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Bài tiếp theoTheo em, cụm từ ” người thơm” trong câu “thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa gì?

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mật ông cha của mình Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào...

Soạn bài Chuyện cổ nước mình. Trả lời câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức.

Câu hỏi:Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mật ông cha của mình

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên


Trả lời:

Đọc truyện cổ nước mình tác giả như được “nhận mật”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.


    Bài học:
  • Bài 4: Quê Hương Yêu Dấu [Kết nối tri thức]
  • Soạn bài Chuyện cổ nước mình [Kết nối tri thức]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức


Bài trướcChuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?
Bài tiếp theoTôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dậy cũng vì đời sau Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì

Cảm nhận đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi...

5 đoạn văn mẫu cảm nhận đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi-Như con sông với chân trời đã xa-Chỉ còn chuyện cổ thiết tha-Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Đề bài:

Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi
Như cong sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

[Viết kết nối với đọc - Soạn bài Chuyện kể nước mình - Kết nối tri thức Ngữ văn 6]

Yêu cầu

Về nội dung: Nêu được xuất xứ đoạn thơ, nêu được ý nghĩa của cả đoạn thơ, nêu các hình tượng so sánh, liên hệ...

Về hình thức: Đảm bảo đoạn văn khoảng 5-7 câu, không nên quá dài hoặc quá ngắn.

Đề bài cảm nhận đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi... trong văn bản Chuyện cổ nước mình chỉ ra được ý nghĩa của những câu chuyện cổ là để kết nối thế hệ trước và thế hệ sau. Các em cùng xem 5 đoạn văn mẫu của các bạn học sinh khác nhau nêu cảm nhận riêng của mình về đoạn thơ trên.

5 đoạn văn cảm nhận đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi

Mẫu 1

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Từ xa xưa cho đến nay, quá khứ kéo dài tới hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối văn hoá từ quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu rõ nét trong từng truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông trước đây.

Mẫu 2

Đoạn thơ :

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em muôn vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách giữa các thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy trân trọng, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ chính là tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình của bà của ông. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi bản thân, sẽ nỗ lực và cố gắng hết mình để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời như sao!

Mẫu 3

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước [ông cha] với thế hệ sau [con cháu] cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa dân tộc ngàn đời.

Mẫu 4

Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Lâm Thị Mỹ Dạ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với “đời tôi” - có nghĩa là con cháu bằng hình ảnh so sánh với khoảng cách giữa con sông với chân trời. Điều đó cho thấy sự cách biệt xa xôi của hai thế hệ, một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại với nhiều sự khác biệt về cách sống, cách tư duy phát triển. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để đời con cháu học tập. Đoạn thơ đã đem đến cho em một bài học nhận thức sâu sắc về những giá trị truyền thống.

Mẫu 5

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách giữa ông cha và con cháu. Một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng về nhiều mặt: thời gian, tư duy, nhận thức, giá trị văn hoá... Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha trước đây. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc về lòng biết ơn và sự tôn trọng lịch sử.

-/-

Trên đây là 5 đoạn văn mẫu cảm nhận đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi... giúp các em tham khảo các cách làm khác nhau từ đó tự viết đoạn văn cảm nhận của riêng mình thật đầy đủ ý và thật hay nhé.

Cập nhật ngày 12/10/2021 - Tác giả: Hoài Anh
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

c1: Cụm từ “Nhận mặt” trong câu thơ “Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” được hiểu như thế nào? c2: Bài thơ “Truyện cổ nư

Home/ Môn học/Văn/c1: Cụm từ “Nhận mặt” trong câu thơ “Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” được hiểu như thế nào? c2: Bài thơ “Truyện cổ nư

Video liên quan

Chủ Đề