Vì sao grab đầu tư vào việt nam

Grab thành công xây dựng thương hiệu khi tạo được niềm tin của người tiêu dùng và đối tác

Xây dựng nền tảng từ lợi ích của người tiêu dùng

"Chào đời" vào năm 2012 tại Malaysia và được coi là "bản sao" của Uber, Grab đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi. Hiện Grab cung cấp dịch vụ ở 235 thành phố thuộc các quốc gia Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar… Tính đến thời điểm hiện tại, Grab là ứng dụng đặt xe dẫn đầu thị trường Đông Nam Á. Grab sẽ tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường và đầu tư vào GrabPay, giải pháp thanh toán di động độc quyền của Grab.

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, Grab đã đánh bật các hãng taxi và xe ôm truyền thống, nổi lên như một thương hiệu mạnh với một cộng đồng đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng? Đặc biệt, gần đây Grab đã mua lại Uber làm thay đổi cục diện loại hình kinh doanh vận tải này không chỉ ở Việt Nam mà cả ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Nói về bài học xây dựng và quản trị thương hiệu nhìn từ câu chuyện của Grab, các chuyên gia cho rằng, chúng ta đang sống trong thế giới của nền kinh tế chia sẻ. Trong đó, việc sử dụng một nền tảng nào đó để doanh nghiệp có thể chia sẻ, sử dụng nguồn lực của xã hội là xu thế tất yếu. Ở đó, sự thành công của Grab có một đặc điểm là xây dựng trên nền tảng lợi ích của người tiêu dùng. Tất cả những gì được xây dựng trên nền tảng lợi ích người tiêu dùng đều có khả năng tồn tại. Đây là cách làm marketing hiện đại dựa trên cảm xúc số đông, sự lên ngôi của chủ nghĩa dân túy, tất cả vì lợi ích của người tiêu dùng. Doanh nghiệp nào hiểu được nguyên tắc này, nắm được một nhóm cộng đồng tin tưởng và đi theo thì sẽ phát triển. Trái lại, doanh nghiệp nào đi ngược lại lợi ích của cộng đồng sẽ tự bị cộng đồng vùi dập.

Liên tục gọi vốn thành công

Ông Antothy Tan - đồng sáng lập Grab cùng đại diện Hyundai Motor Group trong vòng gọi vốn đầu tháng 11/2018

Với sự thành công của mình, liên tục trong thời gian qua Grab đã thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều đối tác.

Tháng 7/2017, Didi Chuxing [DiDi] - nền tảng ứng dụng gọi xe hàng đầu thế giới và SoftBank Group Corp. [SoftBank] - tập đoàn viễn thông hàng đầu toàn cầu công bố đầu tư lên đến 2 tỉ đô la Mỹ để dẫn đầu vòng huy động vốn mới nhất của Grab. Ông Masayoshi Son, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SoftBank Group Corp., cho biết: “Grab đang ứng dụng công nghệ để tiếp cận giao thông và thanh toán, hai trong số những thách thức lớn nhất hiện tại ở Đông Nam Á. Chúng tôi tin rằng Grab là một công ty cực kì hấp dẫn tại thị trường năng động và đầy tiềm năng này. SoftBank rất mong đợi được đẩy mạnh quan hệ đối tác với Grab và tiếp tục hỗ trợ Grab trên hành trình của mình.”

Đáng chú ý, trong năm 2018 doanh nghiệp này còn liên tục gọi vốn thành công từ các đối tác lớn trên thế giới như Toyota, Kia… với số tiền lên tới hàng tỷ đô la Mỹ.

Cụ thể, tháng 6/2018 Grab đã đạt được thỏa thuận với Toyota Motor Corporation [Toyota], theo đó, Toyota sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào Grab. Theo thỏa thuận, Grab và Toyota sẽ củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác hiện tại của hai bên trên lĩnh vực xe kết nối công nghệ [connected cars] để thúc đẩy việc ứng dụng các giải pháp di động khắp Đông Nam Á.

