Vì sao bạn muốn trở thành bác sỹ thú y

Theo số liệu thống kê và phân tích về nhu cầu lao động, cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu nhân lực đã qua đào tạo trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Những trường đạo tào và số lượng mỗi năm sinh viên ra trường hàng năm của những ngành này không nhiều mà nhu cầu tuyển dụng lại lớn.

Vậy những lý do khiến bạn nên chọn học nghề bác sĩ thú y? Hãy cùng Trường Cao Đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu nhé.

Giúp đỡ động vật

Nếu bạn là một người đam mê và có lòng yêu thương thú vật thì bác sĩ thú y quả là ngành nghề sinh ra dành riêng cho bạn. Đừng nghĩ rằng chữa trị cho con người mới là nhiệm vụ cao cả, bởi mạng sống của bất kì sinh vật nào trên trái đất đều quý giá. Bệnh nhân của bạn sẽ là các bé động vật đang cần chữa trị, cảm giác được cứu chữa, giúp giảm bớt đau đớn cho những gì mình yêu thương rất tuyệt vời.

Mức lương hấp dẫn

Bác sĩ thú y là một ngành nghề có mức lương rất tốt. Hiện nay, hầu hết các bác sĩ chữa trị giỏi đều có mức lương từ 50.000 đến 150.000 USD mỗi năm. Những người được đào tạo đặc biệt hay có tay nghề xuất sắc thì sẽ nhận được mức lương hấp dẫn hơn. Việc tăng lương là không quá xa vời vì một khi làm việc bạn sẽ ngày càng muốn trau dồi kỹ năng, từ đó mức thu nhập cũng biến đổi tích cực.

Mỗi ngày đều rất thú vị

Với bác sĩ thú y, việc gặp gỡ và chữa trị cho các bé động vật vốn đã là điều tuyệt vời, mỗi ngày bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều loài động vật với các chủng loại khác nhau. Đó chính là điều thú vị của ngành. Dù trong quá trình học, bạn biết nhiều về đa dạng các loài, nhưng được tận mắt thấy và tay chạm.

Làm chủ thời gian

 Có rất nhiều bác sĩ thú y tự mở phòng mạch riêng của mình. Việc đó giúp các bác sĩ chủ động trong công việc và thời gian rất nhiều. Tự mình quản lý và điều hành theo ý muốn, không bị bó buộc là một lí do tuyệt vời cho những ai đang nung nấu ý định theo đuổi con đường làm bác sĩ cho những bé động vật.

Nhiều lựa chọn nghề nghiệp

Học ngành bác sĩ thú y bạn sẽ có cơ hội chuyển sang đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau tại các tổ chức khác, có thể kể đến như các cơ sở bán thuốc thú y, các công ty thức ăn cho động vật, các cơ quan bảo vệ động vật hoang dã, phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu động vật hoặc quân đội… Bạn có thể tự lựa chọn nơi nào là phù hợp với mình nhất chứ không nhất thiết chỉ làm bác sĩ thú y tại các trung tâm chữa bệnh.

Địa chỉ đăng ký học tại: Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837

Bạn đam mê với việc học bác sĩ thú y và mong muốn trở thành một người hành nghề thú y tài giỏi. Vậy nhưng bạn lại đang thắc mắc những tố chất cần để theo học và hành nghề thú y là gì? Bài viết này chúng ta cùng theo dõi nhé!

Học bác sĩ thú y cần những tố chất gì?

Những tốt chất học bác sĩ thú y là gì?

Đam mê

Nghề nghiệp của bác sĩ thú y là phát hiện và điều trị và phòng bệnh cho vật nuôi và gia cầm hoang dã, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, hiện nay ngành thú y rất được mọi người quan tâm và coi trọng.

