Vì sao phải tăng luơng tối thiểu

Đây là chia sẻ của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động  [LĐLĐ] Việt Nam tại hội nghị giao ban báo chí quý 4.2020 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức sáng nay, 8.1.

Theo Bà Hồ Thị Kim Ngân, tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động cuối tháng 12.2020, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ xem xét, sửa quy định, từ năm 2022, việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1.7 hàng năm.

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động

Ảnh: T.Hằng

Lý giải về việc thay đổi mốc thời gian tăng lương tối thiểu vùng áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp, bà Ngân bày tỏ: “Nếu tăng lương tối thiểu từ 1.1 như hiện nay, doanh nghiệp rất khó khăn về mặt tài chính bởi vừa phải lo thưởng tết, vừa phải lo tăng lương cho người lao động. Vì vậy, để tránh tình hình căng thẳng trong quan hệ lao động và để phương án kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị lùi thời điểm áp dụng lương tối thiểu hàng năm sang 1.7. Mặt khác, thời điểm này cũng đảm bảo đồng bộ với thời điểm tăng lương cơ sở khu vực công chức, viên chức nhà nước”.

Bên cạnh đó, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, qua thực tiễn những năm qua cho thấy, mỗi lần tăng lương đã ít nhiều tác động lên các mặt hàng giá cả dịch vụ. Việc tăng lương tối thiểu từ 1.7 sẽ giảm được một lần tăng giá trong năm, nhất là vào thời điểm giáp tết.

Theo bà Ngân, do tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dự báo năm 2021 các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là người lao động. Vì vậy, lương tối thiểu cần phải được điều chỉnh để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

“Tuy nhiên, việc thay đổi thời điểm tăng lương cũng cần phải có lộ trình. Chúng tôi kiến nghị xem xét, sửa đổi quy định thay đổi thời điểm tăng lương năm 2022”, bà Ngân nói.

Trước đó, ngày 4.1, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị giao Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu, kiến nghị về việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng 2021 và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 1.7 hàng năm của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đồng thời, giao cho Bộ LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ để đề xuất, báo cáo Chính phủ trước tháng 2.2021.

Tin liên quan

4 lý do để tăng lương tối thiểu cho người lao động

[NLĐO]-Tổng LĐLĐ Việt Nam- với vai trò là đại diện cho người lao động đã đưa ra 4 lý do, căn cứ hợp lý để tăng lương tối thiểu trong thời điểm này

  • Tăng lương tối thiểu: VCCI cần vi hành xuống nhà trọ công nhân!

  • Thương lượng tiền lương tối thiểu vùng 2016 lại thất bại

  • Giữ nguyên đề xuất tăng lương tối thiểu thêm 350.000-550.000 đồng

  • Tăng lương tối thiểu: Không phó mặc đời sống 15 triệu lao động

Quang cảnh buổi họp

Hội nghị Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sáng 26-8 tại Hà Nội được bắt đầu với vấn đề nóng nhất là điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, người trực tiếp đại diện đàm phán về tiền lương trong cả 2 phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia, đã báo cáo tình hình.

Ông Mai Đức Chính cho biết, phiên thương lượng với phía đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] vẫn tiếp tục không tìm được tiếng nói chung khi mức đề xuất tiếp tục chênh nhau rất lớn.

“Trong mấy ngày nay vấn đề họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia là vấn đề nóng bỏng. 12 giờ trưa hôm qua [25-8], hội đồng họp và không đạt được kết quả. Cuộc họp sẽ tiếp tục vào 3-9 tới đây” - ông Chính cho hay.

Ông Mai Đức Chính [đứng] trình bày về kết quả đàm phán lương cho người lao động

Quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 350-550.000 đồng/tháng, khoảng 16,8%-18%.

