Vì sao phải hình thành cánh đồng lớn

Tại Ninh Thuận, sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn đang được nhiều địa phương tích cực triển khai bởi những ưu thế như ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm đầu ra cho nông sản.

Ông Trần Thái Truyện trồng giống nho NH 01-152 liên kết theo mô hình cánh đồng lớn với Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An [xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải]. 

Mở rộng cánh đồng lớn

Gia đình ông Trần Thái Truyện, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải trồng giống nho đỏ Red Cardinal theo kiểu truyền thống. Những năm trước, đến vụ thu hoạch, ông Truyện luôn phải tất tả tìm thương lái thu mua. Nhiều lúc, thương lái viện vào chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ khó khăn để ép giá nên hiệu quả sản xuất thấp.

Ông Truyện cho hay, năm 2018 được địa phương và Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An vận động liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, gia đình chuyển sang trồng 2.000 m2 giống nho mới NH 01-152 theo tiêu chuẩn VietGAP. Được hợp tác xã hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, ứng dụng tưới nước tiết kiệm, bao chùm quả nho và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm nên hiệu quả kinh tế mang lại rõ rệt.

Đây là giống nho có nhiều ưu điểm nổi bật như quả to, trọng lượng đạt từ 0,5 - 1,5 kg/chùm, vỏ dày, thịt chắc, giòn, độ ngọt vừa phải, có vị thơm nhẹ đặc trưng. Đặc biệt khi quả chín có màu đỏ vang rất đẹp nên thị trường rất ưa chuộng. Giống nho này cho năng suất  từ 1 – 1,2 tấn/sào/vụ, thu hoạch 2 vụ mỗi năm.

Trong điều kiện sản xuất bình thường, nho tươi bán giá 100.000 – 120.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hiện sản phẩm bán với giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, song vẫn cao hơn 4 – 5 lần so với các giống nho truyền thống. Sau khi trừ chi phí đầu tư gia đình còn lãi trên 50 triệu đồng/sào/vụ - ông Truyện chia sẻ.

Ông Nguyễn Khắc Phòng - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An cho biết, hợp tác xã hiện có 64 thành viên tham gia liên kết sản xuất nho theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích gần 30 ha; trong đó, khoảng 7 ha trồng giống nho mới NH 01-152. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hợp tác xã có nhiều phương án, dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hỗ trợ tối đa cho thành viên.

Cụ thể, hợp tác xã hỗ trợ cho nông dân toàn bộ giống cây, hỗ trợ lắp đặt ống tưới nước tiết kiệm. Hơp tác xã ký hợp đồng trực tiếp với công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật uy tín để đạt được giá tốt nhất cung ứng cho các thành viên. Để bao tiêu sản phẩm, hợp tác xã có phương án mua bán riêng với các thành viên bằng hợp đồng, giới thiệu cơ sở thu mua uy tín để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện nay, hợp tác xã đang vận động các thành viên tiếp tục nhân rộng diện tích trồng giống nho NH 01-152 kết hợp du lịch sinh thái, tạo chuỗi giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho thành viên.

Triển khai mô hình cánh đồng lớn, nông dân tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiêu biểu như mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa ở xã Phước Chính, huyện Bác Ái đã giúp đồng bào Raglai thay đổi tập quán canh tác bằng việc dồn điền, đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. 

Bà Patau Asah Thị Dém, Bí thư Đảng ủy xã Phước Chính, huyện Bác Ái cho biết, năm 2020, UBND huyện Bác Ái triển khai Đề án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa tại xã Phước Chính. Đến nay đã sản xuất được 3 vụ, hiệu quả bước đầu mang lại rất khả quan.

Từ 11 hộ  tham gia với diện tích 4,6 ha ban đầu, đến thời điểm hiện tại đã tăng lên 56 hộ với diện tích gần 24 ha, năng suất bình quân đạt 5,5-6 tấn/ha, cao gấp 1,5 lần so với canh tác lúa truyền thống. Sản phẩm được hợp tác xã trên địa bàn bao tiêu thu mua nên bà con yên tâm sản xuất. 

Mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn không chỉ giúp đồng bào Raglai thay đổi tập quán sản xuất mà còn góp phần giúp địa phương nâng cao tiêu chí thu nhập trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã triển khai 27 cánh đồng lớn với tổng diện tích gần 3.600ha, đạt 90,18% kế hoạch; trong đó, triển khai mới 3 cánh đồng lớn sản xuất lúa với diện tích 250 ha; duy trì 24 cánh đồng lớn gồm 20 cánh đồng lúa với tổng diện tích trên 3.160 ha và 2 cánh đồng lớn trồng măng tây với diện tích 55 ha cùng 1 cánh đồng nho 29,92 ha và 1 cánh đồng trồng ngô giống diện tích 80 ha.

Thúc đẩy phát triển bền vững

Mô hình cánh đồng lớn trồng nho của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An [xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải]. 

Nông dân nghĩ gì về cánh đồng mẫu lớn?

Hoàng Kim, Đồng Tháp

Nông dân tham quan cánh đồng mẫu lớn – Ảnh: LHV.

[TBKTSG Online] – Hiện nay, mô hình làm ăn được gọi là cánh đồng mẫu lớn đang nở rộ thành phong trào tại các tỉnh ĐBSCL, trong nông dân cũng có 2 luồng dư luận, khen cũng có mà chê cũng có.

>> Xem thông tin cánh đồng mẫu lớn tại đây

Báo Bắc Giang có bài viết: “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn: "Cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa”.  Báo Nhân Dân rút tít: “ Cánh đồng mẫu lớn hướng tới nền nông nghiệp hiện đại”. Cả hai bài viết trên đều xem cánh đồng mẫu lớn là một cuộc cách mạng trong nông nghiệp để tiến lên một nền nông nghiệp hiện đại.

Báo Lao Động lại cho rằng: “Cánh đồng mẫu lớn: Vẫn chưa thể… lớn”. Báo Người Lao Động thì nhận xét: “Lúa ở những cánh đồng mẫu không bán đuợc”. Hai tờ báo này đưa ra những nhận định không lạc quan về cánh đồng mẫu lớn.

Vậy nông dân chúng tôi nghĩ sao về mô hình được gọi là cánh đồng mẫu lớn? Thực ra chẳng hề có cánh đồng mẫu lớn. Nông dân chúng tôi nghĩ rằng mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ có lợi nhiều cho doanh nghiệp mà có rất ít lợi cho nông dân. Nông dân chúng tôi nghĩ rằng mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ không bao giờ lớn được.

Chẳng hề có cánh đồng mẫu lớn.

Đến huyện Tân Hồng, sẽ thấy chẳng hề có cánh đồng mẫu lớn, một công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không ký hợp đồng với từng xã, ấp, hay từng tập đoàn để tạo thành cánh đồng mẫu lớn, mà công ty lại ký riêng lẻ từng nông dân, nên những nông dân tham gia ký hợp đồng tạo thành những cánh đồng da beo lẫn lộn với những nông dân không tham gia. Qua cách ký hợp đông riêng lẻ từng nông dân có đất ở xa nhau này, ta thấy công ty này chẳng quan tâm gì đến việc tạo ra các cánh đồng mẫu lớn.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn được xác định là tiền đề đưa ngành sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người trồng lúa bằng cách đưa nông hộ nhỏ, sản xuất đơn lẻ, không đồng đều về chất lượng sản phẩm sang sản xuất tập trung có sản phẩm đồng bộ, tiến tới xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho hạt gạo của Việt Nam.

Vì thế, nói rằng cánh đồng mẫu lớn tạo ra vùng nguyên liệu lớn là không đúng.

Theo thông tin nông dân chúng tôi biết, thì ký hợp đồng với từng người riêng lẻ sẽ làm cho việc sấy lúa của công ty được dể dàng khi nông dân thu hoạch, còn nếu ký từng vùng thành cánh đồng mẫu lớn thì khi nông dân thu hoạch kế tiếp nhau, công ty không sấy lúa kịp.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn lợi nhiều cho doanh nghiệp.

Lợi thứ nhất: công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tăng lợi nhuận do bán được thuốc BVTV cho nông dân. Nông dân trong cánh đồng mẫu có thể không nhận phân bón, nhưng phải nhận thuốc bảo vệ thực vật từ công ty.

Lợi thứ 2: bán lúa giống cho nông dân với giá cao. Công ty buộc nông dân phải dùng lúa xác nhận để gieo sạ, nhưng không cho nông dân gây giống xác nhận từ giống nguyên chủng, mà bắt nông dân phải nhận giống xác nhận từ công ty với giá 13.300 đồng/kg, trong khi đó giá lúa hàng hóa chỉ khoảng 5.500 đồng/kg. Một héc ta nông dân sạ khoảng 260 kg, vậy chỉ với việc cung cấp giống xác nhận công ty lời: 7.800 * 260 = 2.028.000 đồng/héc ta.