Bạn đang xem: Làm sao để trở thành bác sĩ thú y

Cùng với sự phát triển của xã hội thì công nghệ chăn nuôi và bảo vệ động vật không ngừng đổi mới giúp bác sĩ thú y có điều kiện chẩn đoán bệnh tốt hơn cho động vật, từ đó có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Công việc này nghe có vẻ dễ dàng nhưng nếu bạn không thực sự yêu thích nó và cống hiến hết mình cho nghề nghiệp đã chọn thì quả là khó khăn. Vì vậy, để trở thành một bác sĩ thú y, bạn phải tận tâm với công việc, yêu nghề, kiên trì, không bao giờ lùi bước dù gặp khó khăn. Các bác sĩ phải luôn đặt tính mạng của “bệnh nhân” lên hàng đầu, luôn giữ bình tĩnh khi gặp khó khăn để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Lòng thương người

“Lương y như từ mẫu” là câu nói dân gian thường nói về trách nhiệm của người bác sĩ. Bác sĩ thú y phải luôn đặt vị trí của mình vào “bệnh nhân” và cố gắng cứu chữa cho họ. Đây là một nghề đã phải chịu nhiều bi kịch cả về tinh thần và vật chất, các bác sĩ phải làm mọi cách để cứu chữa nỗi khổ tâm của “bệnh nhân” và gia đình họ.

Xem thêm: Bệnh Viện Máy Tính Hà Nội Bạn Nên Bỏ Túi, Sửa Máy Tính Hà Nội

Kiên nhẫn và chuyên nghiệp

So với các ngành khác thì ngành thú y là một ngành rất đặc biệt, vì đối tượng không phải là con người mà là vật nuôi nên phải được đào tạo lâu dài nên khi học phải kiên trì và rút kinh nghiệm. thực hành. Đặc biệt, vì phải học các môn khác nên ngành thú y chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nên bạn phải kiên nhẫn, kiên trì và siêng năng đến cùng.

Có óc quan sát tốt và độc đáo

Học bác sỹ thú y cần có đầu óc sáng tạo, độc đáo

Muốn trở thành bác sĩ bác sĩ đa khoa, bác sĩ thú y giỏi,học bác sĩ thú y bạn cần có kỹ năng và khả năng quan sát, phán đoán và chẩn đoán bệnh chính xác. Hoạt động nhạy và nhanh chóng.

Toàn bộ cuộc sống của “bệnh nhân” được giao cho bác sĩ, vì vậy nếu chỉ quan sát và đưa ra những phán đoán sai lầm thì sẽ rất nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ cần xây dựng kế hoạch điều trị cho mình, chẩn đoán đúng bệnh đồng nghĩa với việc tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân là 30%.

Khả năng làm việc nhóm

Bên cạnh đó việc học bác sĩ thú y thì khả năng làm việc nhóm hết sức quan trọng. Bởi việc học mỗi trên lớp thôi chưa đủ. Việc hành nghề thú y bạn phải tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, học từ bạn bè. Cùng bạn bè rèn luyện, nghiên cứu để phát hiện và đưa ra những giải pháp tốt nhất.

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ- tố chất quan trọng để học bác sĩ thú y

Ngoài những yếu tố phân tích ở trên thì yếu tố về năng khiếu ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để giúp các bạn có thể tiến xa hơn trong suốt quá trình học bác sĩ thú y, mở ra cho các bạn những cơ hội nghề nghiệp tốt, với những mức lương hấp dẫn, chế độ cao…

Cũng như bao ngành nghề khác, học bác sĩ thú y đòi hỏi những tố chất cần thiết để trở thành bác sỹ thú y giỏi. Khi bạn thực sự quyết tâm theo nghề, hãy xem xét kỹ lưỡng!

Ngành Thú y là một trong những ngành học rất thú vị và xuất hiện ở Việt Nam rất nhiều năm nay. Nếu như ngành Y khoa chuyên chữa bệnh cho người thì ngành Thú y chuyên chữa bệnh cho động vật. Vậy ngành học này có thật sự cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của con người hay không? Triển vọng nghề nghiệp ra sao? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Không giống với nhiều ngành học khác, ngành Thú y học dù có học ở đâu đi chăng nữa thì cũng nhằm phục vụ đối tượng rất đặc biệt. Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là: khi chúng ta thực hiện công tác chăm sóc thú y tốt, đảm bảo quá trình giết mổ hợp vệ sinh thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho chính cộng đồng của mình.