Đại diện Grab và Microsoft trong lễ ký kết hợp tác

Đầu tháng 8/2018, Grab tiếp tục nhận thêm 2 tỷ USD trong vòng gọi vốn hiện tại. Cùng với Toyota Motor Corporation [Toyota], các công ty tài chính hàng đầu thế giới và các nhà đầu tư khác đã tham gia vào vòng gọi vốn hiện tại của Grab, củng cố thêm mục tiêu của Grab trong việc trở thành công ty công nghệ hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Đầu tháng 10 năm nay, Grab đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược sử dụng đám mây điện toán với Microsoft để thúc đẩy đổi mới và sử dụng các dịch vụ số tại khu vực Đông Nam Á. Đây được xem là bước đi đầu tiên trong quy trình phối hợp rộng rãi giữa hai công ty, Grab sẽ ứng dụng Microsoft Azure như một nền tảng điện toán đám mây và Microsoft sẽ triển khai đầu tư chiến lược vào Grab. Cũng trong tháng 10/2018, Booking Holdings doanh nghiệp hàng đầu thế giới về du lịch và đặt phòng trực tuyến đã đầu tư 200 triệu USD vào Grab.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 11/2018, Tập đoàn Hyundai Motor Group và Kia Motors Corporation [Kia] cũng công bố sẽ đầu tư thêm 250 triệu USD vào Grab và thiết lập quan hệ hợp tác để thử nghiệm các chương trình phát triển xe điện [electric vehicle - EV] khắp Đông Nam Á. Hyundai đầu tư vào Grab lần đầu vào tháng 1/2018, và hai công ty đã bắt đầu triển khai các hợp tác trong lĩnh vực xe điện. Sáng kiến mới nhất của Grab - mở rộng hợp tác với những tập đoàn ôtô Hàn Quốc bao gồm Kia - đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực không ngừng của Grab nhằm thúc đẩy việc sử dụng xe điện tại Đông Nam Á.

“Là một trong những trung tâm tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, Đông Nam Á là thị trường mới nổi đầy tiềm năng cho xe điện.” - Tiến sĩ Youngcho Chi, Giám đốc Sáng tạo và Trưởng Bộ phận Chiến lược và Công nghệ của Hyundai Motor Group, cho biết. “Với những dấu ấn độc đáo của Grab trên khắp khu vực, cùng với nền tảng khách hàng và đối tác kinh doanh đang ngày càng mở rộng, Grab là một đối tác vô giá sẽ giúp chúng tôi thúc đẩy việc sử dụng xe điện tại Đông Nam Á.”

Nhận xét trên đây của đối tác đầu tư cũng là lời khẳng định về sụ thành công của Grab trong việc xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng công nghệ vì lợi ích khách hàng khắp khu vực.

Thứ sáu, 30/8/2019, 11:10 [GMT+7]

Cuối tháng 5 vừa qua, Grab Việt Nam ký thỏa thuận trong vòng ba năm với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, cam kết tài trợ 5 tỷ đồng để thực hiện dự án xây ít nhất 5 cây cầu trong năm đầu tiên tại các địa phương có điều kiện đi lại khó khăn, giúp các em học sinh đến lớp an toàn. Chiến dịch thực hiện bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của người dùng đổi điểm thưởng GrabRewards. Chỉ sau một tháng, dự án đã kêu gọi 2,4 tỷ đồng.

Ông Jerry Lim - CEO Grab Việt Nam cho biết, đây chỉ là một trong những dự án thuộc mục tiêu chung là tận dụng công nghệ để tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng mà "kỳ lân tỷ đô" Đông Nam Á đang theo đuổi.

- Sau 5 năm Grab hoạt động tại Việt Nam và riêng ông đã có những trải nghiệm mới mẻ tại đây, ông ấn tượng điều gì nhất về nơi này?

- Rất nhiều người thắc mắc vì sao tôi từ Singapore chuyển đến Việt Nam và phải đối mặt với những thách thức tại nơi chốn mới. Quả thật đây là hai quốc gia rất khác biệt, cả về đất nước, con người và nền văn hóa.

Điều đó khiến tôi gặp nhiều thách thức. Nếu Singapore đã phát triển ổn định và mọi thứ đi vào nề nếp, Việt Nam mang đến cho tôi những trải nghiệm mới lạ, có khi thú vị, cũng nhiều khi đầy khó khăn.

Tuy nhiên, chính những trở ngại đó tạo cho tôi niềm phấn khởi. Nền kinh tế xã hội Việt Nam đang sở hữu những tiềm năng tăng trưởng vượt bậc mà bằng công nghệ, chúng tôi có thể góp phần đánh thức và phát triển những tiềm năng ấy. Và chính tại đây, tôi có thể thoát ra khỏi "vùng an toàn" để tìm kiếm thay đổi, học hỏi và tiếp tục phát triển bản thân.

- Cụ thể những thách thức đó là gì trong những năm ông mới đến Việt Nam?

- Trước đây tôi chưa từng đến Việt Nam kể cả du lịch hay công tác. Tôi gặp khó về mặt ngôn ngữ cũng như những khác biệt trong lối tư duy. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công việc, nhất là khi tôi cần giao tiếp với đội ngũ tài xế.