Ông Chính chỉ ra, việc tăng này dựa trên 4 căn cứ:

Một là, dựa theo điều 91 của Bộ Luật lao động năm 2012 quy định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu. “Lẽ ra phải được thực hiện từ tháng 5-2013 khi Bộ Luật Lao động có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, lúc đó do nền kinh tế bị khủng hoảng nên các doanh nghiệp [DN] khó khăn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thống nhất với Chính phủ chưa áp dụng ngay mà cần phải có lộ trình” - ông Chính nêu.

Hai là, Tổng LĐLĐ Việt Nam bác bỏ hoàn toàn quan điểm của đại diện DN cho rằng, nếu tăng lương mức cao quá thì DN không có khả năng chi trả. Bởi vì tất cả DN hiện nay đều trả lương cho NLĐ trên mức tiền lương tối thiểu.

“Điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam thì trung bình lương ở Hà Nội đã là 4,4 triệu đồng, TP HCM là 4,9 triệu đồng. Rất nhiều DN ở TP HCM đã trả mức 5,5 triệu đến 6,6 triệu đồng/tháng. “Sức chịu đựng của DN đã trên mức ấy rồi, trong thực tế, họ đã trả gấp rưỡi mức lương tối thiểu nên việc tăng lương tối thiểu chỉ tác động tới việc đóng BHXH của DN” - ông Chính chỉ rõ bản chất.

Ba là, nếu chúng ta không tăng lương tối thiểu chia đều cho 2 năm [2016-2017] thì áp lực cho lần tăng lương tối thiểu năm cuối cùng của lộ trình tăng lương tối thiểu [năm 2017] sẽ rất lớn, càng khó thực hiện.

Bốn là, đời sống của công nhân hiện nay đang quá khổ. Điều tra của Viện Công nhân - Công đoàn thì 19% trả lời lương không đủ sống, 32% tạm đủ sống, 42% trả lời đủ sống nhưng sống rất tằn tiện, chỉ có 8% trả lời có số dư nhưng số dư rất ít.

Ông chính cũng cho biết khảo sát của Công đoàn một công ty gần đây cũng chỉ ra, với nhóm công nhân độc thân ở cùng với gia đình đã chi tối thiểu 4,1 triệu đồng/tháng. Còn nếu không độc thân thì tăng thêm tiền điện giá cao 4.000 đồng/số, tiền nước 40-100.000 đồng, tiền nhà 750-800.000 đồng/căn khoảng 10-12 mét vuông. Nếu có con thì gửi 2-2,5 triệu đồng/tháng.

Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng [áo trắng] chủ trì Hội nghị Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ông Mai Đức Chính cho biết đã đề nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia làm việc với các cơ quan liên quan để làm rõ vấn đề chi trả lương thực tế của DN. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo Công đoàn TP HCM và Hà Nội làm việc với Cục thuế và BHXH của 2 TP, đề nghị cung cấp quyết toán thuế của ngành dệt may và da giày xem 2014 họ quyết toán tiền lương vào giá thành là bao nhiêu và họ đóng BHXH cho người lao động là bao nhiêu. Đến 3-9, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ cung cấp các con số này cho Hội đồng tiền lương.

Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cũng nêu ý kiến: Kết quả khảo sát thực tiễn cuộc sống người lao động của Ban Chính sách và Viện Công nhân - Công đoàn cho thấy tiền lương tối thiểu mới đáp ứng 74- 75% mức sống tối thiểu. Việc tiền lương tối thiểu còn chênh lệch 25-26% so với mức sống tối thiểu là không đúng với quy định của Bộ Luật Lao động.

"Lẽ ra phải thực hiện từ 2014 nhưng năm 2015 vẫn chưa thực hiện được. Do đó, tổ chức Công đoàn sẽ đấu tranh mạnh mẽ để người lao động được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động"- ông Đặng Ngọc Tùng khẳng định.

Mức lương tối thiểu vùng đang thực hiện năm 2015:

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 3.100.000 đồng/tháng;

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 2.750.000 đồng/tháng;

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 2.400.000 đồng/tháng;

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng.

Nguyễn Quyết

Video liên quan

Chủ Đề