Đây cũng là một trong những yếu tố rất đặc trưng của ngành Thú y, đồng thời cũng là động lực học tập, làm việc thật tốt và thật hăng say của rất nhiều bạn trẻ. Tình hình thực tế hiện nay, ngành Thú y góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.

Trong vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh ở khắp nơi diễn biến vô cùng phức tạp và công tác kiểm soát rất khó khăn, gây những tác hại không thể lường trước được. Do vậy, ngành Thú y có vai trò quan trọng không kém ngành Y khoa chữa bệnh cho con người.

Ngành Thú y góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những dịch bệnh trên động vật, vật nuôi, thú cưng. Với những kiến thức cơ bản về thú y như giải phẫu thú y, tổ chức phôi thai học, sinh lý học thú y.

Bên cạnh đó là những kiến thức thú y học chuyên ngành như vi sinh vật trên động vật, bệnh truyền nhiễm ở động vật, dịch tễ học, bệnh nội khoa động vật, bệnh ký sinh trùng, phẫu thuật ngoại khoa ở động vật, Dược lý học thú y, độc chất học,....

Các bác sĩ Thú y sẽ tham gia vào mạng lưới của hệ thống phòng chống dịch bệnh trên động vật nông nghiệp, động vật cảnh [còn gọi là thú cưng], hơn nữa đó chính là vấn đề an toàn thực phẩm và phòng bệnh lây lan từ động vật cho người.

Hiểu theo một cách cơ bản, ngành Thú y là ngành học chuyên đào tạo và nghiên cứu năng lực chuyên ngành về y học trên động vật. Những người học ngành Thú y sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng kết hợp với thao tác phòng thí nghiệm.

Từ đó, các bạn sẽ rèn luyện và trau dồi kỹ năng chẩn đoán, phòng bệnh và trị bệnh trong chăn nuôi. Có thể nói ngành học này đã góp phần chăm sóc và bảo vệ cho các loài động vật hoặc vật nuôi, thú cưng thông qua sự hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường thuốc thú y gắn liền với thị trường chăn nuôi.

Trước khi lựa chọn bất kỳ một ngành học nào, các bạn cũng nên tìm hiểu xem sau khi tốt nghiệp ngành đó thì ra trường, các bạn có thể làm được những công việc gì, công tác ở những vị trí nào. Vậy học thú y ra trường sẽ làm những công việc gì?

Theo các số liệu thống kê và phân tích thị trường việc làm chung trên cả nước cho thấy, ở nước ta, từ nay cho đến năm 2020, một lượng lớn nguồn nhân lực trong ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ thiếu hụt rất nhiều. Con số được dự đoán, ước lượng là khoảng 3,2 triệu nhân lực.

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng học sinh theo học ngành Thú y lại chưa nhiều, không đủ nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trường lao động trong tương lai gần. Chính vì vậy, nhân lực ngành Thú y có sự thiếu hụt rất cao. Bên cạnh sự thiếu hụt về chất lượng thì yếu tố chất lượng cũng là vấn đề đầy thử thách, tồn tại trong rất nhiều năm vừa rồi.

Thế nhưng, có một tín hiệu đáng mừng là ngành này đang trên đà tiến triển, bởi vì nhu cầu dành cho vật nuôi đang dần được hiện đại hóa theo sự cải thiện nền kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta. Điều này cũng mở ta nhiều cơ hội việc làm cho những bạn trẻ yêu thích ngành này.

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Bác sĩ Thú y, các bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến địa phương như các trạm thú y, các viện nghiên cứu động vật,…

Ngoài ra, các Bác sĩ Thú y có thể làm việc cho phòng mạch hoặc bệnh viện về thú y, điều trị cho động vật, các phòng xét nghiệm thú y. Nếu có đủ năng lực, kinh nghiệm và điều kiện về tài chính, các bạn cũng có thể tự mở phòng khám tư nhân, mở các bệnh viện thú y cho riêng mình.