Về phía Grab, 5 năm trước chưa nhiều người biết công ty là ai, đến từ đâu, làm gì. Chúng tôi gặp khó trong việc tìm kiếm khách hàng, đối tác tài xế và cả tuyển dụng nhân viên. Giới trẻ Việt Nam có rất nhiều người tài giỏi, nhưng trước đây họ thường tìm đến công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, ít ai muốn đầu quân cho một startup mới toanh như Grab.

Song song đó, mô hình kinh tế chia sẻ còn quá mới mẻ cũng khiến Grab gặp những rào cản nhất định. Sự xuất hiện của công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới luôn tạo ra sự thay đổi lớn và dĩ nhiên sẽ có một số doanh nghiệp phản ứng lại. Tuy nhiên tôi tin những gì Grab đã và đang làm sẽ chứng minh cho tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ đối với lợi ích của cả cộng đồng.

- Grab xây dựng nền tảng công nghệ như thế nào để tạo những tiện ích trên ứng dụng?

- Đằng sau từng tính năng an toàn, sự nhanh chóng, chính xác và tiện lợi mà bạn trải nghiệm trên ứng dụng Grab là năng lực công nghệ của chúng tôi, như trí tuệ nhân tạo [AI], máy học [machine learning], dữ liệu lớn [big data]... Từ cách thức người dùng sử dụng ứng dụng hàng ngày, chúng tôi phân tích dữ liệu, đọc hiểu và mang đến những dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu thực tế vào đúng thời điểm họ mong muốn.

Ví dụ, dựa vào thói quen, sở thích đặt món tại một quán ăn, chúng tôi có thể tư vấn cho chủ quán biết những đồ ăn, thức uống nào đang được ưa chuộng nhất và giúp họ tùy chỉnh thực đơn của mình để thu hút khách hàng nhiều hơn. Grab cũng có thể đề xuất vị trí mở cửa hàng dựa vào những khu vực tập trung đông đơn hàng nhất trong thành phố.

- Vậy yếu tố công nghệ hướng đến cộng đồng thể hiện như thế nào?

- Bên cạnh những lợi ích dành cho người dùng, tài xế, đối tác bán hàng, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những gì Grab có thể làm để cống hiến cho cộng đồng tại mỗi nơi công ty hoạt động. 5 năm qua, trên nền tảng công nghệ, chúng tôi thực sự chạm đến cuộc sống của hàng triệu người, tạo ra tác động tích cực, tạo ra sự thay đổi cho cộng đồng xã hội. Chúng tôi gọi đó là "công nghệ vì cộng đồng" vì chúng tôi tin rằng công nghệ có thể phá vỡ những giới hạn mà mọi người đang đối mặt hằng ngày. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo thêm nhiều cơ hội mới và thúc đẩy phát triển mọi mặt của nền kinh tế - xã hội.

Grab cũng là đơn vị tiên phong tạo ra thói quen di chuyển mới, giúp mọi người tiếp cận và quen thuộc với việc sử dụng ứng dụng di động. Với 72% người dân Việt Nam hiện sở hữu điện thoại thông minh, tôi tin rằng những gì Grab đã làm trong 5 năm qua góp phần giúp họ cởi mở và hào hứng hơn với công nghệ mới.

- Grab phản ứng ra sao trước sự đổ bộ của những ứng dụng gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn... vào thị trường Việt Nam?

- Grab chưa bao giờ e ngại cạnh tranh, ngược lại, chúng tôi tin rằng cạnh tranh sẽ mang đến lợi ích cho tất cả mọi người. Một thị trường đầy tính cạnh tranh với liên tiếp đối thủ mạnh xuất hiện là một trong những động lực tăng trưởng của Grab. Cuối cùng, quyết định lựa chọn vẫn nằm trong tay người dùng, ứng dụng nào mang đến những dịch vụ, tiện ích gần gũi nhất, thuận tiện nhất với mức giá phù hợp nhất sẽ có cơ hội giành phần thắng.

- Điều gì làm nên sự khác biệt của Grab so với các đối thủ?

- Chúng tôi tập trung vào hai yếu tố. Thứ nhất, Grab đặt khách hàng ở vị trí trọng tâm. Với chiến lược địa phương hóa, ứng dụng Grab cung cấp những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với người dùng từng quốc gia. Ngay cả khi cùng một sản phẩm, người Indonesia, Singapore hay Việt Nam sẽ sử dụng và có những kỳ vọng khác nhau. Chúng tôi hiểu vấn đề người dùng gặp hàng ngày và sử dụng công nghệ để giải quyết.

Ví dụ, Việt Nam là quốc gia đầu tiên có dịch vụ GrabBike. Khi chúng tôi đưa ra ý tưởng xe ôm công nghệ, tất cả mọi người đều nói Grab sẽ thất bại vì gần như mỗi người Việt Nam đều có xe máy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tự tin với kế hoạch của mình khi xác định hai khó khăn của người đi xe máy.

Trước hết, việc tìm chỗ đậu xe hàng ngày tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Thứ hai, khi đến chỗ làm, chiếc xe máy đậu suốt 8 tiếng ở bãi giữ xe. Vậy tại sao bạn không sử dụng thời gian nhàn rỗi và chi phí đó hiệu quả hơn bằng cách đi xe máy công nghệ?

GrabBike thể hiện việc chúng tôi hiểu rõ nhu cầu thị trường, dự đoán và tạo ra dịch vụ đáp ứng đúng những gì người dùng cần. Đến nay, GrabBike vẫn là mô hình "địa phương hóa" thành công nhất của chúng tôi, từ đó Grab mở rộng dịch vụ này ra các nước khác như Indonesia, Thái Lan...

Yếu tố thứ hai khiến Grab khác biệt là chúng tôi hiểu rõ thị trường đang vận động thế nào. Vì sao một sản phẩm, tính năng, dịch vụ lại được người dùng lựa chọn? Liệu có điều gì mà chúng tôi đã bỏ qua hoặc chưa từng nghĩ đến? Dĩ nhiên, việc chúng tôi cần làm không phải bắt chước những doanh nghiệp khác, mà là tận dụng ưu thế công nghệ để sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.

- Vì sao giá dịch vụ của Grab thường cao hơn đối thủ?

- Trong nền kinh tế thị trường, sẽ luôn có sản phẩm rẻ hơn sản phẩm của bạn. Vậy đâu sẽ là giá "đúng"? Chúng tôi cho rằng cần nhìn nhận ở cả hai phương diện. Đầu tiên, làm thế nào để cân bằng giữa việc khách hàng có cước phí đi xe tiết kiệm nhất và đối tác tài xế có thu nhập thỏa đáng, ổn định nhất. Nhưng chỉ cạnh tranh về giá không thôi thì sẽ không giải quyết tốt nhu cầu của người dùng, vì họ luôn cần chất lượng và an toàn.

Do đó, chúng tôi có quy trình kiểm tra đầu vào của đối tác tài xế rất nghiêm ngặt, bao gồm cả lý lịch tư pháp. Mỗi đối tác còn phải trải qua nhiều lớp học về kỹ năng dịch vụ, thái độ phục vụ, lái xe an toàn... trước khi đưa đón hành khách. Trong suốt quá trình họ hoạt động trên ứng dụng Grab, chúng tôi liên tục theo dõi phản hồi của người dùng và chất lượng phục vụ, đồng thời đưa ra các chương trình học online và offline để đảm bảo sự hài lòng cao nhất cho người dùng.

- Qua 5 năm tại Việt Nam, ông ấn tượng với những thành tựu nào của Grab?

- Qua thời gian và sự nỗ lực của tất cả anh em tham gia từ ngày đầu, chúng tôi đã vượt qua nhiều thách thức. Bây giờ tôi có thể nói một chút tiếng Việt, giao tiếp tốt hơn với cộng sự và đối tác. Grab từ một startup non trẻ với vài chục nhân viên đã trở thành ứng dụng đầu ngành trong lĩnh vực đặt xe di động và là đại diện tiêu biểu cho nền kinh tế chia sẻ. Cứ 4 người Việt thì có một người sử dụng Grab để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2020, cứ 2 người Việt Nam thì có một người sử dụng Grab.

Mặt khác, tài xế Grab có thu nhập trung bình tính theo tháng cao hơn gấp đôi so với mức thu nhập trung bình tính theo tháng của cả nước. Các đối tác bán hàng cũng ghi nhận doanh thu trung bình tăng gấp ba lần so với trước khi hợp tác với GrabFood bởi chúng tôi hỗ trợ họ quảng bá tiếp thị và tiếp cận với một nền tảng khách hàng rộng lớn.

Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh Công nghệ vì cộng đồng, tận dụng nền tảng công nghệ để tạo ra những tiện ích, tính năng phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng, với mục tiêu trở thành "siêu ứng dụng" đồng hành với cuộc sống của mọi người dân Việt.

Video liên quan

Chủ Đề