Lợi thứ 3: do được gieo sạ từ giống xác nhận nên chất lượng lúa gạo rất cao, doanh nghiệp bán gạo cho khách hàng với giá cao hơn giá gạo hàng hóa cùng loại thông thường trên thị trường.

Lợi thứ 4: Doanh nghiệp mua trực tiếp từ nông dân nên không phải tốn chi phí trung gian mua lúa cho thương nhân mua lúa, và không tốn chi phí xay lúa thành gạo.

Nhưng cần nhấn mạnh rằng lợi nhuận phát sinh từ việc giảm chi phí trung gian và tăng chất lượng lúa gạo công ty hưởng trọn, nông dân không được đồng nào cả.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn chẳng lợi gì cho nông dân.

Điều mà nông dân quan tâm nhất là giá lúa, thì doanh nghiệp lại qui định mua lúa theo giá thị trường.

Giá lúa thị trường là giá mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam [VFA] đưa ra, mua lúa theo giá VFA đưa ra thì cánh đồng mẫu lớn có hơn gì VFA, mua lúa giá VFA đưa ra thì nông dân đuợc lợi ích gì đâu.

Trong khi đó nông dân phải bỏ tiền ra mua giống xác nhận giá cao 13.300 đồng/kg, mỗi héc ta nông dân sạ 260 kg như vậy tiền mua lúa giống xác nhận héc ta là: 3.458.000 đồng, Cao hơn nông dân không vào cánh đồng mẫu lớn 2.028.000 đồng/héc ta.

Với trình độ của nông dân hiện tại, chỉ cần có giống nguyên chủng nông dân gây thành giống xác nhận hết sức dễ dàng, đảm bảo chất lượng. Tại sao công ty không cung cấp giống nguyên chủng cho nông dân, để nông dân gây thành giống xác nhận, hoặc cho phép nông dân mua giống nguyên chủng từ trại giống để gây giống, mà lại bắt nông dân mua giống xác nhận của công ty với giá cao khoảng 2,5 lần giá lúa giống thường?

Chưa cần đến 10 kg lúa nguyên chủng nông dân có thể gây giống cho héc ta, tức là chỉ cần 170.000 đồng tiền giống nguyên chủng nông dân đã gây đủ giống xác nhận cho héc ta. Như vậy, thay vì chỉ tốn 170.000 đồng để gây giống, nông dân phải bỏ ra số tiền đến 3.458.000 đồng để mua lúa giống xác nhận.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ mãi chẳng lớn.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn không lớn được, vì nó chỉ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn nông dân thì lợi nhuận tăng không đáng kể, hay nói cho có vẻ khoa học: không có một chút ý nghĩa thống kê nào khi so sánh nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn với nông dân không tham gia.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn không lớn được, vì đây là mô hình chỉ có các công ty thuốc bảo vệ thực vật thực hiện, còn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong Hịêp hội lương thực Việt Nam [VFA] đến giờ vẫn không tham gia. Tổng công ty lương thực miền Nam là công ty của Nhà nước xuất khẩu mỗi năm trên 3 triệu tấn gạo [khoảng 6 triệu tấn lúa] vẫn chưa tham gia.

Chúng ta đang nói tới một mô hình cho việc sản xuất lúa gạo, tức là một mô hình cho trên 1 triệu héc ta, muốn vậy tất cả các doanh nghiệp trong VFA phải tham gia, còn chỉ có các công ty thuốc bảo vệ thực vật làm cánh đồng mẫu lớn, thì diện tích cánh đồng mẫu lớn tăng rất chậm và chỉ nằm ở mức vài chục ngàn héc ta.

Mô hình mà chúng ta đang gọi là cánh đồng mẫu lớn, thực ra chỉ là mô hình làm ăn đạt lợi nhuận tối đa của riêng các công ty thuốc BVTV, chứ không phải là mô hình mà nông dân cần, vì thế không nên quá ca ngợi mô hình này, mà phải tìm ra một mô hình mà nông dân có thể bán lúa ổn định với giá cao.

Video liên quan

Chủ Đề