Sau khi đã nắm bắt được vấn đề học thú y ra trường sẽ làm gì, nếu bạn cảm thấy yêu thích môn học này thì cần tìm hiểu xem các trường cao đẳng, đại học xét tuyển ngành thú y dựa vào những môn học và tiêu chí nào. Điều này sẽ giúp cho các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để đăng ký thi tuyển vào các trường có đào tạo ngành thú y mà mình yêu thích.

Theo như quy định của Bộ Giáo dục  và Đào tạo thì các trường hiện nay có thể xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Riêng đối với ngành Thú y, các trường thông thường chỉ có từ 1 đến 2 tổ hợp môn xét tuyển. Tuy nhiên, cũng có một số trường yêu cầu đến 4 tổ hợp môn nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Chẳng hạn, trường Đại học Đông Đô, Đại học Công nghệ TP.HCM bắt đầu từ năm 2019 sẽ xét 4 tổ hợp môn đối với mỗi thí sinh đăng ký ngành Thú y bao gồm: A00 [Toán, Vật Lý, Hóa Học], B00 [Toán, Hóa Học, Sinh Học], C08 [Văn Học, Hóa Học, Sinh Học], D07 [Toán, Hóa Học, Anh Văn].

Hiện nay ở Việt Nam, những trường đại học có đào tạo ngành Thú y đó là:

● Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

● Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên

● Đại học Nông Lâm Bắc Giang

● Đại học Kinh Tế Nghệ An

● Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế

● Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Gia Lai

● Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Ninh Thuận

● Đại Học Nông Lâm TPHCM

● Đại Học Tiền Giang

● Đại Học Cần Thơ

● Đại Học Hùng Vương

● Đại Học Bạc Liêu

● Đại Học Dân Lập Lương Thế Vinh

● Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long

Danh sách những trường Cao đẳng có đào tạo ngành Thú y ở nước ta:

● Cao Đẳng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Bộ

● Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc

● Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Vĩnh Phúc

● Cao Đẳng Cộng Đồng Hà Tây

● Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật – Đại Học Thái Nguyên

● Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật Quảng Nam

● Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp

● Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long

● Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật Cần Thơ

● Cao Đẳng Công Nghệ Và Môi Trường

● Cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang

Để theo học và thành công với ngành Thú y, các bạn cần hội tụ những tố chất sau đây:

Điều đầu tiên để trở thành Bác sĩ Thú y thật giỏi đó là mình phải luôn cố gắng và phấn đấu với nghề, không được lùi bước khi gặp khó khăn trở ngại, luôn vững tinh thần trong mọi hoàn cảnh, có tâm lý ổn định.

Đối với một bác sĩ thú y, họ cần có lòng yêu thương động vật để có thể cảm nhận, đồng cảm với những nỗi đau của động vật, vật nuôi. Trên cơ sở của sự nhạy cảm và lòng yêu thương ấy, các bạn mới có thể chẩn đoán đúng và điều trị có hiệu quả cho động vật.

Ngành Bác sĩ thú y đôi khi có những môn học khô khan hơn các ngành khác, vì thế nên bạn cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại thì mới có thể có đầy đủ bản lĩnh và ra hành nghề được. Mặt khác, để trở thành một Bác sĩ Thú y, bạn phải đương đầu với những áp lực nhất định. Khi ấy, chỉ có sự nhẫn nại và tận tâm với giúp bạn trụ vững với nghề.

Ngành Thú y cũng tương tự như ngành Y khoa chữa bệnh cho người. Những kiến thức y học nói chung cũng như các thiết bị máy móc không ngừng được hiện đại hóa và đổi mới thường xuyên.

Chính vì vậy, chỉ những người có niềm đam mê học hỏi và thường xuyên cập nhật những tiến bộ y học mới có đủ bản lĩnh, đủ kiến thức điều trị bệnh cho động vật, cho vật nuôi sao cho hiệu quả nhất

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về ngành Thú y. Nếu cảm thấy bản thân yêu thích động vật, có mong muốn trở thành bác sĩ chuyên chữa bệnh cho động vật thì các bạn hãy đăng ký dự tuyển vào những ngôi trường có đào tạo ngành Thú y mà mình yêu thích nhé!


Xem thêm: Ngành Khoa học đất là gì? Ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề